Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý Trường THPT Phương Sơn

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý Trường THPT Phương Sơn

Câu hỏi 1 :

Cho một máy biến áp lý tưởng đang hoạt động ổn định, tần số của điện áp giữa hai đầu cuộn thứ cấp

A. khác với tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp.

B. đúng bằng tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp.

C. nhỏ hơn tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp.

D. lớn hơn tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp.

Câu hỏi 2 :

Trong dao động cơ điều hòa, những đại lượng nào sau đây có tần số dao động đúng bằng tần số của Li độ?

A. Vận tốc, Gia tốc, và Lực kéo về.       

B. Lực kéo về, Động năng, và Vận tốc.

C. Vận tốc, Gia tốc, và Thế năng.      

D. Lực kéo về, Cơ năng, và Động năng.

Câu hỏi 3 :

Trong môi trường chân không, nếu so với ánh sáng trong vùng nhìn thấy thì tia Tử Ngoại có

A. tốc độ nhỏ hơn.    

B. tần số nhỏ hơn.

C. bước sóng nhỏ hơn.     

D. cường độ nhỏ hơn.

Câu hỏi 4 :

Khi nói về sóng cơ học, phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Sóng dọc là sóng mà phương dao động của các phần tử môi trường trùng với phương truyền sóng.

B. Sóng cơ truyền được trong môi trường rắn, lỏng, khí nhưng không truyền được trong chân không.

C. Trong quá trình lan truyền sóng cơ học thì các phần tử môi trường truyền đi theo sóng.

D. Sóng ngang là sóng mà phương dao động của phần tử môi trường vuông góc với phương truyền sóng.

Câu hỏi 5 :

Một hạt nhân đang đứng yên thì phóng xạ ra hạt \(\alpha \) và chuyển thành hạt nhân khác. Trong trường hợp này, động năng của hạt \(\alpha \) sinh ra

A. lớn hơn động năng của hạt nhân sau phân rã.

B. bằng động năng của hạt nhân sau phân rã.

C. nhỏ hơn động năng của hạt nhân sau phân rã.

D. nhỏ hơn hoặc bằng động năng của hạt nhân sau phân rã.

Câu hỏi 6 :

Trong dao động cơ học, biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào

A. bản chất của ngoại lực cưỡng bức là loại lực gì.

B. biên độ của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.

C. tần số của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.

D. lực cản môi trường tác dụng lên vật.

Câu hỏi 7 :

Khi nói về sóng ánh sáng, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Ánh sáng mặt trời là pha trộn của vô số ánh sáng đơn sắc có màu biến đổi liên tục từ đỏ đến tím.

B. Tổng hợp của các ánh sáng đơn sắc có màu biến đổi liên tục từ đỏ đến tím sẽ cho ánh sáng trắng.

C. Ánh sáng đơn sắc vẫn có thể bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

D. Chỉ có ánh sáng trắng mới bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.

Câu hỏi 9 :

Khi nói về cấu tạo của hạt nhân nguyên tử, phát biểu nào là sai?

A. Tổng số hạt nuclôn đúng bằng số khối của hạt nhân.

B. Tổng số hạt prôton đúng bằng số hiệu nguyên tử.

C. Hạt nhân nguyên tử trung hòa về điện.

D. Tổng số hạt nơtron bằng hiệu giữa số khối và tổng số hạt proton.

Câu hỏi 11 :

Tia bức xạ laze không có đặc điểm nào sau đây?

A. Tính định hướng cao.         

B. Cường độ lớn.

C. Tính đơn sắc cao.    

D. Không bị khúc xạ qua lăng kính.

Câu hỏi 12 :

Đặc tính nào sau đây của dòng điện xoay chiều là khác với dòng điện không đổi?

A. Làm bóng đèn dây tóc phát sáng.    

B. Gây tỏa nhiệt khi chạy qua điện trở.

C. Chạy qua được cuộn dây. 

D. Chạy qua được tụ điện.          

Câu hỏi 19 :

Khi một con lắc đơn dao động tự do trong trường trọng lực của trái đất, độ lớn lực căng của sợi dây đạt cực đại khi vật nặng của con lắc đi qua vị trí có

A. động năng bằng thế năng.        

B. vận tốc bằng không.

C. gia tốc tiếp tuyến bằng không.          

D. độ lớn gia tốc cực đại.

Câu hỏi 24 :

Cho mạch điện như hình vẽ. Nguồn điện có suất điện động \(\xi =24V\) và điện trở trong \(r=1\,\Omega \). Trên các bóng đèn Đ1; Đ2 lần lượt có ghi 12V-6W và 12V-12W. Điện trở thuần có giá trị \(R=3\,\Omega \). Cường độ dòng điện chạy qua các bóng đèn có giá trị

A. \({{I}_{1}}=\frac{2}{3}A,\,{{I}_{2}}=\frac{1}{3}A\)

B. \({{I}_{1}}=\frac{2}{3}A,\,{{I}_{2}}=\frac{4}{3}A\)

C. \({{I}_{1}}=\frac{1}{3}A,\,{{I}_{2}}=\frac{1}{3}A\)

D. \({{I}_{1}}=\frac{1}{3}A,\,{{I}_{2}}=\frac{2}{3}A\)

Câu hỏi 29 :

Một máy đang phát sóng điện từ ở Hà Nội có phương truyền thẳng đứng hướng lên. Vào một thời điểm, tại điểm M trên phương truyền, véc-tơ cường độ điện trường đang có độ lớn bằng một nửa giá trị cực đại và hướng về phía Nam. Khi đó véc-tơ cảm ứng từ có

A. độ lớn bằng một nửa giá trị cực đại và hướng về phía Đông.

B. độ lớn bằng một nửa giá trị cực đại và hướng về phía Tây.

C. độ lớn cực đại và hướng về phía Bắc.

D. độ lớn bằng không.

Câu hỏi 31 :

Một vật dao động điều hòa với tần số f. Chu kì dao động của vật được tính bằng công thức

A. \(T=f\).  

B. \(T=2\pi f\).    

C. \(T=\frac{1}{f}\).  

D. \(T=\frac{2\pi }{f}\).

Câu hỏi 33 :

Trong sự truyền sóng cơ, chu kì dao động của một phần tử môi trường có sóng truyền qua được gọi là

A. chu kì của sóng.         

B. năng lượng của sóng.

C. tần số của sóng.     

D. biên độ của sóng.

Câu hỏi 34 :

Một sóng âm có chu kì T truyền trong một môi trường với tốc độ v. Bước sóng của sóng âm trong môi trường này là

A. \(\lambda =\frac{v}{T}\).  

B. \(\lambda =vT\).  

C. \(\lambda =v{{T}^{2}}\).

D. \(\lambda =\frac{v}{{{T}^{2}}}\).

Câu hỏi 35 :

Cường độ dòng điện \(i=2\cos 100\pi t\,\left( A \right)\) (t tình bằng s) có tần số góc bằng

A. \(100\pi \) rad/s.  

B. \(50\pi \) rad/s.   

C. 100 rad/s.    

D. 50 rad/s.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK