Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Vật lý 40 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chương Chất khí môn Vật lý 10 năm 2019

40 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chương Chất khí môn Vật lý 10 năm 2019

Câu hỏi 1 :

Khi khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ, thì giữa các phân tử 

A. chỉ có lực đẩy.        

B. có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút.

C. chỉ lực hút.                 

D. có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy nhỏ lực hút.

Câu hỏi 2 :

Tính chất nào sau đây không phải là chuyển động của phân tử vật chất ở thể khí? 

A. Chuyển động hỗn loạn.        

B. Chuyển động hỗn loạn và không ngừng.

C. Chuyển động không ngừng. 

D. Chuyển động hỗn loạn xung quanh các vị trí cân bằng cố định.

Câu hỏi 3 :

Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử ở thể khí?  

A. chuyển động không ngừng. 

B. chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.

C. Giữa các phân tử có khoảng cách.          

D. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động.

Câu hỏi 4 :

Nhận xét nào sau đây không phù hợp với khí lí tưởng?  

A. Thể tích các phân tử có thể bỏ qua.     

B. Các phân tử chỉ tương tác với nhau khi va chạm.

C. Các phân tử chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ càng cao.   

D. Khối lượng các phân tử có thể bỏ qua.

Câu hỏi 5 :

Nhận xét nào sau đây không phù hợp với khí lí tưởng?  

A. Thể tích các phân tử có thể bỏ qua.     

B. Các phân tử chỉ tương tác với nhau khi va chạm.

C. Các phân tử chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ càng cao.   

D. Khối lượng các phân tử có thể bỏ qua.

Câu hỏi 6 :

Quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ được giữ không đổi gọi là quá trình 

A. Đẳng nhiệt. 

B. Đẳng tích. 

C. Đẳng áp.       

D. Đoạn nhiệt.

Câu hỏi 7 :

Trong các đại lượng sau đây, đại lượng nào không phải là thông số trạng thái của một lượng khí? 

A. Thể tích.       

B. Khối lượng.     

C. Nhiệt độ tuyệt đối.          

D. Áp suất.

Câu hỏi 8 :

Một lượng khí xác định, được xác định bởi bộ ba thông số: 

A. áp suất, thể tích, khối lượng. 

B.  áp suất, nhiệt độ, thể tích.

C.  thể tích, khối lượng, nhiệt độ. 

D. áp suất, nhiệt độ, khối lượng.

Câu hỏi 9 :

Hệ thức nào sau đây là hệ thức của định luật Bôilơ. Mariốt? 

A. \({p_1}{V_2} = {p_2}{V_1}\)

B. \(\frac{p}{V} = \)hằng số.    

C. pV=hằng số.    

D. \(\frac{V}{p} = \)hằng số.    

Câu hỏi 10 :

Quá trình biến đổi trạng thái trong đó thể tích được giữ không đổi gọi là quá trình: 

A. Đẳng nhiệt.               

B. Đẳng tích.                 

C. Đẳng áp.        

D. Đoạn nhiệt.

Câu hỏi 11 :

Câu nào sau đây nói về lực tương tác phân tử là không đúng

A. Lực phân tử chỉ đáng kể khi các phân tử ở rất gần nhau. 

B. Lực hút phân tử có thể lớn hơn lực đẩy phân tử.

C. Lực hút phân tử không thể lớn hơn lực đẩy phân tử. 

D. Lực hút phân tử có thể bằng lực đẩy phân tử.

Câu hỏi 12 :

Theo quan điểm chất khí thì không khí mà chúng ta đang hít thở là 

A. khí lý tưởng.    

B. gần là khí lý tưởng.            

C. khí thực.          

D. khí ôxi.

Câu hỏi 13 :

Khi làm nóng một lượng khí có thể tích không đổi thì: 

A. Áp suất khí không đổi. 

B. Số phân tử trong đơn vị thể tích tăng tỉ lệ với nhiệt độ.

C. Số phân tử trong đơn vị thể tích không đổi. 

D. Số phân tử trong đơn vị thể tích giảm  tỉ lệ nghịch với nhiệt độ.

Câu hỏi 14 :

Trong hệ toạ độ (p,T) đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng tích? 

A. Đường hypebol.            

B. Đường thẳng kéo dài thì đi qua gốc toạ độ.

C. Đường thẳng kéo dài thì không đi qua gốc toạ độ.    

D. Đường thẳng cắt trục p tại điểm p = p0

Câu hỏi 15 :

Quá trình nào sau đây có liên quan tới định luật Saclơ. 

A. Qủa bóng bị bẹp nhúng vào nước nóng, phồng lên như cũ. 

B. Thổi không khí vào một quả bóng bay.

C. Đun nóng khí trong một xilanh hở. 

D. Đun nóng khí trong một xilanh kín.

Câu hỏi 16 :

Trường hợp nào sau đây không  áp dụng phương trình trạng thái khí lí tưởng 

A. Nung nóng một lượng khí  trong một bình đậy kín. 

B. Dùng tay bóp lõm quả bóng .

C. Nung nóng một lượng  khí trong một xilanh làm khí nóng lên, dãn nở và đẩy pittông dịch chuyển. 

D. Nung nóng một lượng khí trong một bình không đậy kín.

Câu hỏi 17 :

Dưới áp suất 105 Pa một lượng khí có thể tích là 10 lít. Nếu nhiệt độ được giữ không đổi và áp suất tăng lên 1,25. 105 Pa thì thể tích của lượng khí này là: 

A.  V2 = 7 lít.                 

B. V2 = 8 lít.                 

C. V2 = 9 lít.           

D.  V2 = 10 lít.

Câu hỏi 18 :

Một xilanh chứa 100 cm3 khí ở áp suất 2.105 Pa. Pit tông nén đẳng nhiệt khí trong xilanh xuống còn 50 cm3. Áp suất của khí trong xilanh lúc này là : 

A. 2. 105 Pa.               

B. 3.105 Pa.                 

C. 4. 105 Pa.          

D. 5.105 Pa.

Câu hỏi 19 :

Một lượng khí ở 00 C có áp suất là 1,50.105 Pa nếu thể tích khí không đổi thì áp suất ở 2730 C là : 

A. p2 = 105Pa.     

B. p2 = 2.105 Pa.  

C. p2 = 3.105 Pa.  

D. p2 = 4.105 Pa.

Câu hỏi 20 :

Một bình chứa một lượng khí ở nhiệt độ 270C và ở áp suất 2.105 Pa. Nếu áp suất tăng gấp đôi thì nhiệt độ của khối khí là : 

A. T = 300 0K       .    

B. T = 540K.                 

C.  T = 13,5 0K.              

D. T = 6000K.

Câu hỏi 21 :

Một bình kín chứa khí ôxi ở nhiệt độ 270C và áp suất 105Pa. Nếu đem bình phơi nắng ở nhiệt độ 1770C thì áp suất trong bình sẽ là: 

A. 1,5.105 Pa.     

B. 2. 105 Pa.                  

C.  2,5.105 Pa.            

D.  3.105 Pa.

Câu hỏi 25 :

Một bình dung tích 5 lít chứa 7g nitơ(N2) ở 2°C. Áp suất khí trong bình là: 

A. 1,65 atm             

B. 1,28atm            

C. 3,27atm                  

D.  1,1atm

Câu hỏi 28 :

Một bình kín chứa một mol khí Nitơ ở áp suất 105N/m2, nhiệt độ 27°C. Thể tích bình xấp xỉ bao nhiêu? 

A. 2,5 lít       

B. 2,8 lít          

C. 25 lít             

D.  27,7 lít

Câu hỏi 30 :

Nếu nhiệt độ khi đèn tắt là 25°C, khi đèn sáng là 323°C thì áp suất khí trơ trong bóng đèn khi sáng tăng lên là: 

A. 12,92 lần    

B. 10,8 lần             

C.  2 lần                   

D. 1,5 lần

Câu hỏi 32 :

Một bình chứa khí oxi dung tích 10 lít ở áp suất 250kPa và nhiệt độ 27°C. khối lượng khí oxi trong bình là: 

A. 32,1g      

B. 25,8g          

C. 12,6g              

D. 22,4 g

Câu hỏi 35 :

Trong quá trình nào sau đây cả 3 thông số trạng thái của một lượng khí xác định đều thay đổi? 

A. Nung nóng khí trong một bình đậy kín. 

B.  Nung nóng quả bóng bàn đang bị xẹp, quả bóng phồng lên.

C. Ép từ từ pittong để nén khí trong xilanh. 

D. Cả B và C.

Câu hỏi 36 :

Đại lượng nào sau đây không phải thông số trạng thái của khí lí tưởng? 

A. Khối lượng.            

B. Thể tích.      

C. Nhiệt độ.          

D. Áp suất.

Câu hỏi 37 :

Quá trình nào sau đây là đẳng quá trình? 

A. Khí trong qua bóng bay bị phơi nắng, nóng lên, nở ra làm căng bóng 

B. Đun nóng khí trong một xilanh, khí nở ra đẩy pittong chuyển động.

C. Khí trong một căn phòng khi nhiệt độ tăng. 

D. Đun nóng khí trong một bình đậy kín.

Câu hỏi 38 :

Đun nóng khối khí trong một bình kín, các phân tử khí sẽ: 

A. có tốc độ trong bình lớn hơn. 

B. dính lại với nhau.

C.  nở ra lớn hơn. 

D. càng xít lại gần nhau hơn.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK