Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT QG năm 2018 môn Sinh học- THPT Chuyên Hà Giang

Đề thi thử THPT QG năm 2018 môn Sinh học- THPT Chuyên Hà Giang

Câu hỏi 1 :

Sự lên men có thể xảy ra ở cơ thể thực vật trên cạn trong trường hợp nào sau đây?

A. Cây bị ngập úng       

B. Cây sống nơi ẩm ướt.

C. Cây sống bám kí sinh hoặc kí sinh.           

D. Cây bị khô hạn.

Câu hỏi 2 :

Trong cơ thể sống axit nuclêic đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nào?

A. Nhân đôi NST và phân chia tế bào.      

B. Nhận biết các vật thể lạ xâm nhập.

C. Tổng hợp và phân giải các chất.      

D. Sinh sản và di truyền.

Câu hỏi 3 :

Khi di cư, động vật trên cạn định hướng bằng cách nào?

A. Định hướng nhờ hướng gió, khí hậu.

B. Định hướng nhờ vị trí mặt trời, trăng, sao, địa hình.

C. Định hướng nhờ nhiệt độ, độ dài ngày...

D. Định hướng dựa vào thành phần hoá học của nước và hướng dòng nước chảy

Câu hỏi 6 :

Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu : 0,2 AA + 0,6 Aa + 0,2 aa = 1. Sau 2 thế hệ tự phối thì cấu trúc di truyền của quần thể sẽ là

A. 0,25 AA + 0,50Aa + 0,25 aa = 1       

B. 0,425 AA + 0,15 Aa + 0,425 aa = 1.

C. 0,35 AA + 0,30 Aa + 0,35 aa = 1.      

D. 0,4625 AA + 0,075 Aa + 0,4625 aa = 1.

Câu hỏi 7 :

Nhận định nào sau đây về cơ chế điều hòa hoạt động của gen ở Opêron Lac là đúng?

A. Gen điều hòa có nhiệm vụ trực tiếp điều khiển hoạt động của Operon Lac.

B. Khi môi trường không có Lactôzơ thì các gen cấu trúc Z, Y, A được phiên mã.

C. Khi gen cấu trúc A bị đột biến thì gen Z và gen Y không được phiên mã.

D. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra một phân tử mARN chung.

Câu hỏi 8 :

Khi nói về mức phản ứng của kiểu gen, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Có thể xác định mức phản ứng của một kiểu gen dị hợp ở một loài thực vật sinh sản hữu tính bằng cách gieo các hạt của cây này trong các môi trường khác nhau rồi theo dõi các đặc điểm của chúng.

B. Mức phản ứng của một kiểu gen là tập hợp các phản ứng của một cơ thể khi điều kiện môi trường biến đổi.

C. Các cá thể của một loài có kiểu gen khác nhau, khi sống trong cùng một môi trường thì có mức phản ứng giống nhau.

D. Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là mức phản ứng của kiểu gen.

Câu hỏi 9 :

Câu nào sau đây không phải vai trò hướng trọng lực của cây?

A. Đỉnh thân sinh trưởng theo hướng cùng chiều với sức hút của trọng lực gọi là hướng trọng lực âm

B. Hướng trọng lực giúp cây cố định ngày càng vững chắc vào đất, rễ cây hút nước cùng các ion khoáng từ đất nuôi cây.

C. Đỉnh rễ cây sinh trưởng vào đất gọi là hướng trọng lực dương

D. Phản ứng của cây đối với hướng trọng lực được gọi là hướng trọng lực hay hướng đất

Câu hỏi 10 :

Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây có thể làm cho 2 alen của một gen nằm trên 1 NST đơn ?

A.  Đảo đoạn                      

B. chuyển đoạn trên 1 NST

C. lặp đoạn  

D. mất đoạn

Câu hỏi 12 :

Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây ở người :(1) Bệnh phêninkêto niệu,                   (4) Hội chứng Đao.

A. (1),(2),(5) .      

B. (3), (4), (5), (6).     

C. (2),(3), (4), (6).   

D. (1), (2), (4), (6).

Câu hỏi 13 :

Dạng vượn người sau đây có quan hệ họ hàng gần gũi với người nhất?

A. Đười ươi.      

B. Tinh tinh.       

C. Vượn.        

D. Gôrilia.

Câu hỏi 14 :

Điểm quan trọng trong sự phát triển của sinh vật trong đại cổ sinh là:

A. phát sinh thực vật và các ngành động vật.

B. sự tích luỹ ôxi trong khí quyển, sinh vật phát triển đa dạng, phong phú .

C. sự phát triển cực thịnh của bò sát.

D. sự di cư của thực vật và động vật từ dưới nước lên cạn.

Câu hỏi 15 :

Bằng phương pháp tế bào học, người ta xác định được trong các tế bào sinh dưỡng của một cây đều có 40 nhiễm sắc thể và khẳng định cây này là thể tứ bội (4n). Cơ sở khoa học của khẳng định trên là:

A. khi so sánh về hình dạng và kích thước của các nhiễm sắc thể trong tế bào, người ta thấy chúng tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 nhiễm sắc thể giống nhau về hình dạng và kích thước

B. các nhiễm sắc thể tồn tại thành cặp tương đồng gồm 2 chiếc có hình dạng, kích thước giống nhau.

C. số nhiễm sắc thể trong tế bào là bội số của 4 nên bộ nhiễm sắc thể n = 10 và 4n = 40.

D. cây này sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh và có khả năng chống chịu tốt.

Câu hỏi 16 :

Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, sự kiện nào sau đây không diễn ra trong giai đoạn tiến hóa hóa học ?

A. Hình thành nên các tế bào sơ khai ( tế bào nguyên thủy)

B. từ các chất vô cơ hình thành nên các chất hữu cơ đơn giản

C. Các axit amin liên kết với nhau tạo nên các chuỗi pôlipeptit đơn giản,

D.  Các nuclêôtit liên kết với nhau tạo nên các phân tử axit nuclêic.

Câu hỏi 17 :

Khi nói về gen ngoài nhân, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử.

B. Các gen ngoài nhân luôn được phân chia đều cho các tế bào con trong phân bào.

C. Gen ngoài nhân được di truyền theo dòng mẹ.

D. Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình ở giới cái và không biểu hiện ra kiểu hình ở giới đực

Câu hỏi 18 :

Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Kich thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

B.  Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này khác nhau giữa các loài

C. Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển.

D. Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.

Câu hỏi 19 :

Cho các yếu tố sau đây:I. Sức sinh sản và mức độ tử vong của quần thể

A.  I,II,III           

B. I,II,III và IV        

C.  I, II     

D.  I,II,IV

Câu hỏi 23 :

Nồng độ progesteron và estrogen cao có tác dụng gì ?

A. Ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm giảm tiết GnRH, FSH, LH

B. Kích thích tuyến yên và vùng dưới đồi làm tăng tiết GnRH, FSH và LH

C. Gây ức chế ngược lên tuyến yên làm tăng tiết GnRH, FSH và LH

D. Ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm ức chế tiết GnRH, FSH, LH

Câu hỏi 24 :

Phát biểu nào sau đây là không chính xác khi nói về nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực

A. Mọi tế bào trong một cơ thể đa bào có số lượng NST như nhau

B. Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng, hình thái và cấu trúc gen

C. Hình thái, cấu trúc đặc trưng của mỗi NST được duy trì ổn định qua các thế hệ

D. Hình thái, cấu trúc các NST biến đổi qua các kỳ của phân bào

Câu hỏi 25 :

Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự nào ?

A. Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ (co) và nút nhĩ thất → mạng Puockin → bó His → tâm thất co

B. Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ (co) và nút nhĩ thất → bó His → mạng Puockin → tâm thất co

C. Nút nhĩ thất→ hai tâm nhĩ (co) và nút xoang nhĩ → bó His →mạng Puockin → tâm thất co

D. Nút xoang nhĩ → nút nhĩ thất →hai tâm nhĩ (co) → bó His →mạng Puockin → các tâm nhĩ, tâm thất co

Câu hỏi 26 :

Sự hình thành giao tử đực ở cây có hoa diễn ra như thế nào ?

A. tế bào mẹ hạt phấn giảm phân cho 4 bào tử đực đơn bội → 1 bào tử đơn bội nguyên phân 1 lần cho 2 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → tế bào sinh sản nguyên phân 1 lần tạo 2 giao tử đực

B. tế bào mẹ nguyên phân 2 lần cho 4 bào tử đực đơn bội→ 1 bào tử đực đơn bội nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → tế bào sinh sản giảm phân cho 2 giao tử đực

C. Tế bào mẹ giảm phân cho 4 bào tử đực đơn bội → mỗi bào tử 1 bào tử đực đơn bội nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → tế bào sinh sản giảm phân cho 4 giao tử đực

D. Tế bào mẹ giảm phân cho 4 bào tử đực đơn bội → mỗi bào tử 1 bào tử đực đơn bội nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → tế bào sinh sản giảm phân cho 2 giao tử đực

Câu hỏi 27 :

Theo quan niệm hiện đại về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. CLTN tác động trực tiếp lên từng alen làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể

B. khi môi trường thay đổi theo hướng xác định thì CLTN sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định

C. CLTN thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể

D. CLTN quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể

Câu hỏi 29 :

Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau: Các loài cây là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn. Phân tích lưới thức ăn trên cho thấy:

A. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt.

B. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích.

C. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn.

D. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 2, cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3.

Câu hỏi 30 :

Đặc điểm nào sau đây không đúng với tARN?

A. Mỗi loại tARN có một bộ ba đối mã đặc hiệu.

B. tARN có kích thước ngắn và có liên kết hidro theo nguyên tắc bổ sung.

C. Đầu 5 của tARN là nơi liên kết với axit amin mà nó vận chuyển.

D. tARN đóng vai trò như “một người phiên dịch”.

Câu hỏi 31 :

Cho phả hệ sau:

A. Cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III đều có kiểu gen dị hợp.

B. Cả hai bệnh do gen lặn nằm trên NST thường quy định.

C. Những người không mắc bệnh ở thế hệ thứ II đều có kiểu gen đồng hợp trội.

D. Một bệnh do gen nằm trên NST thường, một bệnh do gen nằm trên NST giới tính quy định

Câu hỏi 32 :

Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Để tạo ra những con lai có ưu thế lai cao về một số đặc tính nào đó, người ta thường bắt đầu bằng cách tạo ra những dòng thuần chủng khác nhau.

B. Trong một số trường hợp, lai giữa hai dòng nhất định thu được con lai không có ưu thể lai nhưng nếu cho con lai này lai với dòng thứ ba thì đời con lại có ưu thế lai.

C. Một trong những giả thuyết để giải thích cơ sở di truyền của ưu thế lai được nhiều người thừa nhận là giả thuyết siêu trội.

D. Người ta tạo ra những con lai khác dòng có ưu thế lai cao để sử dụng cho việc nhân giống

Câu hỏi 34 :

Tỷ lệ đực: cái ở ngỗng và vịt lại là 40:60 hay (2/3) vì

A. Do nhiệt độ môi trường       

B. do tỷ lệ tử vong giữa 2 giới không đều

C. do tập tính đa thê                

D. phân hóa kiểu sinh sống

Câu hỏi 35 :

Câu nào sau đây không phải là vai trò của chất trung gian hóa học trong truyền tin qua xinap ?

A. Xung thần kinh làn truyền đến chùy xinap làm Ca2+ đi vào trong chùy xinap

B. Enzyme có ở màng sau xinap thủy phân axetylcolin thành axetat và colin

C. Chất trung gian hóa học đi qua khe xinap làm thay đổi tính thấm của màng trước xinap và làm xuất hiện lan truyền đi tiếp

D. Axetat và colin quay trở lại chùy xinap và được tái tổng hợp lại thành axetylcolin chứa trong các túi

Câu hỏi 36 :

Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng ?

A. Khi dịch mã, riboxom chuyển dịch theo chiều 3’ – 5’ trên phân tử mARN

B.  Khi dịch mã, riboxom chuyển dịch theo chiều 5’ – 3’ trên phân tử mARN

C. Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều riboxom tham gia dịch mã trên một phân tử mARN

D.  Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là metionin

Câu hỏi 37 :

Cho ruồi giấm cái mắt đỏ giao phối với ruồi giấm đực mắt trắng (P), thu được F1 toàn ruồi mắt đỏ . Cho ruồi F1 giao phối với nhau, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng, trong đó tất cả các ruồi mắt trắng đều là ruồi đực. Cho biết tính trạng màu mắt ở ruồi giấm do một gen có 2 alen quy định. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Ở F2 có 5 loại kiểu gen.

B. Cho ruồi mắt đỏ F2 giao phối ngẫu nhiên với nhau, thu được F3 có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1:2:1.

C. Cho ruồi F2 giao phối ngẫu nhiên với nhau, thu được F3 có số ruồi mắt đỏ chiếm tỉ lệ 81,25%.

D. Ở thế hệ P, ruồi cái mắt đỏ có hai loại kiểu gen.

Câu hỏi 38 :

Oxi thải ra trong quá trình quang hợp có nguồn gốc từ đâu?

A. Trong giai đoạn cố định CO2.           

B. Tham gia truyền electron cho các chất khác.

C. Trong quá trình quang phân ly nước.     

D. Trong quá trình thủy phân nước.

Câu hỏi 39 :

Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?

A. Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau.

B. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật

C. Cá mập con khi mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn.

D. Các cây thông mọc gần nhau, có rễ nối liền nhau.

Câu hỏi 40 :

Ở một gen xảy ra đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác nhưng số lượng và trình tự axit amin trong chuỗi pôlipeptit vẫn không thay đổi. Giải thích nào sau đây là đúng?

A. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin.

B. Mã di truyền là mã bộ ba.

C. Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di trnyên, trừ một vài ngoại lệ.

D. Một bộ ba mã hoá cho nhiều loại axit amin.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK