Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Địa lý Đề kiểm tra HK1 môn Địa lí lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Gia Nghĩa

Đề kiểm tra HK1 môn Địa lí lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Gia Nghĩa

Câu hỏi 1 :

Vùng nào ở nước ta thường khô hạn kéo dài và tình trạng hạn hán khắc nghiệt nhất:

A. Vùng Nam Bộ.  

B. Vùng ven biển cực Nam Trung Bộ.

C. Vùng Đông Bắc.

D. Vùng Tây Nguyên.

Câu hỏi 2 :

Ở nước ta khi bão đổ bộ vào đất liền thì phạm vi ảnh hưởng rộng nhất là vùng:

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ.

C. Đồng bằng Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Đông Bắc.

Câu hỏi 4 :

Diện tích rừng (triệu ha) và độ che phủ rừng(%) của nước ta năm 1943 là (%)

A. 10,2 triệu ha và 22%.

B. 12,7 triệu ha và 38%.

C. 15 triệu ha và 50%.

D. 14,3 triệu ha và 43%.

Câu hỏi 5 :

Biên độ nhiệt trung bình năm ở nước ta có xu hướng

A. chênh lệch nhau ít giữa Bắc và nam.

B. tăng, giảm tùy lúc.

C. tăng dần từ Bắc vào Nam

D. giảm dần từ Bắc vào Nam.

Câu hỏi 7 :

Ranh giới để phân chia hai miền khí hậu chính ở nước ta là

A. đèo Ngang.

B. dãy Bạch Mã. 

C. đèo Hải Vân.

D. dãy Hoành Sơn.

Câu hỏi 8 :

Gió thổi vào nước ta mang lại thời tiết lạnh, khô vào đầu mùa đông và lạnh ẩm vào cuối mùa đông cho miền Bắc là:

A. Gió mậu dịch nửa cầu Bắc.

B. Gió Tây Nam từ vịnh Tây Bengan

C. Gió mùa Đông Bắc.

D. Gió Mậu dịch nửa cầu Nam

Câu hỏi 9 :

Biện pháp nào  được xem là quan trọng nhất nhằm bảo vệ rừng sản xuất?

A. Bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

B. Giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân.

C. Đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng.

D. Có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có.

Câu hỏi 10 :

Cảnh quan tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc là:

A. Rừng gió mùa cận xích đạo.  

B. Rừng xích đạo gió mùa.

C. Rừng cận nhiệt gió mùa.

D. Rừng nhiệt đới gió mùa.

Câu hỏi 11 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, phần lớn diện tích đất mặn ở nước ta tập trung ở vùng

A. Đông Nam Bộ.

B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. đồng bằng sông Hồng.

D. Duyên hải Miền Trung.

Câu hỏi 13 :

Thiên nhiên nước ta có sự khác nhau giữa Nam và Bắc (ranh giới là dãy Bạch Mã) không phải do sự khác nhau về:

A. Lượng mưa.

B. Số giờ nắng.

C. Lượng bức xạ.

D. Nhiệt độ trung bình

Câu hỏi 14 :

Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác với Tây Bắc ở

A. mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió phơn tây nam, lượng mưa giảm.

B. khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao của địa hình.

C. mùa đông bớt lạnh nhưng khô hơn.

D. mùa đông lạnh đến sớm hơn các vùng núi thấp.

Câu hỏi 15 :

Cao nguyên đất đỏ ba dan rộng lớn nhất ở nước ta là

A. Lâm Viên.

B. Đắc Lắk

C. Di Linh.

D. Plây-cu.

Câu hỏi 16 :

Trong 4 địa điểm sau, nơi có mưa nhiều nhất là:

A. Phan Thiết.

B. Hà Nội.

C. Huế.

D. Nha Trang.

Câu hỏi 17 :

Nhận định nào sau đây không đúng với thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa nước ta?

A. Thềm lục địa ở miền Trung thu hẹp, tiếp giáp vùng biển nước sâu.

B. Thềm lục địa phía Bắc và phía Nam có đáy nông, mở rộng

C. Đường bờ biển Nam Trung bộ bằng phẳng

D. Vùng biển lớn gấp 3 lần diện tích đất liền

Câu hỏi 18 :

Đặc điểm nào sau đây không đúng với gió mùa Đông Bắc ở nước ta:

A. chỉ hoạt động ở miền Bắc

B. tạo nên mùa đông có 2-3 tháng lạnh ở miền Bắc.

C. hầu như kết thúc bởi bức chắn dãy Bạch Mã.

D. thổi liên tục trong suốt mùa đông.

Câu hỏi 19 :

Đặc điểm nào đúng nhất của bão ở nước ta?

A. Tất cả đều xuất phát từ Biển Đông.

B. Diễn ra suốt năm và trên phạm vi cả nước.

C. Chỉ diễn ra ở khu vực phía bắc vĩ tuyến 16ºB.

D. Mùa bão chậm dần từ bắc vào nam.

Câu hỏi 20 :

Biện pháp tốt nhất để hạn chế tác hại do lũ quét đối với tài sản và tính mạng của nhân dân là:

A. Bảo vệ tốt rừng đầu nguồn.

B. Xây dựng các hồ chứa nước.

C. Di dân ở những vùng thường xuyên xảy ra lũ quét.

D. Quy hoạch lại các điểm dân cư ở vùng cao.

Câu hỏi 21 :

Đối với nước ta, để bảo đảm cân bằng môi trường sinh thái cần phải:

A. Duy trì diện tích rừng ít nhất là như hiện nay.

B. Nâng diện tích rừng lên khoảng 14 triệu ha.

C. Đạt độ che phủ rừng lên trên 50%.

D. Nâng độ che phủ lên từ 45% - 50%  ở vùng núi lên 70% - 80%.

Câu hỏi 22 :

Để hạn chế thiệt hại do bão gây ra đối với các vùng đồng bằng ven biển, thì biện pháp phòng chống tốt nhất là:

A. Dự báo chính xác đường đi của bão.

B. Có biện pháp phòng chống lũ ở đầu nguồn các con sông lớn.

C. Sơ tán dân đến nơi an toàn.

D. Củng cố công trình đê biển, bảo vệ rừng phòng hộ ven biển.

Câu hỏi 23 :

Nguyên nhân chính làm phân hóa thiên nhiên theo vĩ độ (Bắc – Nam) là

A. địa hình.

B. sinh vật

C. khí hậu.

D. đất đai.

Câu hỏi 24 :

Dạng thời tiết đặc biệt thường xuất hiện vào mùa đông ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc bộ ở nước ta là

A. mưa phùn và mưa rào.  

B. sương mù,sương muối và mưa phùn.

C. mưa đá và dông.

D. hạn hán và lốc tố.

Câu hỏi 25 :

Đặc điểm nào của sông ngòi nước ta do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

A. Phần lớn sông đều ngắn dốc, dễ bị lũ lụt.

B. Sông có lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao.

C. Lượng nước phân bố không đều giữa các hệ sông.

D. Phần lớn sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam.

Câu hỏi 26 :

Mưa phùn là mưa

A. diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào đầu mùa đông.

B. diễn ra vào nửa sau mùa đông ở miền Bắc.

C. diễn ra vào đầu mùa đông ở miền Bắc.

D. diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào nửa sau mùa đông.

Câu hỏi 27 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết khu vực nào ở nước ta chịu ảnh hưởng của bão với tần suất lớn nhất?

A. Ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình. 

B. Ven biển Nam Trung Bộ.

C. Ven biển các tỉnh Thanh Hoá Nghệ An.

D. Ven biển Bắc Bộ.

Câu hỏi 28 :

Lượng mưa trung bình năm(mm) của nước ta dao động từ

A. 1700-2000. 

B. 1600-2000.

C. 1800-2000 

D. 1500-2000.

Câu hỏi 29 :

Vùng thường xảy ra lũ quét ở nước ta là:

A. Vùng núi phía Bắc.

B. Đồng bằng sông Hồng

C. Duyên hải Nam Trung Bộ. 

D. Tây Nguyên.

Câu hỏi 30 :

Mùa mưa ở Nam Bộ và Tây Nguyên diễn ra

A. từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

B. quanh năm.

C. từ tháng 5 đến tháng 10.

D. từ tháng 1 đến tháng 6.

Câu hỏi 31 :

Độ ẩm không khí của nước ta dao động từ (%)

A. 80-100.

B. 60-100.

C. 70-100.

D. 50-100.

Câu hỏi 33 :

Nửa sau mùa đông, gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta có tính chất lạnh ẩm vì:

A. Gió thổi qua biển Nhật Bản và biển Hoàng Hải.

B. Gió di chuyển về phía Đông

C. Gió thổi qua lục địa Trung Hoa rộng lớn.

D. Gió càng gần về phía Nam.

Câu hỏi 35 :

Động vật nào sau đây không tiêu biểu cho phần phía Nam lãnh thổ?

A. Thú có móng vuốt 

B. Thú lớn (Voi, hổ, báo,...).

C. Trăn, rắn, cá sấu

D. Thú có lông dày (gấu, chồn,...).

Câu hỏi 37 :

Đai nhiệt đới gió mùa ở Miền Bắc bị hạ thấp(<600-700m) trong khi ở Miền Nam được “đẩy” lên cao (<900-1000m), vì

A.  địa hình miền Bắc cao hơn miền Nam.

B. miền Bắc mưa nhiều hơn miền Nam.

C. nhiệt độ trung bình năm của miền Nam cao hơn miền Bắc.

D. miền Bắc giáp biển nhiều hơn miền Nam.

Câu hỏi 38 :

Loại cây nào sau đây thuộc loại cây cận nhiệt đới?

A. Dẻ, re.

B. Sa mu, pơ mu.

C. Dầu, vang

D. Dẻ, pơ mu.

Câu hỏi 39 :

Cho bảng số liệu:LƯỢNG MƯA VÀ LƯỢNG BỐC HƠI Ở NƯỚC TA.

A. -678, -1868, -245.

B. +678, +1868, +245.

C. -2656, -3868, -3617.

D. +2656, +3868, +3617.

Câu hỏi 40 :

Điểm nào sau đây không đúng với thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa nước ta?

A. Vùng biển lớn gấp 3 lần diện tích đất liền

B. Thềm lục địa phía Bắc và phía Nam có đáy nông, mở rộng

C. Đường bờ biển Nam Trung bộ bằng phẳng

D. Thềm lục địa ở miền Trung thu hẹp, tiếp giáp vùng biển nước sâu.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK