Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Địa lý Đề minh họa kì thi THPTQG 2017 môn Địa Lý Sở GD& ĐT Hà Tĩnh (có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết)

Đề minh họa kì thi THPTQG 2017 môn Địa Lý Sở GD& ĐT Hà Tĩnh (có đáp án và hướng...

Câu hỏi 1 :

Vị trí địa lí đã làm cho tài nguyên sinh vật nước ta

A đa dạng và phong phú.

B mang tính chất cận nhiệt và ôn đới.

C phân hóa sâu sắc theo độ cao.

D suy giảm nhanh chóng.

Câu hỏi 2 :

Vùng núi Đông Bắc nằm ở

A hữu ngạn sông Hồng.

B tả ngạn sông Hồng.

C giữa sông Hồng và sông Cả.

D phía nam dãy Bạch Mã.

Câu hỏi 3 :

Đặc điểm không phải của Biển Đông là

A vùng biển rộng.

B giàu tài nguyên.

C tương đối kín.

D thuộc vùng ôn đới.

Câu hỏi 4 :

Thuận lợi do dân số đông đưa lại cho nước ta là: 

A nguồn lao động dồi dào.

B cơ cấu dân số trẻ.

C dân cư phân bố đồng đều.

D dân số ngày càng tăng nhanh.  

Câu hỏi 5 :

Ý nào sau đây không phản ánh đúng sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế ở nước ta?

A Giảm tỉ trọng của thành phần kinh tế cá thể.

B  Tăng tỉ trọng của thành phần kinh tế tư nhân.

C Tăng tỉ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

D Tăng tỉ trọng của thành phần kinh tế Nhà nước.

Câu hỏi 6 :

Sản xuất cây vụ đông của nước ta thuận lợi nhất ở vùng:

A Đồng bằng sông Hồng.

B Bắc Trung Bộ.

C Duyên hải Nam Trung Bộ

D Tây Nguyên

Câu hỏi 7 :

Hiện nay, khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển cây cà phê ở nước ta là:

A  diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp.

B chưa có các giống cà phê cho năng suất cao.

C công nghệ sau thu hoạch còn nhiều hạn chế.

D thị trường thế giới có nhiều biến động.

Câu hỏi 8 :

Ngành chăn nuôi gia súc lớn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu dựa vào:

A nguồn thức ăn từ hoa màu lương thực.

B diện tích đồng cỏ tự nhiên.

C  sự phát triển của giao thông vận tải và công nghiệp chế biến.

D có nhiều giống gia súc địa phương nổi tiếng.

Câu hỏi 9 :

Nguyên nhân chính dẫn đến cần phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng là:

A  do đây là vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước.

B do vùng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.

C  vùng có nhiều trung tâm công nghiệp và các đô thị lớn.

D do thực trạng cơ cấu kinh tế của vùng còn nhiều hạn chế

Câu hỏi 10 :

Việc phát triển cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ sẽ góp phần:

A phát triển bền vững vùng này.

B khắc phục hạn chế về mặt tài nguyên của vùng.

C phát huy lợi thế về du lịch biển của vùng.

D làm chậm quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của vùng.

Câu hỏi 12 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí ViệtNamtrang 15, các đô thị có quy mô dân số trên 1 triệu người ở nước ta là:

A Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng.

B Hà Nội, Cần Thơ, Nam Định.

C Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.

D TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội.

Câu hỏi 14 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết tỉnh nào có giá trị xuất khẩu lớn nhất nước ta?

A Đồng Nai.

B TP. Hồ Chí Minh.

C Bình Dương.

D Bà Rịa - Vũng Tàu.

Câu hỏi 15 :

Cấu trúc địa hình núi có hướng vòng cung thể hiện ở:

A vùng núi Đông Bắc và khu vực Nam Trung Bộ.

B vùng núi Đông Bắc và Bắc Trung Bộ.

C vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.

D từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.

Câu hỏi 16 :

Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất của vùng biển Việt Nam là

A dầu, khí

B muối biển

C cát thủy tinh.

D Ô xít ti tan

Câu hỏi 17 :

Nguyên nhân chính làm cho năng suất lao động của nước ta còn thấp so với thế giới là:

A do lao động nước ta phân bố không đều.

B do lao động nước ta tăng nhanh.

C do lao động nước ta thuộc loại trẻ.

D do chất lượng lao động còn nhiều hạn chế.

Câu hỏi 18 :

Sự phát triển và phân bố đàn gia súc lớn ở nước ta phụ thuộc chủ yếu vào 

A thức ăn từ hoa màu lương thực.

B thức ăn công nghiệp.

C các đồng cỏ tự nhiên.

D thị trường tiêu thụ sản phẩm

Câu hỏi 19 :

Hai vùng dẫn đầu cả nước về sản lượng tôm nuôi là:

A Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

B Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.

C  Đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải Nam Trung Bộ.

D Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ

Câu hỏi 20 :

Cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng nông nghiệp :

A Đông Nam Bộ.

B  Đồng bằng sông Hồng.

C Bắc Trung Bộ.

D Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu hỏi 21 :

Ở nước ta, vùng có điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng các cảng nước sâu là: 

A Đồng bằng sông Hồng.

B Bắc Trung Bộ.

C Duyên hải Nam Trung Bộ.

D Đông Nam Bộ.

Câu hỏi 22 :

Vai trò về mặt xã hội của việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là

A bảo vệ đất, chống xói mòn, giảm hạn hán.

B phân bố lại dân cư và lao động, giải quyết việc làm.

C thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở vùng cao, biên giới.

D cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước, xuất khẩu.

Câu hỏi 24 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, các trung tâm công nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A Việt Trì, Phúc Yên, Thái Nguyên, Hạ Long.

B Thái Nguyên, Việt Trì, Bắc Ninh, Cẩm Phả.

C Việt Trì, Thái Nguyên, Hạ Long, Cẩm Phả.

D Việt Trì, Thái Nguyên, Hạ Long, Uông Bí.

Câu hỏi 25 :

Từ tháng XI đến tháng IV năm sau, khu vực từ Đà Nẵng trở vào chủ yếu chịu tác động của: 

A gió mùa Đông Bắc.

B gió mùa Tây Nam.

C  Tín phong bán cầu Bắc.         

D gió Đông Nam.

Câu hỏi 26 :

Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự phân hóa thiên nhiên theo Đông - Tây ở vùng đồi núi nước ta là

A vị trí gần hay xa biển.

B ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo chiều Bắc - Nam.

C ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo chiều Đông - Tây.

D tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi. 

Câu hỏi 27 :

Căn cứ vào cấp quản lí thì Hà Nội là đô thị

A  loại đặc biệt.

B  loại 1.

C trực thuộc Trung ương.

D  trực thuộc tỉnh.

Câu hỏi 28 :

Khu vực có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ cao nhất ở nước ta là

A Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận.

C Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

D Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu hỏi 30 :

Hạn chế lớn nhất đối với các sản phẩm xuất khẩu thuộc nhóm hàng dệt - may là:

A tỉ trọng hàng gia công còn lớn.

B  thị trường ngày càng bị thu hẹp.

C giá thành sản phẩm quá cao.

D khó xâm nhập vào các thị trường khó tính.

Câu hỏi 31 :

Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về diện tích cây

A cà phê.

B hồ tiêu.

C cao su.

D chè.

Câu hỏi 32 :

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh đặc biệt để phát triển ngành công nghiệp nào?

A Chế biến nông- lâm- thủy sản.

B Sản xuất hàng tiêu dùng.

C Sản xuất vật liệu xây dựng.

D Khai thác khoáng sản và thủy điện.

Câu hỏi 33 :

Vùng có điều kiện thuận lợi nhất để phát triển tổng hợp kinh tế biển là

A Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B Bắc Trung Bộ.

C Duyên hải Nam Trung Bộ.

D Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu hỏi 34 :

Cho biểu đồ:Căn cứ vào biểu đồ hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng với tình hình phát triển ngành trồng cây công nghiệp nước ta:

A Diện tích cây công nghiệp hàng năm lớn hơn diện tích cây công nghiệp lâu năm.

B Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng, giá trị sản xuất ngành trồng cây công nghiệp giảm.

C Diện tích cây công nghiệp hàng năm giảm, giá trị sản xuất ngành trồng cây công nghiệp tăng.

D Diện tích cây công nghiệp tăng, giá trị sản xuất ngành trồng cây công nghiệp giảm.

 

Câu hỏi 35 :

Cho biểu đồ:Biểu đồ trên thể hiện

A tình hình phát triển một số sản phẩm công nghiệp của nước ta.

B sự  thay đổi cơ cấu một số sản phẩm công nghiệp của nước ta.

C quy mô tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp của nước ta.

D tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp của nước ta.

Câu hỏi 36 :

Cho bảng số liệu:DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY LƯƠNG THỰC CÓ HẠT QUA CÁC NĂM(Đơn vị: nghìn ha)Theo bảng trên, nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt ở nước ta?

A Tổng diện tích, diện tích lúa và ngô đều tăng.

B Diện tích gieo trồng lúa có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn ngô.

C Diện tích gieo trồng lúa luôn lớn hơn diện tích gieo trồng ngô.

D Diện tích gieo trồng ngô tăng liên tục qua các năm.

Câu hỏi 37 :

Khó khăn lớn nhất đối với hoạt động du lịch biển ở miền Bắc là:

A không có các bãi biển đẹp.

B cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ ngành du lịch còn hạn chế.

C  thiên tai thường xuyên xảy ra.

D  sự phân mùa của khí hậu

Câu hỏi 38 :

Ý nghĩa về mặt an ninh quốc phòng của các đảo và quần đảo được thể hiện ở:

A Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.

B Các đảo và quần đảo là hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới.

C Các đảo và quần đảo tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.

D Các đảo và quần đảo có nguồn tài nguyên phong phú.

Câu hỏi 39 :

Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của vùng kinh tế trọng điểm?

A Bao gồm nhiều tỉnh, thành phố và ranh giới không thay đổi theo thời gian.

B Hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các nhà đầu tư.

C Có tỉ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia, tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác.

D Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra toàn quốc.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK