Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Địa lý Đề khảo sát THPTQG 2017 môn Địa lý Sở GDĐT Ninh Bình (có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết)

Đề khảo sát THPTQG 2017 môn Địa lý Sở GDĐT Ninh Bình (có đáp án và hướng dẫn giải chi...

Câu hỏi 1 :

Ý nào dưới đây không đúng với hoạt động của bão ở nước ta?

A mùa bão Việt Nam chậm dần từ Bắc vào Nam.

B bão tập trung nhiều nhất vào tháng IX  sau đó đến tháng X và tháng VIII.

C mùa bão ở miền Nam đến sớm hơn miền Bắc.

D mùa bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI hằng năm.

Câu hỏi 2 :

Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam, cho biết vùng nào chịu ảnh hưởng của bão nhiều nhất nước ta?

A Đồng bằng sông Hồng.   

B Bắc Trung Bộ.

C Duyên hải Nam Trung Bộ. 

D Đông Nam Bộ.

Câu hỏi 3 :

Sự khác biệt về khí hậu giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc của nước ta là do

A tác động của gió mùa với hướng các dãy núi.

B độ cao địa hình và hướng của các dãy núi.

C độ cao địa hình và ảnh hưởng của biển Đông.

D ảnh hưởng của biển Đông và tác động của gió mùa.

Câu hỏi 4 :

Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ sự  đa dạng sinh học của nước ta là

A giao đất, giao rừng cho người dân tránh tình trạng du canh du cư.

B duy trì, phát triển diện tích và chất lượng rừng.

C xây dựng hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

D thực hiện các dự án trồng rừng theo kế hoạch.

Câu hỏi 5 :

Nguyên nhân chủ yếu gây mưa cho cả nước và thời kỳ cuối mùa hạ là

A gió mùa Đông Bắc kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới.

B gió mùa Tây Nam kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới.

C gió mùa Đông Bắc và Frông.

D gió mùa Tây Nam và Frông.

Câu hỏi 6 :

Vùng trung du và miền núi nước ta có mật độ dân số thấp hơn vùng đồng bằng là do

A cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế.

B Lịch sử định cư sớm hơn.

C Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội có nhiều khó khăn.

D đất đai không thuận lợi để phát triển cây công nghiệp.

Câu hỏi 7 :

Mùa đông ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ nước ta có đặc điểm

A đến sớm và kết thúc sớm.        

B đến muộn và kết thúc muộn.

C  đến muộn và kết thúc sớm.      

D đến sớm và kết thúc muộn.

Câu hỏi 8 :

Đồng bằng sông Cửu Long nước ta được bồi tụ bởi phù sa của hệ thống sông

A Tiền và sông Hậu. 

B Tiền và sông Vàm Cỏ

C Sài Gòn và sông Tiền.         

D Hậu và sông Sài Gòn.

Câu hỏi 9 :

Cho bảng số liệu sau: Nhiệt độ trung bình của một số địa điểm ở nước ta      ( Đơn vị:  oC) Nhận xét nào sau đây là đúng từ bả số liệu trên?

A Biên độ nhiệt độ năm tăng dần từ bắc vào nam.

B Biên độ nhiệt độ năm giảm dần từ bắc vào nam.

C Biên độ nhiệt độ năm thấp nhất tại Lạng Sơn.

D Biên độ nhiệt độ năm cao nhất tại Huế.

Câu hỏi 10 :

Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm sông ngòi nước ta?

A Mạng lưới dày đặc.     

B Chế độ nước theo mùa.

C Nhiều nước, giàu phù sa.          

D Sông ngòi nhiều nước quanh năm.

Câu hỏi 11 :

Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư nước ta?

A Dân số đông, nhiều thành phần dân tộc.

B Gia tăng dân tự nhiên giảm.

C Dân cư phân bố hợp lí giữa thành thị và nông thôn.

D Dân số đang có sự biến đổi nhanh về cơ cấu nhóm tuổi.

Câu hỏi 12 :

Vùng biển Nam Trung Bộ nước ta thuận lợi nhất cho nghề làm muối là do có

A nắng nhiều, nhiệt độ cao, mưa ít.

B thủy triều lên xuống nhanh, nhiệt độ cao.

C nắng nhiều, bãi biển thoải, gió mạnh.

D bờ biển bằng phẳng, thủy triều lên xuống nhanh.

Câu hỏi 13 :

Kiểu thời tiết lạnh khô xuất hiện vào mùa đông ở miền Bắc nước ta trong khoảng thời gian

A đầu mùa đông. 

B giữa mùa đông.

C cuối mùa đông.     

D đầu và cuối mùa đông.

Câu hỏi 14 :

Loại đất chủ yếu của đai nhiệt đới gió mùa ở nước ta là

A đất mùn thô.   

B đất feralit và đất phù sa.

C đất mùn.    

D đất feralit có mùn.

Câu hỏi 15 :

Ở nước ta từ tháng XI đến tháng IV năm sau, khu vực từ Đà Nẵng trở vào phía nam chủ yếu chịu tác động của

A  gió phơn Tây Nam.    

B gió mùa Đông Bắc.

C gió tín phong bán cầu Bắc.     

D  gió mùa Tây Nam.

Câu hỏi 16 :

Mục tiêu ban hành “sách đỏ Việt Nam” là

A bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng.

B bảo tồn các loài động, thực vật quý hiếm.

C kiểm kê các loài động, thực vật ở Việt Nam.

D đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật của đất nước.

Câu hỏi 17 :

Giải pháp quan trọng nhất đối với sử dụng đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng nước ta là

A phát triển cây đặc sản có giá trị kinh tế cao.

B  khai hoang mở rộng diện tích.

C chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi.

D đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ.

Câu hỏi 18 :

Thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội của khu vực đồi núi nước ta là

A rừng, cây công nghiệp, chăn nuôi, thủy sản.

B khai thác khoáng sản, thủy điện, du lịch, giao thông.

C  cây lương thực, cây ăn quả, khoáng sản, du lịch.

D khoáng sản, rừng, thủy năng và du lịch.

Câu hỏi 19 :

Biện pháp nào sau đây không phù hợp trong việc bảo vệ tài nguyên đất ở vùng đồi núi của nước ta?

A Ngăn chặn nạn du canh du cư.

B Bảo vệ rừng và đất rừng.

C Phát triển thủy lợi và canh tác nông - lâm kết hợp.

D Chuyển phần đất rừng sang đất thổ cư.

Câu hỏi 20 :

Cho biểu đồ:Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A Nhiệt độ và độ ẩm của một số địa điểm nước ta.

B Nhiệt độ, lượng mưa của một số địa điểm nước ta.

C Lượng mưa và độ ẩm của một số địa điểm nước ta.

D Lượng mưa và lượng bốc hơi của một số địa điểm nước ta.

Câu hỏi 21 :

Ý nào sau đây không phải là đặc điểm tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?

A Vùng ven biển có nhiều cồn cát, đầm phá, nhiều bãi tắm đẹp

B Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh tạo nên một mùa đông lạnh

C Tài nguyên khoáng sản giàu có như than, đá vôi, thiếc, chì, kẽm

D Đồi núi thấp chiếm ưu thế, hướng núi vòng cung, đồng bằng mở rộng

Câu hỏi 22 :

Nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân mùa tạo điều kiện cho nước ta

A phát triển đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.       

B phát triển ngành trồng rừng, khai khoáng.

C phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.    

D phát triển hoạt động du lịch quanh năm.

Câu hỏi 23 :

Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi.

A  Vị trí địa lí.           

B Hoạt động của gió mùa.

C Địa hình đa dạng.     

D  Hình dạng lãnh thổ.

Câu hỏi 24 :

Nước ta có thể mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trên thế giới là do vị trí địa lí

A trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa.

B  trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng.

C tiếp giáp với vùng biển rộng lớn.     

D liền kề cùng với nhiều nước có nét tương đồng về lịch sử văn hóa.

Câu hỏi 26 :

Điểm cực Bắc nước ta nằm ở vĩ độ

A 80 34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

B 1020 09’Đ  tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

C 1090 24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

D 230 23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Câu hỏi 27 :

Mật độ dân số trung bình của nước ta có xu hướng

A giữ nguyên và ít biến động.            

B thấp so với trung bình thế giới.

C ngày càng tăng.        

D ngày càng giảm.

Câu hỏi 28 :

Nguyên nhân làm cho nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa là do có vị trí địa lí

A nằm ở vùng vĩ độ thấp, giáp biển Đông nên nhận được lượng nhiệt lớn, lượng mưa nhiều.

B nằm trong vùng nội chí tuyến, trong khu vực hoạt động của gió mùa châu Á và tiếp giáp biển Đông.

C nằm trong vùng gió mùa, giữa 2 đường chí tuyến nên có lượng mưa lớn và góc nhập xạ lớn quanh năm.

D nằm trong vành đai nhiệt đới bán cầu Bắc, quanh năm nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn.

Câu hỏi 29 :

Trong tổng diện tích đất rừng ở nước ta, chiếm tỉ lệ lớn nhất là

A rừng giàu.

B  rừng nghèo và rừng mới phục hồi.

C rừng trồng chưa khai thác.

D đất trống, đồi núi trọc.

Câu hỏi 30 :

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, sắp xếp các vườn quốc gia nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam.

A Ba Bể - Cát Tiên - Tràm Chim -Bến En. 

B Ba Bể - Tràm Chim - Cát Tiên - Bến En.

C  Ba Bể - Bến En - Cát Tiên - Tràm Chim.    

D Ba Bể - Bến En - Tràm Chim - Cát Tiên.

Câu hỏi 31 :

Ở nước ta hướng núi vòng cung thể hiện rõ nhất ở vùng núi

A Đông Bắc và Trường Sơn Nam.      

B Tây Bắc và Đông Bắc.

C Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.       

D  Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

Câu hỏi 32 :

Vùng có mật độ dân số trung bình cao nhất nước ta là

A Trung du miền núi Bắc Bộ.  

B Đồng Bằng Sông Hồng.

C Đông Nam Bộ.    

D Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Câu hỏi 33 :

Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm chung của Biển Đông?

A Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

B Nằm trong vùng nhiệt đới khô.

C  Lớn thứ hai trong các biển của Thái Bình Dương.

D Là biển tương đối kín.

Câu hỏi 34 :

Việc đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi và phát triển công nghiệp nông thôn của nước ta nhằm 

A nâng cao tỉ lệ dân thành thị, giảm tỉ lệ dân cư nông thôn.

B giải quyết nhu cầu thất nghiệp và thiếu việc làm giữa các vùng.

C phân bố lại dân cư lao động giữa khu vực nông thôn và thành thị

D khai thác hợp lí tài nguyên và sử dụng hiệu quả nguồn lao động.

Câu hỏi 35 :

Ở nước ta “Địa hình núi thấp, hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu”  là đặc điểm của vùng núi

A Đông Bắc.        

B Tây Bắc.        

C  Trường Sơn Nam.    

D  Trường Sơn Bắc.

Câu hỏi 36 :

Dạng địa hình bán bình nguyên ở nước ta thể hiện rõ nhất ở khu vực                                

A Tây Nguyên.

B Nam Trung Bộ.     

C Trung du Bắc Bộ.   

D Đông Nam Bộ.

Câu hỏi 37 :

Sự màu mỡ của đất feralit ở miền núi nước ta phụ thuộc chủ yếu vào

A quá trình xâm thực - bồi tụ.       

B điều kiện khí hậu của vùng núi.

C kĩ thuật canh tác của con người.             

D nguồn gốc đá mẹ khác nhau.

Câu hỏi 38 :

Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam, cho biết cao nguyên Mộc Châu thuộc vùng núi nào nước ta?

A Tây Bắc.   

B Trường Sơn Bắc.        

C  Trường Sơn Nam.      

D Đông Bắc.

Câu hỏi 39 :

Hai bể dầu khí lớn nhất ở thềm lục địa nước ta là

A Nam Côn Sơn và Thổ Chu - Mã Lai.  

B Nam Côn Sơn và Sông Hồng.

C Cửu Long và Nam Côn Sơn.       

D Cửu Long và Sông Hồng

Câu hỏi 40 :

Đặc điểm nổi bật của khí hậu của phần lãnh thổ phía Nam nước ta là

A có một mùa khô và một mùa mưa rõ rệt.

B mưa ít vào mùa hạ, mưa nhiều vào thu đông.

C màu đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng mưa nhiều.

D mùa hạ nóng, mưa ít, mùa đông lạnh, mưa nhiều.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK