Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học 30 câu hỏi trắc nghiệm về phần Di truyền cấp độ phân tử Sinh 12 có video giải chi tiết

30 câu hỏi trắc nghiệm về phần Di truyền cấp độ phân tử Sinh 12 có video giải chi tiết

Câu hỏi 1 :

Quá trình nhân đôi của ADN diễn ra ở:

A. Tế bào chất.

B. Ri bô xôm.

C. Ty thể.

D. Nhân tế bào.

Câu hỏi 2 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình phiên mã?

A. Phiên mã diễn ra trong nhân tế bào.

B. Quá trình phiên mã bắt đầu từ chiều 3' của mạch gốc ADN.

C.  Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì 2 mạch đơn đóng xoắn lại ngay.

D. Các nu- liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A-T ;G-X.

Câu hỏi 5 :

Trình tự các thành phần của một Opêron:

A. Vùng vận hành - Vùng khởi động - Nhóm gen cấu trúc.

B. Vùng khởi động - Vùng vận hành - Nhóm gen cấu trúc.

C. Nhóm gen cấu trúc - Vùng vận hành - Vùng khởi động.

D. Nhóm gen cấu trúc - Vùng khởi động - Vùng vận hành.

Câu hỏi 6 :

Kết quả của giai đoạn hoạt hóa các axitamin là:

A. Tạo phức hợp aa-ATP.

B. Tạo phức hợp aa-tARN.

C. Tạo phức hợp aa-tARN-Ribôxôm.

D. Tạo phức hợp aa-tARN-mARN.

Câu hỏi 7 :

Trong điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, chất cảm ứng là:

A. Prôtêin.

B. Enzim.

C. Lactic.

D. Lactôzơ.

Câu hỏi 8 :

Quá  trình tự nhân đôi của ADN chỉ có một mạch được tổng hợp liên tục, mạch còn lại tổng hợp gián đoạn vì:

A.

Enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ  gắn vào đầu 3’ của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 5’ - 3’.

B. Enzim xúc tác quá  trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3' của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 3’ - 5’.

C. Enzim xúc tác quá  trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 5' của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 5’ - 3’.

D. Hai mạch của phân tử ADN ngược chiều nhau và có khả năng tự nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung.

Câu hỏi 9 :

Enzim ADN- polimeraza di chuyển theo chiều nào:

A. 5’ → 3’.

B. 3’ → 5’.

C. Cả hai chiều.

D. Lúc chiều này lúc chiều kia.

Câu hỏi 10 :

Các chuỗi pôlipeptit được tạo ra do các ribôxôm cùng trượt trên một khuôn mARN giống nhau về:

A. Cấu trúc.

B. Thành phần các axitamin.

C. Số lượng các axitamin.

D. Số lượng và thành phần các axitamin.

Câu hỏi 11 :

Khi nào thì cụm gen cấu trúc Z, Y, A trong opêron Lac ở E. coli không hoạt động?

A. Khi môi trường có hoặc không có lactôzơ.

B. Khi trong TB có lactôzơ.

C. Khi trong TB không có lactôzơ.

D. Khi môi trường có nhiều lactôzơ.

Câu hỏi 12 :

Một mạch đơn của gen có 60A, 30T, 120G, 80X thì  tự sao 1 lần sẽ cần:

A. A = T = 180, G = X = 120.

B. A = T = 120, G = X = 180.

C. A = T = 90, G = X = 200.

D. A = T = 200, G = X = 90.

Câu hỏi 13 :

Trong cơ chế điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hoà là:

A. Nơi gắn vào của prôtêin ức chế để cản trở hoạt động của enzim phiên mã.

B. Mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên vùng khởi đầu.

C. Mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên gen chỉ huy.

D. Mang thông tin cho việc tổng hợp prôtêin.

Câu hỏi 14 :

Sinh vật nhân sơ sự điều hoà ở các operôn chủ yếu diễn ra trong giai đoạn:

A. Trước phiên mã.

B. Phiên mã.

C. Dịch mã.

D. Sau dịch mã.

Câu hỏi 15 :

Quá trình phiên mã có ở:

A. Vi rút, vi khuẩn.

B. Sinh vật nhân chuẩn, vi khuẩn.

C. Vi rút, vi khuẩn, sinh vật nhân thực.

D. Sinh vật nhân chuẩn, vi rút.

Câu hỏi 16 :

Trong tế bào người 2n chứa lượng ADN bằng 6.109 cặp nuclêôtit. Tế bào ở pha S chứa số nuclêôtit là:

A. 6.109 cặp nuclêôtit.

B. (6.2).109 cặp nuclêôtit.

C. (6:2).109 cặp nuclêôtit.

D. 3.109 cặp nuclêôtit.

Câu hỏi 17 :

Phân tử mARN được tạo ra từ mạch khuôn của gen được gọi là:

A. Bản mã sao.

B. Bản mã gốc.

C. Bản đối mã.

D. Bản dịch mã.

Câu hỏi 19 :

Sự nhân đôi của ADN xảy ra ở những bộ phận nào trong tế bào nhân thực?

A. Lục lạp, trung thể, ti thể.

B. Ti thể, nhân, lục lạp.

C. Lục lạp, nhân, trung thể.

D. Nhân, trung thể, ti thể.

Câu hỏi 20 :

Đơn vị mã hoá thông tin di truyền trên ADN được gọi là:

A. Gen.

B. Codon.

C. Triplet.

D. Axit amin

Câu hỏi 21 :

Enzim chính tham gia vào quá trình phiên mã là

A. ADN-polimeraza.

B. Restrictaza.

C. ADN-ligaza.

D. ARN-polimeraza.

Câu hỏi 22 :

Ở cấp độ phân tử nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện trong cơ chế:

A. Tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã.

B. Tổng hợp ADN, dịch mã.

C. Tự sao, tổng hợp ARN.

D. Tổng hợp ADN, ARN.

Câu hỏi 23 :

Trong quá trình dịch mã, mARN thường gắn với một nhóm ribôxôm gọi là poliribôxôm giúp:

A. Tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin.

B. Điều hoà sự tổng hợp prôtêin.

C. Tổng hợp các pôtêin cùng loại.

D. Tổng hợp được nhiều loại prôtêin.

Câu hỏi 24 :

Sản phẩm hình thành cuối cùng theo mô hình của opêron Lac ở E.coli là:

A. 1 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 1 loại enzim phân hủy lactôzơ.

B. 3 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 3 loại enzim phân hủy lactôzơ.

C. 1 phân tử mARN mang thông tin tương ứng của 3 gen Z, Y, A.

D. 3 phân tử mARN tương ứng với 3 gen Z, Y, A.

Câu hỏi 26 :

Sự giống nhau của hai quá trình nhân đôi và phiên mã là:

A. Trong một chu kì tế bào có thể thực hiện nhiều lần.

B. Thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN.

C. Đều có sự xúc tác của ADN pôlimeraza.

D. Việc lắp ghép các đơn phân được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc bổ sung.

Câu hỏi 28 :

Trên một đoạn mạch khuôn của gen có số nuclêôtit các loại như sau: A = 60, G = 120, X = 80, T = 30. Gen phiên mã tổng hợp mARN có số lượng ribonu mỗi loại là bao nhiêu?

A. A = 60, T = 180, G = 120, X = 110.

B. A = 30, T = 60, G = 80, X = 120.

C. A = T = 90, G = X = 200.

D. A = 120, T = 60, G = 240, X = 160.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK