Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Địa lý Đề thi thử THPTQG 2017 môn Địa lý Trường THPT Yên Lạc Vĩnh Phúc ( lần 3) (có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết)

Đề thi thử THPTQG 2017 môn Địa lý Trường THPT Yên Lạc Vĩnh Phúc ( lần 3) (có đáp án...

Câu hỏi 1 :

Cao su được trồng nhiều nhất ở

A Trung du và miền núi Bắc Bộ 

B Duyên hải Nam Trung Bộ.

C Tây Nguyên

D Đông Nam Bộ

Câu hỏi 2 :

Theo số liệu thống kê, tính đến năm 2006 vùng có mật độ dân số cao  nhất nước ta là:

A Đồng bằng sông Hồng

B Tây Bắc.

C  Đông Nam Bộ. 

D Đồng bằng sông Cửu Long

Câu hỏi 3 :

Cho biểu đồBiểu đồ trên thể hiện:

A sự chuyển dịch cơ cấu lao động phân theo  khu vực tế của nước ta.

B cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta.

C  sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực tế của nước ta.

D quy mô, cơ cấu lao động phân theo thành khu vực tế của nước ta.

Câu hỏi 4 :

Biểu hiện để chứng tỏ nước ta có lượng mưa và độ ẩm lớn là:

A lượng mưa trung bình năm từ 1500 – 2000mm, độ ẩm không khí trung bình trên 80%, cân bằng ẩm luôn dương                 

B lượng mưa nhiều, độ ẩm không khí cao.

C Trong năm có một mùa mưa và một mùa khô.             

D sông ngòi nhiều nước giàu phù sa.

Câu hỏi 6 :

Trong nội bộ khu vực 2 đang có xu hướng chuyển dịch tích cực để:

A Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

B Giải quyết việc làm, tăng thu nhập người dân.

C Phù hợp với yêu cầu thị trường và tăng hiệu quả đầu tư.

D Thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển.

Câu hỏi 7 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15: tỉ lệ dân số thành  thị và  tỉ lệ dân số nông thôn nước ta năm 2007 là:

A 23,37 triệu người và 61,8 triệu người.

B 23,37 triệu và 72,6%.

C 27,4% và 72,6%.      

D  61,8 triệu người và 27,4%.

Câu hỏi 8 :

Trong những năm gần đây tốc độ tăng dân số nước ta đã chậm lại là do:

A Tỉ lệ sinh giảm nhanh.

B Tỉ lệ tăng tự nhiên giảm do kết quả cuả việc thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.

C  Số người trong độ tuổi sinh đẻ giảm.               

D Tỉ lệ tử  có xu hướng tăng lên

Câu hỏi 9 :

Ở nước ta gió Tín Phong hoạt động mạnh:

A từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

B  thời kì chuyển tiếp giữa 2 mùa gió ( gió mùa mùa hạ, gió mùa mùa đông)

C từ tháng 5 đến tháng 10.              

D suốt cả năm.

Câu hỏi 10 :

Cây rau màu ôn đới được trồng ở đồng bằng sông Hồng vào vụ

A xuân.    

B Hè thu.           

C  Mùa.      

D Đông

Câu hỏi 11 :

Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi nước ta phụ thuộc chặt chẽ yếu tố.

A  Hình thức chăn nuôi.     

B Cơ sở nguồn thức ăn.

C Thị trường tiêu thụ       

D Cơ sở công nghiệp chế biến

Câu hỏi 12 :

Từ năm 1991 đến nay, sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta có đặc điểm:

A Khu vực I giảm dần tỉ trọng nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.

B  Khu vực III luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP dù tăng không ổn định.

C Khu vực II dù tỉ trọng không cao nhưng là ngành tăng nhanh nhất.

D Khu vực I giảm dần tỉ trọng và đã trở thành ngành có tỉ trọng thấp nhất

Câu hỏi 13 :

Nhân tố có ý nghĩa hàng đầu tạo nên những thành tựu to lớn của ngành chăn nuôi nước ta trong thời gian qua là :

A Thú y phát triển đã ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

B Nhiều giống gia súc gia cầm có chất lượng cao được nhập nội.

C Nguồn thức ăn cho chăn nuôi ngày càng được bảo đảm tốt hơn.

D  Nhu cầu thị trường trong và ngoài nước ngày càng tăng.

Câu hỏi 14 :

Sau khi nước ta gia nhập WTO, thành phần kinh tế nào có tỉ trọng tăng nhanh nhất:

A Kinh tế nhà nước        

B Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

C Kinh tế tư nhân            

D Kinh tế cá thể

Câu hỏi 15 :

Căn cứ vào trang 15, Atlat Địa lí Việt Nam: hai đô thị có quy mô dân số lớn nhất ở Đông Nam Bộ là:

A Biên Hòa, Vũng Tàu     

B Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

C TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu      

D TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa

Câu hỏi 16 :

Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là:

A Địa hình thấp và hẹp ngang      

B Gồm các khối núi và cao nguyên

C  Có nhiều dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta.   

D Có bốn cánh cung lớn

Câu hỏi 18 :

Điểm nào sau đây không phải là hậu quả của  sự phân  bố dân cư không đều?

A Gây trở ngại cho việc giảm gia tăng dân số.

B Gây tình trạng sử dụng lao động lãng phí, không hợp lí giữa các vùng.

C  Gây khó khăn cho việc khai thác tài nguyên ở nơi ít lao động.

D Gây sức ép đến tài nguyên, môi trường ở nơi  đông dân.

Câu hỏi 20 :

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (cực Nam Trung Bộ) chuyên về trồng nho, thanh long, chăn nuôi cừu đã thể hiện:

A Sự chuyển đổi mùa vụ từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng lên miền núi.

B Việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.

C Việc khai thác tốt hơn tính mùa vụ của nền nông nghiệp nhiệt đới.

D Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.

Câu hỏi 21 :

Hai vịnh biển lớn trong biển Đông ở nước ta là:

A vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan.        

B Vịnh Bắc Bộ, vịnh Cam Ranh

C Vịnh Thái Lan, vịnh Cam Ranh.            

D  Vịnh Bắc Bộ,vịnh Đà Nẵng.

Câu hỏi 22 :

Đây là đặc trưng cơ bản nhất của nền nông nghiệp cổ truyền.

A  Là nền nông nghiệp tiểu nông mang tính tự cấp, tự túc.

B Sử dụng nhiều sức người, công cụ thủ công.

C Năng suất lao động và năng suất cây trồng thấp.

D  Cơ cấu sản phẩm rất đa dạng.

Câu hỏi 23 :

Dựa vào bảng số liệu sau đây về sản lượng thuỷ sản của nước ta thời kì 1990 – 2005 (nghìn tấn)Nhận định nào sau đây chưa chính xác ?

A  Sản lựơng thuỷ sản tăng nhanh, tăng liên tục và tăng toàn diện.

B Sản lượng thuỷ sản giai đoạn 2000 - 2005 tăng nhanh hơn giai đoạn 1990 - 1995.

C Nuôi trồng tăng gần 8,9 lần trong khi khai thác chỉ tăng hơn 2,7 lần.

D Tốc độ tăng của nuôi trồng nhanh gấp hơn 2 lần tốc độ tăng của cả ngành.

Câu hỏi 24 :

Đây là đặc điểm của các cao nguyên Mơ Nông, Bảo Lộc, Di Linh

A Cấu tạo chủ yếu bởi đất xám phù sa cổ.   

B Có độ cao trên 800m.

C Cấu tạo chủ yếu bởi đá ba dan     

D Cấu tạo chủ yếu bởi đá vội.

Câu hỏi 25 :

Điểm cực Tây của nước ta thuộc tỉnh nào?

A Lạng Sơn.      

B  Lai Châu.       

C Hà Giang    

D Điện Biên.

Câu hỏi 26 :

Xét về góc độ kinh tế, vị trí địa lí của nước ta :

A Thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ ; tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước và thu hút đầu tư của nước ngoài.

B Thuận lợi trong việc hợp tác sử dụng tổng hợp các nguồn lợi của Biển Đông, thềm lục địa và sông Mê Công với các nước có liên quan.

C Thuận lợi cho việc trao đổi, hợp tác, giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.

D Thuận lợi cho việc hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kĩ thuật với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Câu hỏi 27 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam  cho biết: đồng bằng Phú Yên được mở rộng ở cửa sông:

A Đà Rằng.      

B Mã – Chu         

C  Thu Bồn.      

D  Cả.

Câu hỏi 29 :

Thành phần dân tộc của Việt Nam phong phú và đa dạng là do :

A  Loài người định cư khá sớm.

B Nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư lớn trong lịch sử.

C Có nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc dân tộc.

D Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của thế giới.

Câu hỏi 30 :

Thành phần kinh tế nào ở nước ta giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế?

A Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.              

B Kinh tế tập thể.

C Kinh tế Nhà nước.              

D Kinh tế tư nhân.

Câu hỏi 31 :

Cho bảng số liệu sau : NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên:

A Nhiệt độ trung bình  năm của các địa điểm  ở nước  ta thấp.

B Nhiệt độ trung bình của các địa điểm trong tháng 1 thấp hơn tháng 7.

C Nhiệt độ trung bình của các địa điểm trong tháng 7 cao.

D Nhiệt độ trung bình năm của các địa điểm  ở nước ta  tăng dần từ Bắc vào Nam.

Câu hỏi 32 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam cho biết: thung lũng sông có hướng vòng cung theo hướng núi là:

A Sông Chu.     

B Sông Mã.    

C Sông Cầu.  

D Sông Đà

Câu hỏi 33 :

Theo số liệu thống kê năm 2006, số dân nước ta là:

A 83,4 triệu người.   

B 82,6 triệu người.

C  84,15 triệu người.  

D 81,5 triệu người.

Câu hỏi 34 :

Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về sự phân bố của một số cây công nghiệp:

A Cây cà phê phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ

B Cây cao su phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên, trung du miền núi Bắc Bộ

C Cây chè phân bố chủ yếu ở trung du miền núi Bắc Bộ, tỉnh Lâm Đồng

D  Cây dừa trồng nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long.

Câu hỏi 35 :

“Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay         Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy”                               ( Mưa Xuân, Nguyễn Bính)Thời tiết “mưa xuân” được nhắc đế trong câu thơ trên diễn ra ở................, vào thời kì................., do ảnh hưởng.............

A Miền Bắc, nửa cuối mùa đông, gió mùa mùa đông đi lệch hướng ra biển.

B  Miền Bắc,  nửa đầu mùa đông, gió Tín phong.

C Ven biển và các đồng bằng Bắc bộ, Bắc Trung Bộ, nửa cuối mùa đông, gió mùa mùa đông đi lệch hướng ra biển.

D Cả nước,  nửa cuối mùa đông, gió mùa mùa đông.

Câu hỏi 37 :

Cho bảng số liệu sau: Diện tích và dân số một số vùng nước ta năm 2006Nhận  xét nào không đúng:

A Mật độ dân số của Đồng bằng sông Hồng là 1.225 người/km2.

B Mật độ dân số của Đồng bằng sông Hồng cao gấp 5 lần của  Đông Nam Bộ.

C Mật độ dân số theo thứ tự giảm dần là: Đồng bằng sông Hồng ,Đông Nam Bộ, Tây Nguyên

D Mật độ dân số của  Đông Nam Bộ là 511 người/km2.

Câu hỏi 38 :

Động vật nào sau đây không tiêu biểu cho phần phía Nam lãnh thổ?

A Thú lớn (Voi, hổ, báo,...).        

B  Trăn, rắn, cá sấu

C  Thú có lông dày (gấu, chồn,...).                 

D Thú có móng vuốt

Câu hỏi 39 :

Điểm nào sau đây không phải là biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực 1.

A Giảm tỉ trọng các cây công nghiệp lâu năm.

B Giảm cây lương thực, tăng cây công nghiệp.

C Giảm tỉ trọng trồng trọt, tăng tỉ trọng chăn nuôi.

D Giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng thủy sản.

Câu hỏi 40 :

Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta năm 2005, chiếm tỉ trọng từ cao xuống thấp lần lượt là:

A  Chăn nuôi, trồng trọt, dịch vụ nông nghiệp.

B Trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp.

C Dịch vụ nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt. 

D Chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp, trồng trọt.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK