Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Vật lý Đề thi HK1 môn Vật lý 11 năm 2018-2019 - THPT Trường Chinh

Đề thi HK1 môn Vật lý 11 năm 2018-2019 - THPT Trường Chinh

Câu hỏi 1 :

Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn khi có dòng điện chạy qua 

A. Tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.

B. Tỉ lệ nghịch với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn

C.

Tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn. 

D. Tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.

Câu hỏi 2 :

Khi xảy ra hiện tượng siêu dẫn thì nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn đó lúc có dòng điện chạy qua 

A. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế hai đầu vật.

B. Tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện qua vật.

C.

Bằng 0. 

D. Tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện qua vật.

Câu hỏi 5 :

Điều nào sai khi nói về đường sức của điện trường tĩnh: 

A. Là đường cong không kín

B. Có chiều từ điện tích âm sang điện tích dương

C.

Các đường sức không cắt nhau 

D. Đường sức mau ở chỗ có điện trường mạnh.

Câu hỏi 6 :

Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho 

A. Khả năng tích điện cho hai cực của nó.

B. Khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện.

C.

Khả năng tác dụng lực điện của nguồn điện.  

D. Khả năng thực hiện công của lực lạ bên trong nguồn điện.

Câu hỏi 9 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng? Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện 

A. dương là vật đã nhận thêm các ion dương.

B. âm là vật đã nhận thêm êlectron.

C.

dương là vật thiếu êlectron. 

D. âm là vật thừa êlectron.

Câu hỏi 10 :

Hiện tượng hồ quang điện được ứng dụng 

A.  Trong kĩ thuật hàn điện.

B. Trong kĩ thuật mạ điện.

C.

Trong kĩ thuật đúc điện. 

D.  Trong ống phóng điện tử.

Câu hỏi 15 :

Dòng điện không đổi là: 

A. Dòng điện có chiều không thay đổi theo thời gian

B. Dòng điện có cường độ không thay đổi theo thời gian

C.

Dòng điện có điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây không đổi theo thời gian  

D. Dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian

Câu hỏi 23 :

Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho: 

A. Khả năng tích điện cho hai cực của nó.

B. Khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện.

C.

Khả năng thực hiện công của lực lạ trong nguồn điện. 

D. Khả năng tác dụng lực điện của nguồn điện.

Câu hỏi 24 :

Để tạo ra hồ quang điện giữa hai thanh than, lúc đầu ta cho hai thanh than tiếp xúc nhau sau đó tách chúng ra. Việc làm trên nhằm mục đích: 

A. Để các thanh than nhiễm điện trái dấu.

B. Để các thanh than trao đổi điện tích.

C.

Để dòng điện qua lớp tiếp xúc đốt nóng các đầu thanh than. 

D. Để tạo ra hiệu điện thế lớn hơn.

Câu hỏi 25 :

Để tạo ra hồ quang điện giữa hai thanh than, lúc đầu ta cho hai thanh than tiếp xúc nhau sau đó tách chúng ra. Việc làm trên nhằm mục đích: 

A. Để các thanh than nhiễm điện trái dấu.

B. Để các thanh than trao đổi điện tích.

C.

Để dòng điện qua lớp tiếp xúc đốt nóng các đầu thanh than. 

D. Để tạo ra hiệu điện thế lớn hơn.

Câu hỏi 26 :

Tìm câu sai 

A. Khi nhiệt độ của kim loại không đổi dòng điện qua nó tuân theo định luật Ôm.

B. Kim loại dẫn điện tốt.

C.

Điện trở suất của kim loại khá lớn. 

D. Khi nhiệt độ tăng điện trở suất của kim loại tăng theo hàm bậc nhất .

Câu hỏi 27 :

Tìm câu sai 

A. Khi nhiệt độ của kim loại không đổi dòng điện qua nó tuân theo định luật Ôm.

B. Kim loại dẫn điện tốt.

C.

Điện trở suất của kim loại khá lớn. 

D. Khi nhiệt độ tăng điện trở suất của kim loại tăng theo hàm bậc nhất .

Câu hỏi 28 :

Trong một hệ cô lập về điện, tổng đại số các điện tích 

A. tăng nếu hệ có các điện tích dương.

B.  giảm nếu hệ có các điện tích âm.

C.

 tăng rồi sau đó giảm nếu hệ có hai loại điện tích trên. 

D. là không đổi.

Câu hỏi 35 :

Nếu muốn tăng lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm lên 4 lần thì khoảng cách giữa chúng sẽ: 

A. Giảm đi 2 lần                      

B.  Tăng lên 2 lần    

C. Tăng lên 16 lần           

D. Giảm đi 16 lần

Câu hỏi 36 :

Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho 

A. Tác dụng lực của điện trường lên điện tích tại điểm đó 

B. Tốc độ dịch chuyển điện tích tại điểm đó

C. Điện trường tại điểm đó về phương diện dự trữ năng lượng 

D. Thể tích vùng có điện trường là lớn hay nhỏ trong không gian

Câu hỏi 37 :

Dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của 

A. Các ion âm, electron tự do ngược chiều điện trường 

B. Các electron,lỗ trống theo chiều điện trường

C. Các ion, electron trong điện trường 

D. Các electron tự do ngược chiều điện trường

Câu hỏi 38 :

Để mạ đồng cho một khung sắt bằng phương pháp điện phân thì cần bố trí bình điện phân. Chọn đáp án đúng 

A. Khung sắt đặt giữa hai cực, Ktốt là một thanh đồng và dung dịch chất điện phân là muối tan của đồng 

B. Ktốt là khung sắt, Anốt là một thanh đồng và dung dịch chất điện phân là muối tan của đồng

C. Khung sắt đặt giữa hai cực, Anốt là một thanh đồng và dung dịch chất điện phân là muối tan bất kỳ 

D. Anốt là khung sắt, Ktốt là một thanh đồng và dung dịch chất điện phân là muối tan của đồng

Câu hỏi 39 :

Hai chất điểm mang điện tích khi đặt gần nhau chúng đẩy nhau thì có thể kết luận đúng nhất là 

A. Chúng tích điện trái dấu nhau          

B. Chúng đều là điện tích dương

C. Chúng đều là điện tích âm                  

D. Chúng tích điện cùng dấu nhau

Câu hỏi 40 :

Điện trở của kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào 

A. Tăng khi nhiệt độ giảm 

B.  Tăng khi nhiệt độ tăng

C. Không đổi theo nhiệt độ 

D. Tăng hay giảm phụ thuộc vào bản chất kim loại

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK