Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPTQG năm 2018 môn Sinh Học - Chuyên Quốc Học Huế

Đề thi thử THPTQG năm 2018 môn Sinh Học - Chuyên Quốc Học Huế

Câu hỏi 1 :

Khi nói về chọn lọc tự nhiên theo quan niệm hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. chọn lọc tự nhiên không bao giờ đào thải hết alen trội gây chết ra khỏi quần thể.

B. chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, từ đó làm thay đổi tần số alen của quần thể.

C. chọn lọc tự nhiên làm thay đổi số alen của quần thể vi khuẩn chậm hơn so với quần thể sinh vật lưỡng bội.

D. Chọn lọc chống lại alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với chọn lọc chống lại alen trội.

Câu hỏi 2 :

Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu?

A. Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác.

B. Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quả trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể.

C. Nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống.

D. Thường được phân chia thành nguyên tố đại lượng và vi lượng tương ứng với hàm lượng của chúng trong mô thực vật.

Câu hỏi 3 :

Đặc điểm của con đường thoát hơi nước qua khí khổng ở thực vật là:

A. lượng nước thoát ra lớn, không thể điều chỉnh được bằng sự đóng mở của khí khổng.

B.  lượng nước thoát ra nhỏ, không thể điều chỉnh được sự đóng mở của khí khổng.

C. lượng nước thoát ra nhỏ, có thể điều chỉnh được sự đóng mở của khí khổng.

D.  lượng nước thoát ra lớn, có thể điều chỉnh được bằng sự đóng mở của khí khổng.

Câu hỏi 5 :

Biện pháp bảo quản nông phẩm nào sau đây là không phù hợp?

A. ức chế hô hấp của nông phẩm về không   

B. Bảo quản khô.

C. Bảo quản lạnh        

D. Bảo quản trong môi trường khí biến đổi.

Câu hỏi 6 :

Khi nói về các bệnh, tật di truyền, phát biểu nao sau đây là đúng ?

A. Nguyên nhân gây ra bệnh Đao là do mẹ sinh con ở tuổi sau 35.

B. có thể sử dụng phương pháp tế bào học để phát hiện các bệnh sau: Đao, Tơcnơ, Patau, mèo kêu, ung thư máu, túm lông ở tai, bạch tạng,

C. Bệnh phenilketo niệu có thể được chữa trị bằng cách ăn kiêng hợp lý.

D. Bệnh mù màu chỉ gặp ở nam, không gặp ở nữ

Câu hỏi 9 :

Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu:

A. Qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.       

B. Từ mạch gỗ sang mạch rây.

C. Từ mạch rây sang mạch gỗ.  

D. Qua mạch gỗ.

Câu hỏi 10 :

Khi nói về các enzim tham gia quá trình nhân đôi ADN, nhận định nào sau đây là đúng 

A. Thứ tự tham gia của các enzim là: Tháo xoắn → ADN polimeraza → ARN polimeraza→ Ligaza.

B. Cả ADN polimeraza và ARN polimeraza đều chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 3 ’ - 5’.

C.  ARN polimeraza có chức năng tháo xoắn và tổng hợp đoạn mồi.

D. ADN polimeraza có thể tổng hợp nucleotit đầu tiên của chuỗi polinucleotit.

Câu hỏi 11 :

Các nhân tố nào dưới đây làm thay đổi tần số alen nhanh và được xem là các nhân tố chính gây nên sự thay đổi tiến hóa mạnh nhất?

A. Các yếu tố ngẫu nhiên, di nhập gen, đột biến.

B. Chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên, di nhập gen.

C. Chọn lọc tự nhiên, di nhập gen, đột biến.

D. Chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên

Câu hỏi 12 :

Phát biểu nào dưới đây về di truyền trong y học là không chính xác?

A. Một số bệnh di truyền hiện đã có phương pháp điều trị dứt điểm.

B. Có thể dự đoán khả năng xuất hiện các tật bệnh di truyền trong những gia đình mang đột biến.

C. Nhiều tật bệnh di truyền và các dị tật bẩm sinh liên quan đến đột biến NST hoặc đột biến gen.

D. Bằng các phương pháp và kĩ thuật hiện đại đã có thể chuẩn đoán sớm và chính xác các bệnh di truyền thậm chí ngay từ giai đoạn bào thai.

Câu hỏi 13 :

Ví dụ nào sau đây phản ánh sự tiến hóa phân li?

A. Tay người và cánh dơi       

B. cánh dơi và cánh ong mật

C.  tay người và vây cá        

D. cánh dơi và cánh bướm

Câu hỏi 14 :

Nhận định nào sau đây là đúng với các đặc trưng di truyền của quần thể?

A. Mỗi quần thể có một vốn gen đặc trưng, là tập hợp tất cả các kiểu gen có trong quần thể ở một thời xác định.

B. Quần thể ngẫu phối có thể duy trì được sự đa dạng di truyền của quần thể.

C. Tự thụ phấn hoặc giao phối gần luôn dẫn đến thoái hóa giống

D. Quần thể giao phối làm tăng tần số alen có hại trong quần thể.

Câu hỏi 16 :

Nguyên liệu được sử dụng trong pha tối của quá trình quang hợp là:

A. O2, ATP, NADPH

B. H2O; ATP, NADPH

C. NADPH , H2O, CO2              

D. ATP, NADPH, CO2.

Câu hỏi 17 :

Khi nói về hô hấp ở thực vật, nhận định nào sau đây là đúng ?

A. Hô hấp sáng giúp tăng lượng sản phẩm quang hợp

B. Thực vật không có cơ quan hô hấp chuyên trách

C.  phần năng lượng hô hấp được thải ra qua dạng nhiệt là hao phí, không cần thiết

D. phân giải kị khí gồm đường phân, chu trình crep và chuỗi chuyền electron

Câu hỏi 21 :

Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là

A. Sự trao đổi chéo không cân giữa hai cromatit khác nguồn của cặp nhiễm săc thể kép không tương đồng.

B. Sự trao đổi chéo không cân giữa hai cromatit khác nguồn của cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng,

C. Sự trao đổi chéo cân giữa hai cromatit khác nguồn của cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng.

D. Sự trao đổi chéo cân giữa hai cromatit khác nguồn của cặp nhiễm sắc thể kép không tương đồng.

Câu hỏi 22 :

Động vật có vú đầu tiên xuất hiện ở

A. kỉ Silua        

B. kỉ Phấn trắng    

C. Jura.           

D. kỉ Đệ tam.

Câu hỏi 23 :

Trong các phương pháp sau đây, phương pháp nào sẽ tạo ra giống mới có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen

A. Cấy truyền phôi.     

B. Lai tế bào sinh dưỡng

C. Lai xa và đa bội hóa.      

D. Nhân bản vô tính

Câu hỏi 24 :

Khi nói đến sự di truyền của gen trong nhân và gen trong tế bào chất, nhận định nào sau đây không đúng ?

A. Các gen nằm trong ti thể được di truyền theo dòng mẹ, nghĩa là đời con luôn có kiểu hình của mẹ.

B. Các tính trạng do gen nằm trong tế bào chất quy định không có sự phân tính

C. Gen trong nhân luôn phân chia đồng đều cho các tế bào con, gen trong tế bào chất luôn phân chia không đồng đều cho các tế bào con.

D. Có thể dựa vào phép lai phân tích để biết gen nằm trong nhân hay trong tế bào chất.

Câu hỏi 26 :

Sự hình thành loài mới theo Đacuyn:

A. Là quá trình cải biến thành phần kiểu gen của quần thể gốc tao ra kiểu gen mới cách ly sinh sản với quần thể gốc

B. Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian, thông qua việc tích lũy các biến đổi nhỏ trong một thời gian dài tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh.

C. Loài mới có thể được hình thành một cách nhanh chóng do các đột biến lớn.

D. Loài mới được hình thành qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tư nhiên con đường phân ly tính trạng.

Câu hỏi 27 :

Đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể có điểm khác nhau cơ bản là

A. Đột biến nhiễm sắc thể có thể làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể, còn đột biến gen không thể làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

B.  Đột biến nhiễm sắc thể thường phát sinh trong giảm phân, còn đột biến gen thường phát sinh trong nguyên phân.

C. Đột biến NST có hướng, còn đột biến gen vô hướng.

D. Đột biến NST có thể gây chết, còn đột biến gen không thể gây chết

Câu hỏi 31 :

Khi cho ruồi giấm cái cánh xẻ lai với ruồi đực cánh bình thường (P), thu được F1 gồm 87 con cái cánh bình thường; 86 con cái cánh xẻ và 85 con đực cánh bình thường. Phát biểu nào sau đây không phù hợp với phép lai này? Biết rằng hình dạng cánh do một gen chi phối.

A. Ở F1 có một nửa số con đực bị chết.          

B. Con cái ở thế hệ P dị hợp tử một cặp gen.

C. Có xảy ra hiện tượng gen đa hiệu.        

D. Các cá thể bị chết mang tính trạng lặn.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK