Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Địa lý Đề kiểm tra HK2 môn Địa lí lớp 12 năm 2017-2018 trường THPT Phạm Văn Đồng, Đắk Nông

Đề kiểm tra HK2 môn Địa lí lớp 12 năm 2017-2018 trường THPT Phạm Văn Đồng, Đắk Nông

Câu hỏi 1 :

Nguồn than khai thác của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu

A. Phục vụ cho ngành luyện kim.

B. Làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện và xuất khẩu.

C. Làm phụ gia cho công nghiệp hóa chất.

D. Phục vụ cho nhu cầu đời sống của nhân dân trong vùng.

Câu hỏi 2 :

Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của các đảo và quần đảo ở nước ta

A. là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.

B. là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh các đảo.

C. là cơ sở để khẳng định chủ quyền quốc gia trên đất liền.

D. là hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới.

Câu hỏi 4 :

Yếu tố có ý nghĩa quyết định để Trung du và miền núi Bắc Bộ trở thành vùng chuyên canh chè số 1 của nước ta là

A. Địa hình đồi núi là chủ yếu.

B. Đất feralit màu mỡ.

C. Khí hậu có mùa đông lạnh.

D. Truyền thống canh tác lâu đời.

Câu hỏi 5 :

Loại tài nguyên quan trọng hàng đầu ở Đồng bằng sông Cửu Long là

A. Biển.

B. Đất.

C. Khoáng sản.

D. Nước và sinh vật.

Câu hỏi 6 :

Phải khai thác tổng hợp kinh tế biển vì?

A. tài nguyên biển của nước ta đang bị suy thoái nghiêm trọng.

B. kinh tế biển rất dạng trong khi môi trường biển là không thể chia cắt được.

C. tài nguyên biển rất đa dạng phong phú có điều kiện phát triển tổng hợp.

D. vùng biển của nước ta rộng lớn đa dạng lại đang có sự tranh chấp với các nước.

Câu hỏi 7 :

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ?

A. Đồng Nai.

B. Long An.

C. Tây Ninh.

D. Bình Phước.

Câu hỏi 8 :

Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên có ý nghĩa chủ yếu nào sau đây?

A. Giải quyết việc làm cho nhiều người lao động.

B. Thúc đẩy hình thành nông trường quốc doanh.

C. Cung cấp sản phẩm cho nhu cầu ở trong nước.

D. Tạo ra khối lượng nông sản lớn cho xuất khẩu.

Câu hỏi 9 :

Điểm đặc sắc trong việc hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ là

A. Cơ sở quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

B. Góp phần hình thành vừa cơ cấu theo ngành, vừa cơ cấu theo lãnh thổ.

C. Tạo điều kiện để khai thác hết tiềm năng to lớn của vùng đồi núi phía tây.

D. Tạo thế liên kết để vừa phát triển kinh tế xã hội vừa bảo vệ môi trường.

Câu hỏi 10 :

Ý nghĩa lớn nhất của việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở duyên hải Nam Trung Bộ là

A. tăng cường mối quan hệ với hai vùng kinh tế năng động ở hai đầu.

B. khắc phục tình trạng yếu kém về cơ sở hạ tầng để thu hút thêm nguồn đầu tư.

C. tăng cường khả năng cạnh tranh cho vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

D. tạo ra thế mở cửa hơn nữa cho vùng và cho sự phân công lao động mới.

Câu hỏi 11 :

Vấn đề cần giải quyết khi khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ là

A. Đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải.

B. Hỗ trợ vốn.

C. Bổ sung lực lượng lao động.

D. Tăng cường cơ sở năng lượng.

Câu hỏi 12 :

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, tuyến đường bộ hướng Đông - Tây nào không ở vùng Bắc Trung Bộ?

A. Đường số 8.

B. Đường số 9.

C. Đường số 19.

D. Đường số 7.

Câu hỏi 13 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 7, cho biết vịnh Vân Phong và Cam Ranh thuộc tỉnh nào?

A. Bình Định.

B. Phú Yên.

C. Khánh Hòa.

D. Bình Thuận.

Câu hỏi 14 :

Ngoài mục đích cung cấp điện, các nhà máy thủy điện của Tây Nguyên còn có vai trò trong việc

A. dự trữ nước trong mùa khô, ngăn chặn tình trạng lũ lụt vào mùa mưa.

B. cung cấp nước tưới trong mùa khô, khai thác cho mục đích du lịch và nuôi trồng thủy sản.

C. điều tiết nguồn nước giảm lũ lụt cho vùng Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.

D. tạo nên một mạng lưới vận tải đường sông thuận lợi trong điều kiện cơ sở hạ tầng còn yếu.

Câu hỏi 15 :

Ngành công nghiệp có mặt ở hầu hêt các trung tâm công nghiệp của đồng bằng sông Hồng là

A. vật liệu xây dựng.

B. chế biến nông sản.

C. cơ khí.

D. dệt may.

Câu hỏi 16 :

Ở Tây Nguyên có thể trồng được cả cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè) thuận lợi nhờ vào

A. Đất đỏ badan thích hợp.

B. Có một mùa đông nhiệt độ giảm thấp.

C. Độ cao của các cao nguyên thích hợp.

D. Khí hậu các cao nguyên trên 1000m mát mẻ.

Câu hỏi 17 :

Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 26, các trung tâm công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng có quy mô từ trên 40 nghìn tỉ đồng trở lên là

A. Thái Bình, Nam Định. 

B. Hải Dương, Hưng Yên.

C. Phú Yên, Bắc Ninh.

D. Hà Nội, Hải Phòng.

Câu hỏi 18 :

Vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhất trong ngành thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. đầu tư phương tiện và tập trung đánh bắt.

B. phát triển nuôi trồng và đẩy mạnh chế biến.

C. đào tạo lao động và đẩy mạnh xuất khẩu.

D. khai thác hợp lí và bảo vệ các nguồn lợi thủy sản.

Câu hỏi 19 :

Cây công nghiệp dài ngày quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ là

A. Chè. 

B. Cà phê.

C. Cao su.

D. Dừa.

Câu hỏi 20 :

Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới là do

A. Khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh và ảnh hưởng của địa hình núi.

B. Khí hậu có sự phân mùa.

C. Khí hậu nhiệt đới, độ ẩm cao.  

D. Lượng mưa hàng năm lớn.

Câu hỏi 21 :

Phát biểu nào sau đây không đúng với Đồng bằng sông Hồng?

A. Có nhiều thiên tai như: bão, lũ lụt, hạn hán…

B. Tài nguyên đất, nước trên mặt xuống cấp.

C. Số dân đông, mật độ cao nhất cả nước.

D. Có đầy đủ khoáng sản cho công nghiệp.

Câu hỏi 22 :

Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long trong việc cải tạo tự nhiên, vì rất cần thiết cho

A. thau chua và rửa mặn đất đai. 

B. hạn chế nước ngầm hạ thấp.

C.  ngăn chặn sự xâm nhập mặn.

D. tăng cường phù sa cho đất.

Câu hỏi 23 :

Năng suất lúa của vùng Đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước là do

A. Tăng vụ.

B. Diện tích ngày càng được mở rộng.

C. Người lao động có nhiều kinh nghiệm.

D. Đẩy mạnh sản xuất theo hình thức thâm canh.

Câu hỏi 26 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trữ năng thủy điện tương đối lớn của Tây Nguyên trên các sông

A. Đà Rằng, Thu Bồn, Trà Khúc.

B. Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai.

C. Xrê Pôk, Đồng Nai, Trà Khúc.

D. Đồng Nai, Xê Xan, Đà Rằng.

Câu hỏi 27 :

Nhân tố nào không phải là điều kiện thuận lợi của vùng Đồng bằng sông Hồng để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế?

A. Giàu tài nguyên khoáng sản và năng lượng.

B. Tập trung nhiều trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn.

C. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho công nghiệp và dịch vụ tốt.

D. Nguồn lao động có trình độ cao.

Câu hỏi 28 :

Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là

A. Thuỷ - hải sản.

B. Các mỏ dầu khí ở thềm lục địa.

C. Tài nguyên nước.

D. Tài nguyên khí hậu

Câu hỏi 29 :

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu tài nguyên khoáng sản nhất nước và việc khai thác các mỏ ở đây

A. không thật thuận lợi vì đòi hỏi phải có phương tiện hiện đại và chi phí cao.

B. rất khó khăn vì đây là vùng có địa hình hiểm trở nhất nước, cơ sở hạ tầng lại yếu kém.

C. rất thuận lợi vì có rất nhiều các mỏ lộ thiên, không đòi hỏi lớn về công nghệ, chi phí thấp.

D. thường dùng chủ yếu vào việc xuất khẩu vì gần thị trường lớn là Trung Quốc.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK