Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý Đề thi thử THPT Quốc GiaĐH Môn Vật Lý năm 2016Đề 15 (có video chữa)

Đề thi thử THPT Quốc GiaĐH Môn Vật Lý năm 2016Đề 15 (có video chữa)

Câu hỏi 1 :

Mạch điện chỉ có tụ điện lí tưởng có điện dung C. Đặt vào hai bản tụ một điện áp xoay chiều có tần số f thì dòng điện chạy trong mạch có cường độ hiệu dụng I. Điều khẳng định nào sau đây là đúng?

A Khi tấn số f tăng gấp đôi thì I giảm hai lần.

B Khi điện dung C giảm hai lần thì I tăng gấp đôi.

C Dòng điện trong mạch biến thiên cùng tần số nhưng trễ pha π/2 so với điện áp đặt vào hai đầu bản tụ điện.

D Dòng điện chạy qua tụ hoàn toàn không làm tụ điện nóng lên và có cường độ hiệu dụng tỉ lệ với điện dung C của tụ điện.

Câu hỏi 3 :

Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào?

A Pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.

B Biên độ ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.

C Tần số ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.

D Lực cản của môi trường tác động lên vật.

Câu hỏi 10 :

Tần số dao động của mạch dao động LC sẽ biến đổi như thế nào nếu đưa lõi sắt vào trong lòng cuộn cảm?

A Tăng.    

B Giảm.     

C Không đổi.    

D Có thể tăng hoặc giảm.

Câu hỏi 12 :

Một con lắc xo đang dao động điều hòa thì vật nặng va chạm với một vật nhỏ khác đang đứng yên tại vị trí cân bằng. Xét hai trường hợp: một là va chạm hoàn toàn đàn hồi; hai là va chạm hoàn toàn mềm (sau va chạm hai vật dính vào nhau). Sau va chạm, chu kì dao động

A Giảm trong trường hợp va chạm hoàn toàn mềm.

B Tăng trong trường hợp va chạm hoàn toàn đàn hồi.

C Giảm trong trường hợp va chạm hoàn toàn đàn hồi.

D Tăng trong trường hợp va chạm hoàn toàn mềm.

Câu hỏi 13 :

Phát biểu nào dưới đây đúng với đoạn mạch điện xoay chiều?   

A Nếu biết hệ số công suất của một đoạn mạch, ta xác định được điện áp giữa hai đầu đoạn mạch sớm pha hơn cường độ dòng điện qua đoạn mạch đó một góc bằng bao nhiêu

B Hệ số công suất của mạch càng lớn thì công suất tiêu thụ điện của đoạn mạch càng nhỏ.

C  Cuộn cảm có thể có hệ số công suất khác 0.

D Hệ số công suất của một đoạn mạch RLC nối tiếp phụ thuộc vào các giá trị R, L, C không phụ thuộc vào tần số của dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.

Câu hỏi 14 :

Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C đang có dao động điện từ tự do. Ở thời điểm t, dòng điện qua cuộn dây có cường độ bằng 0 thì ở thời điểm t+\pi \sqrt{LC}  

A Năng lượng điện trường bằng 0.

B Điện tích trên một bản tụ có giá trị bằng một nửa giá trị cực đại của nó.

C Điện tích trên một bản tụ có giá trị cực đại và giữ nguyên dấu.

D Dòng điện qua cuộn dây có cường độ bằng 0.

Câu hỏi 17 :

Trong kỹ thuật truyền thông bằng sóng điện từ, để trộn dao động âm thanh và dao động cao tần thành cao tần biến điệu, người ta phải  

A Biến tần số của dao động âm tần thành tần số cảu dao động cao tần.

B  Làm cho biên độ của dao động âm tần biến đổi theo nhịp điệu (chu kì) của dao động cao tần.

C  Làm cho biên độ của dao động cao tần biến đổi theo nhịp điệu (chu kì) của dao động âm tần.

D  Biến tần số của dao động cao tần thành tần số cảu dao động âm tần

Câu hỏi 20 :

Khi cho dòng điện không đổi qua cuộn dây sơ cấp của máy biến áp thì trong mạch kín của cuộn thứ cấp   

A Có dòng điện xoay chiều chạy qua

B  Có dòng điện không đổi chạy qua.

C Có dòng điện một chiều chạy qua.

D Không có dòng điện chạy qua.

Câu hỏi 21 :

Khi giảm một nửa chiều dài lò xo và giảm một nửa khối lượng vật thì chu kì dao động riêng của con lắc lò xo sẽ

A  Tăng gấp bốn lần. 

B Tăng gấp hai lần.

C Giảm một nửa.   

D Giảm bốn lần.

Câu hỏi 24 :

Khi có sóng dừng trên sợi dây đàn hồi thì   

A Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần sợi dây duỗi thẳng là một nửa chu kì sóng.

B Khoảng cách giữa điểm nút và điểm bụng liền kề là một nửa bước sóng.

C Tất cả các phần tử trên dây đều đứng yên.

D  Hai điểm đối xứng với nhau qua một điểm nút luôn dao động cùng pha.

Câu hỏi 27 :

21083Bi (bismut) là chất phóng xạ β-. Hạt nhân con (sản phẩm phóng xạ) có cấu tạo gồm:

A 84 nơtron và 126 proton.     

B 126b nơtron và 84 proton.

C 83 nơtron và 127 proton.          

D 127 nơtron và 83 proton.

Câu hỏi 28 :

Công thoát của electron ra khỏi đồng là 4,14eV .Chiếu lần lượt hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,2μm và λ2 = 0,45μm vào bề mặt tấm đồng. Hiện tượng quang điện

A Xảy ra với cả hai bức xạ đó.       

B Chỉ xảy ra với bức xạ λ2

C Chỉ xảy ra với bức xạ λ

D Không xảy ra với cả hai bức xạ đó.

Câu hỏi 30 :

Tính chất nào sau đây không có chung ở tia hồng ngoại và tử ngoại?   

A  Đều có bản chất là sóng điện từ.

B  Đều có khả năng gây ra hiện tượng quang điện ngoài.

C  Đều là các bức xạ không nhìn thấy.

D  Đều có tác dụng nhiệt.

Câu hỏi 31 :

Sự phát quang ứng với sự phát sáng của

A  Dây tóc bóng đèn nóng sáng.   

B  Hồ quang điện.

C ia lửa điện.        

D Bóng đèn ống.

Câu hỏi 33 :

Chọn phát biểu đúng 

A Các nguyên tử mà hạt nhận có cùng số nơtron nhưng khác nhau về số proton gọi là các đồng vị.

B Lực hạt nhân là lực liên kết các nucleon, nó chỉ tác dụng ở khoảng cách rất ngắn vào cỡ 10-10 m.

C Độ hụt khối của hạt nhân là độ chênh lệch giữa tổng khối lượng các nuclon tạo thành hạt nhân và khối lượng hạt nhân.

D Năng lượng lien kết của hạt nhân là năng lượng tối thiểu cần cung cấp để các nuclon (đang đứng riêng rẽ) liên kết với nhau tạo thành hạt nhân.

Câu hỏi 37 :

Sự tổng hợp các hạt nhân hidro thành hạt nhân Heli dễ xảy ra ở

A Nhiệt độ thấp và áp suất thấp.    

B Nhiệt độ cao và áp suất cao.

C Nhiệt độ thấp và áp suất cao.    

D Nhiệt độ cao và áp suất thấp.

Câu hỏi 39 :

Phát biểu nào dưới đây là sai?  

A Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ.

B Vật nung nóng ở nhiệt độ thấp chỉ phát ra tia hồng ngoại. Nhiệt độ của vật trên 5000C mới bắt đầu phát ra ánh sáng khả biến.

C Tia hồng ngoại kích thích thị giác làm cho ta nhìn thấy màu hồng.

D Tia hồng ngoại nằm ngoài vùng ánh sáng khả biến, tần số của tia hồng ngoại nhỏ hơn tần số ánh sáng đỏ.

Câu hỏi 41 :

Khi nói về một vật  dao động  điều hòa, phát biểu nào sau đây là đúng?   

A Hợp lực tác dụng lên vật có độ lớn tỉ  lệ với độ lớn li độ cảu vật và luôn hướng vị trí cân bằng.

B Khi vật đi từ vị trí cân bằng ra vị trí biên thì động năng của vật tăng.

C Khi vật đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng thì thế năng của vật tăng.

D Hợp lực tác dụng lên vật có độ lớn không đổi và luôn hướng về vị trí cân bằng.

Câu hỏi 45 :

Một sóng cơ truyền trên sợi dây đàn hồi. Khi thay đổi tần số sóng thì tốc độ truyền sóng trên sợi dây

A  Giảm khi tần số tăng.    

B  Không đổi.

C Tăng dần.         

D Tăng khi tần số tăng.

Câu hỏi 46 :

Phát hiện nào sau đây là đúng?  

A Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng dẫn điện bằng cáp quang.

B Hiện tượng điện trở của chất bán dẫn giảm khi bị nung nóng gọi là hiện tượng quang dẫn.

C Pin quang điện là thiết thu nhiệt của ánh sáng Mặt Trời.

D Hiện tượng ánh sáng giải phóng các electron liên kết để cho chúng trở thành các electron dẫn gọi là hiện tượng quang điện trong.

Câu hỏi 48 :

Chọn phát biểu đúng khi nói về quang phổ.   

A Để thu được quang phổ vạch hấp thụ thì nhiệt độ cuả đám khí hay hơi hấp thụ phải cao hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ lien tục.

B Quang phổ vạch phát xạ của một chất phụ thuộc vào tỉ lệ phần trăm các nguyên tố và cấu tạo phân tử của chất ấy.

C Mỗi nguyên tố hóa học chỉ hấp thụ những bức xạ nào có khả năng phát xạ.

D Quang phổ lien tục phụ thuộc vào nhiệt độ và thành phần cấu tạo của nguồn sáng.

Câu hỏi 50 :

 Trong công nghiệp cơ khí, dựa vào tính chất nào sau đây của tia tử ngoại mà người ta sử dụng nó để tìm vết nứt trên bề mặt các vật kim loại?   

A Tác dụng lên phim ảnh.

B Kích thích nhiều phản ứng hóa học.

C Kích thích phát quang nhiều chất.

D Làm ion hóa không khí và nhiều chất khác.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK