Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Vật lý Đề thi trắc nghiệm Học kì 1 môn Vật lý 10 năm 2018-2019

Đề thi trắc nghiệm Học kì 1 môn Vật lý 10 năm 2018-2019

Câu hỏi 1 :

Trong các  phát  biểu  dưới  đây, phát  biểu  nào  đúng ?Chuyển động cơ là: 

A. sự thay đổi hướng của vật này so với vật khác theo thời gian.              

B. sự thay đổi chiều của vật này so với vật khác theo thời gian.     

C. sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian .    

D. sự thay đổi phương của vật này so với vật khác theo thời gian .

Câu hỏi 2 :

Một vật nặng rơi từ độ cao 20m xuống mặt đất. Sau bao lâu vật chạm đất? Lấy g = 10 m/s2

A.  t = 1s.             

B. t = 2s.             

C. t = 3 s.         

D.  t = 4 s.

Câu hỏi 3 :

Nếu lấy gia tốc rơi tự do là g = 10 m/s2 thì tốc độ trung bình của một vật trong chuyển động rơi tự do từ độ cao 20m xuống tới đất sẽ là : 

A. vtb = 15m/s.               

B. vtb = 8m/s.                

C. vtb =10m/s.             

D. vtb = 1m/s.

Câu hỏi 5 :

Chọn đáp án sai

A. Tại một vị trí xác định trên Trái Đất và ở gần mặt đất, các vật đều rơi tự do với cùng một gia tốc g.              

B. Trong chuyển động nhanh dần đều gia tốc cùng dấu với vận  tốc  v0.

C. Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều là đại lượng không đổi.         

D. Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng chậm dần  đều.

Câu hỏi 6 :

Trường hợp nào sau đây không thể coi  vật như là chất điểm?        

A. Viên đạn đang chuyển động trong không khí.

B. Trái Đất trong chuyển động quay quanh Mặt Trời.

C. Viên bi trong sự rơi từ tầng thứ năm của một toà nhà xuống mặt đất 

D. Trái Đất trong chuyển động tự quay quanh trục của nó.

Câu hỏi 8 :

Hòn bi A có khối lượng lớn gấp đôi hòn bi B. Cùng một lúc từ độ cao h, bi A được thả rơi còn bi B được ném theo phương ngang. Bỏ qua sức cản của không khí. Hãy cho biết câu nào dưới đây là đúng? 

A. A chạm đất trước.            

B. A chạm đất sau.

C. Cả hai chạm đất cùng một lúc.           

D. Chưa đủ thông tin để trả lời.

Câu hỏi 9 :

Cho hai lực đồng quy có độ lớn bằng 9N và 12N.  Biết góc của hai lực là 900. Hợp lực có độ lớn là 

A. 1N.         

B. 2N.                 

C. 15 N.   

D. 25N.

Câu hỏi 10 :

Chọn đáp án đúngTrong giới hạn đàn hồi của lò xo, khi lò xo biến dạng hướng của lực đàn hồi ở đầu lò xo sẽ 

A. hướng theo trục và hướng vào trong.

B. hướng theo trục và hướng ra ngoài.

C. hướng vuông góc với trục lò xo. 

D. luôn ngược với hướng của ngoại lực gây biến dạng.

Câu hỏi 11 :

Chọn đáp án đúng.Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động, xe bất ngờ rẽ sang phải. Theo quán tính, hành khách sẽ : 

A.  nghiêng sang phải.               

B. nghiêng sang trái.

C.  ngả người về phía sau.      

D. chúi người về phía trước.

Câu hỏi 12 :

Gia tốc rơi tự do và trọng lượng của vật càng lên cao càng giảm vì: 

A. Gia tốc rơi tự do tỷ lệ thuận với độ cao.        

B.  Gia tốc rơi tự do tỷ lệ nghịch với độ cao của vật.

C.  Khối lượng của vật giảm.      

D. Khối lượng của vật tăng.

Câu hỏi 13 :

Một người có trọng lượng 500N đứng trên mặt đất. Lực mà mặt đất tác dụng lên người đó có độ lớn là :  

A. bằng 500N.              

B. bé hơn 500N.

C. lớn hơn 500N.                 

D.  phụ thuộc vào gia tốc trọng trường g.

Câu hỏi 14 :

Các vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều xung quanh Trái Đất vì : 

A. Lực hấp dẫn đóng vai trò là lực hướng tâm.

B. Lực đàn hồi đóng vai trò là lực hướng tâm.

C. Lực ma sát đóng vai trò là lực hướng tâm.         

D. Lực điện đóng vai trò là lực hướng tâm.

Câu hỏi 18 :

Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của ba lực 6N, 8N và 10N.Góc giữa hai lực 6N và 8N bằng : 

A. 300.            

B. 450.             

C. 600.      

D. 900.

Câu hỏi 19 :

Các dạng cân bằng của vật rắn là: 

A. Cân bằng bền, cân bằng không bền.         

B. Cân bằng  không bền, cân bằng phiếm định.

C. Cân bằng bền, cân bằng phiếm định.       

D. Cân bằng bền, cân bằng không bền, cân bằng phiếm định

Câu hỏi 20 :

Để tăng mức vững vàng của trạng thái cân bằng đối với xe cần cẩu người ta chế tạo: 

A. Xe có khối lượng lớn.

B. Xe có mặt chân đế rộng.

C. Xe có mặt chân đế rộng và trọng tâm thấp. 

D. Xe có mặt chân đế rộng, và khối lượng lớn.

Câu hỏi 21 :

Khi chế tạo các bộ phận bánh đà, bánh ôtô... người ta phải cho trục quay đi qua trọng tâm vì 

A. chắc chắn, kiên cố.                 

B.  làm cho trục quay ít bị biến dạng.

C. để làm cho chúng quay dễ dàng hơn.     

D. để dừng chúng nhanh khi cần.

Câu hỏi 22 :

Chọn phát biểu đúng.Khi vật rắn không có trục quay cố định chịu tác dụng của mômen ngẫu lực thì vật sẽ quay quanh 

A. trục đi qua trọng tâm.       

B. trục nằm ngang qua một điểm.

C.  trục thẳng đứng đi qua một điểm.          

D. trục bất kỳ.

Câu hỏi 24 :

Chọn phát biểu đúng.Vật rắn không có trục quay cố định, chịu tác dụng của mômen ngẫu lực thì trọng tâm của vật 

A. đứng yên.                 

B. chuyển động dọc trục.        

C. chuyển động quay.  

D. chuyển động lắc.

Câu hỏi 25 :

Một vật đang quay quanh một trục với tốc độ góc w = 6,28 rad/s( Bỏ qua ma sát). Nếu mômen lực tác dụng lên nó mất đi thì: 

A. vật dừng lại ngay.    

B.  vật đổi chiều quay.

C. vật quay đều với tốc độ góc w = 6,28 rad/s.             

D. vật quay chậm dần rồi dừng lại.

Câu hỏi 26 :

Dạng cân bằng của nghệ sĩ xiếc đang đứng trên dây là : 

A. Cân bằng bền.         

B. Cân bằng không bền.

C. Cân bằng phiến định.          

D. Không thuộc dạng cân bằng nào cả.

Câu hỏi 27 :

Chọn đáp án đúng Mức vững vàng của cân bằng được xác định bởi 

A. độ cao của trọng tâm.                

B. diện tích của mặt chân đế.

C. giá của trọng lực.      

D. độ cao của trọng tâm và diện tích của mặt chân đế.

Câu hỏi 28 :

Chọn đáp án đúng Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là giá của trọng lực 

A.  phải xuyên qua mặt chân đế.                

B. không xuyên qua mặt chân đế.

C. nằm ngoài mặt chân đế.     

D. trọng tâm ở ngoài mặt chân đế.

Câu hỏi 32 :

Ở những đoạn đường vòng, mặt đường được nâng lên một bên. Việc làm này nhằm mục đích: 

A. tăng lực ma sát.           

B. giới hạn vận tốc của xe.     

C. tạo lực hướng tâm nhờ phản lực của đường.    

D. giảm lực ma sát.

Câu hỏi 33 :

Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng: x = 5+ 60t  (x: km, t: h)Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu? 

A. Từ điểm O, với vận tốc 5km/h.                   

B. Từ điểm O, với vận tốc 60km/h.

C. Từ điểm M, cách O là 5km, với vận tốc 5khm/h.     

D. Từ điểm M, cách O là 5km, với vận tốc 60km/h.

Câu hỏi 34 :

Hành khách 1 đứng trên toa tàu a, nhìn qua cửa số toa sang hành khách 2 ở toa bên cạnh b. Hai toa tàu đang đỗ trên hai đường tàu song song với nhau trong sân ga. Bống 1 thấy 2 chuyển động về phía sau. Tình huống nào sau đây chắc chắn không xảy ra? 

A. Cả hai toa tàu cùng chạy về phía trước.  a chạy nhanh hơn b.

B. Cả hai  toa tàu cùng chạy về phía trước. b chạy nhanh hơn a.

C. Toa tàu a chạy về phía trước. toa b đứng yên. 

D. Toa tàu a đứng yên. Toa tàu b chạy về phía sau.

Câu hỏi 36 :

Công thức quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều là: 

A. s = v0t + at2/2     (a và v0 cùng dấu).      

B. s = v0t +  at2/2     (a và v0 trái dầu).

C. x= x0 + v0t + at2/2. ( a và v0 cùng dấu ).      

D. x = x0 +v0t +at2/2. (a và v0 trái dấu ).

Câu hỏi 40 :

Khi một vật chỉ chịu tác dụng của một vật khác duy nhất thì nó sẽ: 

A. Chỉ biến dạng mà không thay đổi vận tốc.

B. Chuyển động thẳng đều mãi mãi.

C. Chuyển động thẳng nhanh dần đều. 

D. Bị biến dạng và thay đổi vận tốc cả về hướng lẫn độ lớn.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK