Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi HK1 môn Sinh học 12 năm 2021-2022 Trường THPT Ngô Quyền

Đề thi HK1 môn Sinh học 12 năm 2021-2022 Trường THPT Ngô Quyền

Câu hỏi 7 :

Xét 1 loài thực vật, khi lai 2 dòng thuần chủng đều có hoa trắng thu được F1 toàn hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thế hệ F2 xuất hiện tỉ lệ 9 hoa đỏ : 7 hoa trắng. Đâu là kết luận đúng?

A. tính trạng màu sắc hoa bị chi phối bởi 1 cặp gen, di truyền trội lặn hoàn toàn

B. tính trạng màu sắc hoa bị chi phối bởi 2 cặp gen không alen, tương tác kiểu bổ trợ

C. tính trạng màu sắc hoa bị chi phối bởi 2 cặp gen không alen, tương tác kiểu cộng gộp

D. tính trạng màu sắc hoa bị chi phối bởi 2 cặp gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ

Câu hỏi 9 :

Thực hiện cho cây hoa vàng giao phấn với cây hoa vàng, F1 đồng loạt hoa đỏ. Cho F x F1 được F2 gồm có 56,25 cây hoa đỏ; 37,5% cây hoa vàng; 6,25% cây hoa trắng. Cho F1 lai phân tích thì đời con có tỷ lệ:

A. 25% cây hoa đỏ; 75% cây hoa vàng.

B. 75% cây hoa trắng; 25% cây hoa vàng.

C. 25% cây hoa dỏ; 50% cây hoa vàng; 25% cây hoa trắng

D. 25% cây hoa vàng; 50% cây hoa đỏ; 25% cây hoa trắng

Câu hỏi 12 :

Em hãy cho biết hiện tượng nhiều gen không alen cùng chi phối một tính trạng được gọi là gì?

A. hiện tượng gen đa hiệu.

B. tương tác gen.

C. di truyền đa gen.

D. một gen chi phối nhiều tính trạng.

Câu hỏi 18 :

Khi tiến hành lai hai thứ bí ngô quả tròn thuần chủng với nhau thu được F1 gồm toàn bí ngô quả dẹt. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình là 9 quả dẹt : 6 quả tròn : 1 quả dài. Tính trạng hình dạng quả bí ngô

A. Do một cặp gen quy định

B. Di truyền theo quy luật trội lặn không hoàn toàn

C. Di truyền theo quy luật tương tác bổ sung

D. Di truyền theo quy luật liên kết gen

Câu hỏi 19 :

Xác định đâu là phát biểu đúng khi nói về liên kết gen?

A. Trong tế bào, các gen luôn di truyền cùng nhau thành một nhóm liên kết. 

B. Liên kết gen đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng.

C. Liên kết gen làm tăng sự xuất hiện biến dị tổ hợp. 

D. Ở tất cả các loài động vật, liên kết gen chỉ có ở giới đực mà không có ở giới cái.

Câu hỏi 20 :

Trong các phát biểu về liên kết gen, phát biểu nào sau đây là không đúng?  

A. Liên kết gen có thể xuất hiện ở giới đực lẫn giới cái

B. Trong tế bào, các gen có thể di truyền cùng nhau hình thành một nhóm gen liên kết

C. Liên kết gen đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng

D. Liên kết gen làm tăng sự xuất hiện biến dị tổ hợp

Câu hỏi 21 :

Trong các thí nghiệm của Morgan về hoán vị gen khác với cách thí nghiệm liên kết gen ở điểm chính nào?

A. Đảo cặp bố mẹ ở thế hệ P

B. Đảo cặp bố mẹ ở thế hệ F1

C. Đảo cặp bố mẹ ở thế hệ F2

D. Dùng lai phân tích

Câu hỏi 22 :

Nhằm tìm ra quy luật liên kết gen, Moocgan đã thực hiện, lai 2 dòng ruồi giấm thuần chủng khác nhau 2 cặp tính trạng tương phản?

A. mình xám, cánh dài và mình đen, cánh cụt, thu được F1 toàn mình xám, cánh dài, cho các ruồi F1 thu được ông tiếp tục cho giao phối với nhau

B. mình xám, cánh dài và mình đen, cánh cụt, thu được F1 toàn mình xám, cánh dài. Lai phân tích ruồi đực F1 với ruồi cái mình đen, cánh cụt

C. mình xám, cánh dài và mình đen, cánh cụt, thu được F1 toàn mình xám, cánh dài. Lai phân tích ruồi cái F1 với ruồi đực mình đen, cánh cụt

D. mình xám, cánh cụt và mình đen, cánh dài, thu được F1 toàn mình xám, cánh dài, cho các ruồi F1 lần lượt giao phối với nhau

Câu hỏi 24 :

Để tìm ra quy luật di truyền liên kết, Morgan đã nghiên cứu đối tượng nào?

A. Đậu Hà Lan

B. Chuột bạch

C. Thỏ

D. Ruồi giấm

Câu hỏi 25 :

Từ kết quả phép lai thuận nghịch khác nhau về kiểu hình. Tính trạng có thể đều hoặc không đều ở 2 giới từ đó cho phép khẳng định?

A. Tính trạng do gen nằm trên NST thường quy định.

B.  Tính trạng do gen nằm ở tế bào chất quy định.

C.  Tính trạng do gen nằm trên NST giới tính quy định.

D.  Tính trạng do gen nằm ở ti thể quy định

Câu hỏi 26 :

Cho biết như thế nào là sự di truyền liên kết với giới tính?

A. Sự di truyền tính trạng giới tính chỉ biểu hiện ở một giới tính. 

B. Sự di truyền tính trạng thường do gen trên NST giới tính quy định. 

C. Sự di truyền tính đực, cái.

D. Sự di truyền tính trạng giới tính do gen trên NST thường quy định. 

Câu hỏi 31 :

Phát biểu nào không phải là ý nghĩa của hiện tượng di truyền liên kết hoàn toàn?

A.  lập bản đồ di truyền

B.  giúp duy trì sự ổn định của các nhóm tính trạng tốt do các gen di truyền liên kết hoàn toàn quy định.

C. hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp

D. đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng.

Câu hỏi 32 :

Cho biết hiện tượng di truyền liên kết hoàn toàn sẽ xảy ra khi có điều kiện gì?

A. Các gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau, phân ki độc lập trong quá trình di truyền

B.  Bố mẹ thuần chủng và khác nhau về cặp tính trạng tương phản

C. Các gen cùng nằm trên cặp cặp nhiễm thể, trong quá trình giảm phân các nhiễm sắc thể tương đồng không xảy ra hiện tượng trao đổi đoạn cho nhau

D. Các gen cùng nằm trên cặp cặp nhiễm thể, trong quá trình giảm phân các nhiễm sắc thể tương đồng trao đổi đoạn cho nhau

Câu hỏi 34 :

Xét ở ruồi giấm, hiện tương trao đổi chéo giữa các crômatit của cặp nhiễm sắc thể tương đồng xảy ra ở đâu?

A. cơ thể đột biến số lượng nhiễm sắc thể.

B. cơ thể cái mà không xảy ra ở cơ thể đực.

C. cơ thể cái mà không xảy ra ở cơ thể đực.

D. cơ thể đực mà không xảy ra ở cơ thể cái.

Câu hỏi 37 :

Em hãy cho biết biểu hiện quan trọng nhất để kết luận phép lai tuân theo quy luật hoán vị gen là?

A. Tỉ lệ 9 : 6 : 4 : 1

B. Tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng lặn (aabb) ≠ 1/16

C. Có 4 kiểu hình tỉ lệ khác 3 : 3 : 1 : 1

D. 4 loại kiểu hình có tỉ lệ khác 9 : 3 : 3 : 1

Câu hỏi 39 :

Cho biết giải thích nào không đúng với tần số hoán vị gen không vượt quá 50%?

A. Các gen có xu hướng không liên kết với nhau.

B. Các gen có xu hướng liên kết với nhau là chủ yếu.

C. Sự trao đổi chéo diễn ra giữa 2 sợi crômatit khác nguồn của cặp NST tương đồng.

D. Không phải mọi tế bào khi giảm phân đều xảy ra trao đổi chéo.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK