Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi giữa HK1 môn Sinh học lớp 12 - trường THPT Lý Thái Tổ năm học 2016-2017

Đề thi giữa HK1 môn Sinh học lớp 12 - trường THPT Lý Thái Tổ năm học 2016-2017

Câu hỏi 1 :

Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn.

A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch.

B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5' -- 3'

C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn mẫu 3' -- 5'.

D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn mẫu 5' -- 3'.

Câu hỏi 2 :

Gen quy định nhóm máu ở người có 3 alen IA, IB, IO trong đó IA, IB trội hơn so với IO sẽ tạo ra được:

A. 4 kiểu hình và 4 kiểu gen.         

B. 2 kiểu hình và 3 kiểu gen.

C. 6 kiểu hình và 4 kiểu gen. 

D. 4 kiểu hình và 6 kiểu gen.

Câu hỏi 4 :

Trong chu kì tế bào, quá trình nhân đôi của ADN, NST diễn ra trong pha:

A. M của chu kỳ tế bào

B. S của chu kỳ tế bào

C. G1 của chu kỳ tế bào

D. G2 của chu kỳ tế bào

Câu hỏi 7 :

Không thuộc thành phần của một operon nhưng đóng vai trò quyết định hoạt động của operon là?

A. Vùng vận hành

B. Vùng khởi động

C. Vùng mã hóa

D. Gen điều hòa

Câu hỏi 8 :

Trong một gia đình mẹ có kiểu gen XB Xb bố có kiểu gen Xb Y sinh được con gái có kiểu gen XB XB Xb. Biết rằng quá trình giảm phân ở bố và mẹ đều không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Kết luận nào sau đây là đúng về quá trình giảm phân ở bố và mẹ?

A. Quá trình giảm phân 2, ở bố nhiễm sắc thể giới tính không phân li, ở mẹ giảm phân bình thường

B. Quá trình giảm phân 2, ở mẹ nhiễm sắc thể giới tính không phân li, ở bố giảm phân bình thường

C. Quá trình giảm phân 1, ở mẹ nhiễm sắc thể giới tính không phân li, ở bố giảm phân bình thường

D. Quá trình giảm phân 1, ở bố nhiễm sắc thể giới tính không phân li, ở mẹ giảm phân bình thường

Câu hỏi 9 :

Trao đổi đoạn giữa 2 NST không tương đồng gây hiện tượng:

A. Đảo đoạn

B. Lặp đoạn

C. Chuyển đoạn

D. Hoán vị gen

Câu hỏi 12 :

Loại đột biến cấu trúc NST không làm thay đổi hàm lượng ADN trên NST là:

A. Lặp đoạn, chuyển đoạn

B. Mất đoạn, chuyển đoạn

C. Đảo đoạn, chuyển đoạn trên cùng 1 NST

D. Chuyển đoạn trên cùng một NST

Câu hỏi 13 :

Quá trình phiên mã tạo ra:

A. rARN

B. mARN

C. tARN

D. tARN, mARN, rARN

Câu hỏi 14 :

Một NST có trật tự gen ban đầu là ABCDEF*GHI bị đột biến tạo thành NST có trật tự gen ABCDCDEF*GHI. Dạng đột biến này:

A. Có thể làm tăng hoặc làm giảm cường độ biểu hiện của tính trạng

B. Thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể

C. Thường gây chết cho cơ thể mang NST đột biến

D. Thường làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài

Câu hỏi 15 :

Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac ở E.coli khi môi trường có lactozo thì:

A. Protein ức chế không được tổng hợp

B. Protein ức chế không gắn vào vùng vận hành

C. Sản phẩm của gen cấu trúc không được được tạo ra

D. ARN polimeraza không gắn vào vùng khởi động

Câu hỏi 16 :

Chất cônsixin thường được dùng để gây đột biến đa bội bởi vì nó có khả năng:

A. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp chất hữu cơ

B. Cản trở sự hình thành thoi vô sắc làm cho NST không phân ly

C. Kích thích cơ quan sinh dưỡng phát triển nên các bộ phận này thường có kích thước lớn

D. Tăng cường sự trao đổi chất ở tế bào, tăng sức chịu đựng ở sinh vật

Câu hỏi 17 :

Guanin dạng hiếm kết cặp với Timin trong nhân đôi ADN tạo nên:

A. Đột biến G - X → A - T

B. Sự sai hỏng ngẫu nhiên

C. 2 phân tử timin trên cùng một mạch ADN gắn nối với nhau

D. Đột biến A - T → G - X

Câu hỏi 19 :

Theo quan niệm về giao tử thuần khiết của MenĐen, cơ thể lai F1 khi tạo giao tử thì:

A. Mỗi giao tử chỉ chứa 1 nhân tố di truyền của bố hoặc mẹ

B. Mỗi giao tử chứa cặp nhân tố di truyền của bố và mẹ, nhưng không có sự pha trộn

C. Mỗi giao tử đều chứa 1 nhân tố di truyền của bố và mẹ

D. Mỗi giao tử đều chứa cặp nhân tố di truyền hoặc của bố hoặc của mẹ

Câu hỏi 20 :

Trong tác động cộng gộp, tính trạng càng phụ thuộc vào càng nhiều cặp gen thì:

A. Có xu hướng chuyển sang tác động bổ sung

B. Vai trò của các gen trội sẽ bị giảm xuống

C. Các dạng trung gian càng dài

D. Càng có sự khác biệt lớn về kiểu hình giữa các tổ hợp kiểu gen khác nhau

Câu hỏi 21 :

Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ chủ yếu xảy ra ở giai đoạn:

A. Sau phiên mã

B. Sau dịch mã

C. Dịch mã

D. Phiên mã

Câu hỏi 23 :

Đối mã đặc hiệu trên phân tử tARN được gọi là:

A. Triplet

B. Codon

C. Axit amin

D. Anticodon

Câu hỏi 25 :

Tất cả các loài sinh vật đều có chung 1 bộ mã di truyền, trừ 1 vài ngoại lệ, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?

A. Mã di truyền có tính đặc hiệu

B. Mã di truyền có tính phổ biến

C. Mã di truyền luôn là mã bộ ba

D. Mã di truyền có tính thoái hóa

Câu hỏi 27 :

Đơn vị nhỏ nhất trong cấu trúc NST gồm đủ 2 thành phần ADN và Protein histon là:

A. Nucleotit

B. Sợi cơ bản

C. Polixom

D. Nucleoxom

Câu hỏi 29 :

Quy luật di truyền phân ly độc lập góp phần giải thích hiện tượng:

A. Các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể

B. Các gen phân ly và tổ hợp trong giảm phân

C. Sự di truyền các gen tồn tại trong nhân tế bào

D. Biến dị tổ hợp phong phú ở loài giao phối

Câu hỏi 31 :

Trong quá trình phiên mã, ARN – polimeraza sẽ tương tác với vùng nào để làm gen tháo xoắn?

A. Vùng khởi động

B. Vùng kết thúc

C. Vùng vận hành

D. Vùng mã hóa

Câu hỏi 33 :

Khi một gen đa hiệu bị đột biến sẽ dẫn tới sự biến dị:

A. Một tính trạng

B. Ở một trong số tính trạng mà nó chi phối

C. Ở một loạt tính trạng do nó chi phối

D. Ở toàn bộ kiểu hình

Câu hỏi 36 :

Trường hợp cơ thể sinh vật trong bộ nhiễm sắc thể gồm có 2 bộ nhiễm sắc thể của loài khác nhau là:

A. Thể dị đa bội

B. Thể lệch bội

C. Đa bội thể chẵn 

D. Đa bội thể lẻ

Câu hỏi 39 :

Khi cá thể mang gen BbDdEEff giảm phân bình thường, sinh ra các kiểu giao tử là:

A. BbDd, Eeff, Bbff, DdEE

B. BDEf, bdEf, BdEf, bDEf

C. BbEE, Ddff, BbDd, Eeff

D. B, b, D, d, E, e, F, f

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK