Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Vật lý Đề kiểm tra hết chương III(đề số 1) – Có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra hết chương III(đề số 1) – Có lời giải chi tiết

Câu hỏi 1 :

Khi nhiệt độ của dây kim loại tăng, điện trở của nó sẽ

A Giảm đi.

B Không thay đổi.

C Tăng lên.

D Ban đầu tăng lên theo nhiệt độ nhưng sau đó lại giảm dần.

Câu hỏi 2 :

Nguyên nhân gây ra hiện tượng toả nhiệt trong dây dẫn khi có dòng điện chạy qua là:

A Do năng lượng của chuyển động có hướng của electron truyền cho ion(+) khi va chạm.

B Do năng lượng dao động của ion (+) truyền cho eclectron  khi va chạm.

C Do năng lượng của chuyển động có hướng của electron truyền cho ion (-) khi va chạm.

D Do năng lượng của chuyển động có hướng của electron, ion (-) truyền cho ion (+) khi va chạm.

Câu hỏi 3 :

Nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại là:

A Do sự va chạm của các electron với các ion (+) ở các nút mạng.

B Do sự va chạm của các ion (+) ở các nút mạng với nhau.

C Do sự va chạm của các electron với nhau.

D Cả B và C đúng.

Câu hỏi 4 :

Khi nhiệt độ tăng thì điện trở suất của thanh kim loại cũng tăng do:

A Chuyển động vì nhiệt của các electron tăng lên.

B Chuyển động định hướng của các electron tăng lên.

C Biên độ dao động của các ion quanh nút mạng tăng lên.

D Biên độ dao động của các ion quanh nút mạng giảm đi.

Câu hỏi 5 :

Hai thanh kim loại được nối với nhau bởi hai đầu mối hàn tạo thành một mạch kín, hiện tượng nhiệt điện chỉ xảy ra khi:

A Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn bằng nhau.

B Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn khác nhau.

C Hai thanh kim loại có bản chất giống nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn bằng nhau.

D Hai thanh kim loại có bản chất giống nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn khác nhau.

Câu hỏi 6 :

Suất điện động nhiệt điện phụ thuộc vào:

A Hiệu nhiệt độ (T1 – T2) giữa hai đầu mối hàn.

B Hệ số nở dài vì nhiệt 

C Khoảng cách giữa hai mối hàn.

D Điện trở của các mối hàn.

Câu hỏi 7 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng?  

A Cặp nhiệt điện gồm hai dây dẫn điện có bản chất khác nhau hàn nối với nhau thành một mạch kín và hai mối hàn của nó được giữ ở hai nhiệt độ khác nhau.

B Nguyên nhân gây ra suất điện động nhiệt điện là do chuyển động nhiệt của các hạt tải điện trong mạch điện có nhiệt độ không đồng nhất.

C Suất điện động nhiệt điện E tỉ lệ nghịch với hiệu nhiệt độ (T1 – T2) giữa hai đầu mối hàn của cặp nhiệt điện.

D Suất điện động nhiệt điện E xấp xỉ tỉ lệ với hiệu nhiệt độ (T1 – T2) giữa hai đầu mối hàn của cặp nhiệt điện.

Câu hỏi 8 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A Đối với vật liệu siêu dẫn, để có dòng điện chạy trong mạch ta luôn phải duy trì một hiệu điện thế trong mạch.

B Điện trở của vật siêu dẫn bằng không.

C  Đối với vật liệu siêu dẫn, có khả năng tự duy trì dòng điện trong mạch sau khi ngắt bỏ nguồn điện.

D  Đối với vật liệu siêu dẫn, năng lượng hao phí do toả nhiệt bằng không.

Câu hỏi 9 :

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dịch có hướng của các iôn âm, electron đi về anốt và iôn dương đi về catốt.

B Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dịch có hướng của các electron đi về anốt và các iôn dương đi về catốt.

C Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dịch có hướng của các iôn âm đi về anốt và các iôn dương đi về catốt.

D Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dịch có hướng của các electron đi về từ catốt về anốt, khi catốt bị nung nóng.

Câu hỏi 10 :

Công thức nào sau đây là công thức đúng của định luật Fara-đây?

A m=FAIt/n

B m=DV

C I=mFn/(At)

D t=mn/(AIF)

Câu hỏi 17 :

Câu nào dưới đây nói về chân không vật lý là không đúng?

A Chân không vật lý là một môi trường trong đó không có bất  kỳ phân tử khí nào.

B Chân không vật lý là một môi trường trong đó các hạt chuyển động không bị va chạm với các hạt khác.

C Có thể coi bên trong  một bình là chân không nếu áp suất trong bình ở dưới khoảng 0,0001mmHg.

D Chân không vật lý là một môi trường không chứa sẵn các hạt tải điện nên bình thường nó không dẫn điện.

Câu hỏi 18 :

Bản chất của dòng điện trong chân không là

A Dòng dịch chuyển có hướng của các iôn dương cùng chiều điện trường và của các iôn âm ngược chiều điện trường

B Dòng dịch chuyển có hướng của các electron ngược chiều điện trường

C Dòng chuyển dời có hướng ngược chiều điện trường của các electron bứt ra khỏi catốt khi bị nung nóng

D Dòng dịch chuyển có hướng của các iôn dương cùng chiều điện trường, của các iôn âm và electron ngược chiều điện trường

Câu hỏi 19 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A

Tia catốt có khả năng đâm xuyên qua các lá kim loại mỏng.

B Tia catốt không bị lệch trong điện trường và từ trường.

C Tia catốt có mang năng lượng.

D Tia catốt phát ra vuông góc với mặt catốt.

Câu hỏi 20 :

Cường độ dòng điện bão hoà trong chân không tăng khi nhiệt độ catôt tăng là do:

A  Số hạt tải điện do bị iôn hoá tăng lên.

B Sức cản của môi trường lên các hạt tải điện giảm đi.

C Số electron bật ra khỏi catốt nhiều hơn.

D Số eletron bật ra khỏi catốt trong một giây tăng lên.

Câu hỏi 30 :

Chọn đáp án đúng

A Hai lực cân bằng là hai lực được đặt vào cùng một vật, cùng giá, ngược chiều và có cùng độ lớn.

B Hai lực cân bằng là hai lực cùng giá, ngược chiều và có cùng độ lớn.

C Hai lực cân bằng là hai lực được đặt vào cùng một vật, ngược chiều và khác độ lớn.         

D Hai lực cân bằng là hai lực được đặt vào cùng một vật, cùng giá, cùng chiều và có cùng độ lớn.

Câu hỏi 32 :

Chọn đáp án đúng.Trọng tâm của vật là điểm đặt của

A trọng lực tác dụng vào vật.

B lực đàn hồi tác dụng vào vật.

C lực hướng tâm tác dụng vào vật.          

D lực từ trường Trái Đất tác dụng vào vật.

Câu hỏi 33 :

Chọn đáp án đúng.Mô men của một lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho

A tác dụng kéo của lực.   

B tác dụng làm quay của lực.

C tác dụng uốn của lực.

D tác dụng nén của lực.

Câu hỏi 35 :

Các dạng cân bằng của vật rắn là:

A Cân bằng bền, cân bằng không bền

B Cân bằng  không bền, cân bằng phiếm định.

C  Cân bằng bền, cân bằng phiếm định.    

D  Cân bằng bền, cân bằng không bền, cân bằng phiếm định

Câu hỏi 36 :

Chọn đáp án đúng Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là giá của trọng lực 

A phải xuyên qua mặt chân đế.   

B không xuyên qua mặt chân đế.

C nằm ngoài mặt chân đế.           

D trọng tâm ở ngoài mặt chân đế.

Câu hỏi 37 :

Chuyển động tính tiến của một vật rắn là chuyển động trong đó đường nối hai điểm bất kỳ của vật luôn luôn :

A song song với chính nó.           

B ngược chiều với chính nó.

C cùng chiều với chính nó.         

D tịnh tiến với chính nó.

Câu hỏi 38 :

Mômen của ngẫu lực được tính theo công thức.

A M = Fd

B M = F.d/2.

C M = F/2.d.

D M = F/d

Câu hỏi 39 :

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai ? Vị trí trọng tâm của một vật 

A phải là một điểm của vật.

B có thể trùng với tâm đối xứng của vật.

C có thể ở trên trục đối xứng của vật.      

D phụ thuộc sự phân bố của khối lượng vật.

Câu hỏi 40 :

Nhận xét nào sau đây là đúng.Quy tắc mômen lực:

A Chỉ được dùng cho vật rắn có trục cố định.

B  Chỉ được dùng cho vật rắn không có trục cố định.

C Không dùng cho vật nào cả.

D Dùng được cho cả vật rắn có trục cố định và không cố định

Câu hỏi 41 :

Chọn đáp án đúng.Cánh tay đòn của lực là

A khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.

B khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực.

C khoảng cách từ vật đến giá của lực.

D khoảng cách từ trục quay đến vật.

Câu hỏi 42 :

Để tăng mức vững vàng của trạng thái cân bằng đối với xe cần cẩu người ta chế tạo:

A Xe có khối lượng lớn.

B Xe có mặt chân đế rộng.

C Xe có mặt chân đế rộng và trọng tâm thấp.

D Xe có mặt chân đế rộng, và khối lượng lớn.

Câu hỏi 43 :

Tại sao không lật đổ được con lật đật?

A Vì nó được chế tạo ở trạng thái cân bằng bền.

B Vì nó được chế tạo ở trạng thái cân bằng không bền.

C Vì nó được chế tạo ở trạng thái cần bằng phiếm định.

D Vì nó có dạng hình tròn.

Câu hỏi 44 :

Chọn đáp án đúng.Ôtô chở hàng nhiều, chất đầy hàng nặng trên nóc xe dễ bị lật vì:

A Vị trí của trọng tâm của xe cao so với mặt chân đế.

B Giá của trọng lực tác dụng lên xe đi qua mặt chân đế.

C Mặt chân đế của xe quá nhỏ.

D Xe chở quá nặng.

Câu hỏi 45 :

Chọn đáp án đúng.Chuyển động của đinh vít khi chúng ta vặn nó vào tấm gỗ là :

A  Chuyển động thẳng và chuyển động xiên.

B Chuyển động tịnh tiến.

C Chuyển động quay .

D Chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK