Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý Trường THPT Nam Hà

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý Trường THPT Nam Hà

Câu hỏi 1 :

Những điều nào không cần thực hiện khi sử dụng đồng hồ đa năng hiện số?

A. Nếu không biết rõ giá trị giới hạn của đại lượng cần đo, thì phải chọn thang đo có giá trị lớn nhất phù hợp với chức năng đã chọn.

B. Không đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế vượt quá giới hạn thang đo đã chọn.

C. Không chuyển đổi thang đo khi đang có điện đưa vào hai cực của đồng hồ.

D. Phải ngay lập tức thay pin ngay khi đồng hồ báo hết pin.

Câu hỏi 2 :

Trong thí nghiệm xác định tiêu cự của thấu kính phân kì, có thể không dùng dụng cụ nào sau đây?

A. thước đo chiều dài.  

B. thấu kính hội tụ.

C. vật thật.  

D. giá đỡ thí nghiệm.

Câu hỏi 4 :

Có thể mắc nối tiếp vôn kế với pin để tạo thành mạch kín mà không mắc nối tiếp miliampe kế với pin để tạo thành mạch kín vì

A. điện trở của vôn kế lớn nên dòng điện trong mạch kín nhỏ, không gây ảnh hưởng đến mạch. Còn miliampe kế có điện trở rất nhỏ, vì vậy gây ra dòng điện rất lớn làm hỏng mạch.

B. điện trở của miliampe kế rất nhỏ nên gây sai số lớn.

C. giá trị cần đo vượt quá thang đo của miliampe kế.

D. kim của miliampe kế sẽ quay liên tục và không đọc được giá trị cần đo.

Câu hỏi 5 :

Để đo công suất tiêu thụ trung bình trên đoạn mạch chỉ có điện trở thuần, ta cần dùng dụng cụ đo là

A. chỉ Ampe kế.   

B. chỉ Vôn kế.   

C. Ampe kế và Vôn kế.   

D. Áp kế.

Câu hỏi 6 :

Khối lượng của một êlectron có giá trị là 

A. \(9,{{1.10}^{-31}}\)C.

B. \(6,{{1.10}^{-19}}\)C. 

C. \(-1,{{6.10}^{-19}}\)C. 

D. \(-1,{{9.10}^{-31}}\)C.

Câu hỏi 8 :

Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng là \(k\) và vật nhỏ có khối lượng \(m\). Con lắc này dao động điều hòa với chu kì là 

A. \(T=2\pi \sqrt{\frac{m}{k}}\) 

B. \(T=2\pi \sqrt{\frac{k}{m}}\)

C. \(T=\sqrt{\frac{m}{k}}\)

D. \(T=\sqrt{\frac{k}{m}}\)

Câu hỏi 9 :

Trong thí nghiệm xác định tiêu cự của thấu kính phân kì, thứ tự sắp xếp các dụng cụ trên giá đỡ là

A. vật, thấu kính phân kì, thấu kính hội tụ, màn hứng ảnh.

B. vật, màn hứng ảnh, thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì.

C. thấu kính hội tụ, vật, thấu kính phân kì, màn hứng ảnh.

D. thấu kính phân kì, vật, thấu kính hội tụ, màn hứng ảnh.

Câu hỏi 10 :

Đặt điện áp xoay chiều \(u=U\sqrt{2}\cos \omega t\left( \omega >0 \right)\) vào hai đầu một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thì cảm kháng của cuộn cảm là 

A. \({{Z}_{L}}={{\omega }^{2}}L.\) 

B. \({{Z}_{L}}=\frac{1}{\omega L}.\)  

C. \({{Z}_{L}}=\omega L.\) 

D. \({{Z}_{L}}=\frac{1}{{{\omega }^{2}}L}.\)

Câu hỏi 11 :

Bạn Minh tự chế một máy chiếu đơn giản. Minh dùng một tấm phim có hình, mỏng áp vào đầu chiếc đèn pin, ánh sáng đèn pin chiếu qua phim. Coi vị trí tấm phim là vị trí vật và bức tường trắng là màn ảnh, trong khoảng giữa bức tường và đầu đèn pin đặt một thấu kính hội tụ tiêu cự 10cm. Điều chỉnh khoảng cách tương đối giữa tường, đèn pin và thấu kính để thu được ảnh phóng đại và rõ nét. Kết luận đúng là:

A. Để có ảnh cùng chiều lớn hơn vật thì khoảng cách giữa bức tường và thấu kính phải nhỏ hơn 10 cm.

B. Để có ảnh ngược chiều lớn hơn vật thì khoảng cách giữa bức tường và thấu kính phải lớn hơn 10 cm và nhỏ hơn 20 cm.

C. Để có ảnh cùng chiều lớn hơn vật thì khoảng cách giữa bức tường và thấu kính phải lớn hơn 10 cm.

D. Để có ảnh cùng chiều lớn hơn vật thì khoảng cách giữa bức tường và thấu kính phải lớn hơn 10 cm và nhỏ hơn 20 cm.

Câu hỏi 13 :

Chọn cách làm đúng. Để cho ảnh của vật cần chụp hiện rõ nét trên phim người ta cần

A. giữ phim cố định, điều chỉnh độ tụ của vật kính.

B. giữ phim cố định, thay đổi vị trí của vật kính.

C. giữ vật cố định, thay đổi vị trí phim.

D. dịch chuyển cả vật kính lẫn phim.

Câu hỏi 14 :

Máy phát điện xoay chiều ba pha là máy tạo ra ba suất điện động xoay chiều hình sin cùng tần số, cùng biến độ và lệch pha nhau 

A. \(\frac{3\pi }{4}.\) 

B. \(\frac{\pi }{6}.\) 

C. \(\frac{2\pi }{3}.\) 

D. \(\frac{\pi }{4}.\)

Câu hỏi 16 :

Chọn câu đúng nhất. Máy phát điện xoay chiều có

A. phần cảm là bộ phận đứng yên, phần ứng là bộ phận chuyển động.

B. phần ứng là bộ phận đứng yên, phần cảm là bộ phận chuyển động.

C. cả phần cảm và phần ứng đều đứng yên chỉ bộ góp chuyển động.

D. phần cảm đứng yên thì phần ứng chuyển động và ngược lại.

Câu hỏi 17 :

Tại nơi có gia tốc trọng trường là \(g,\) một con lắc đơn có chiều dài l dao động điều hòa với tần số góc là 

A. \(\omega =\sqrt{\frac{\ell }{g}}.\) 

B. \(\omega =2\pi \sqrt{\frac{g}{\ell }}.\) 

C. \(\omega =\sqrt{\frac{g}{\ell }}.\) 

D. \(\omega =2\pi \sqrt{\frac{\ell }{g}}.\)

Câu hỏi 18 :

Tia phóng xạ nào sau đây chính là dòng các electron? 

A. Tia \(\alpha .\) 

B. Tia \({{\beta }^{+}}.\) 

C. Tia \({{\beta }^{-}}.\) 

D. Tia \(\gamma .\)

Câu hỏi 20 :

Trong 1s, dòng điện xoay chiều có tần số f = 60 Hz đổi chiều bao nhiêu lần?

A. 30 lần 

B. 120 lần

C. 60 lần  

D. 240 lần

Câu hỏi 21 :

Trong sơ đồ khối của một máy phát vô tuyến điện, bộ phận không có trong máy phát là:

A. mạch phát dao động cao tần.

B. mạch biến điệu.

C. mạch tách sóng.   

D. mạch khuếch đại.

Câu hỏi 24 :

Cho phản ứng nhiệt hạch có phương trình: \(_{1}^{2}H+_{1}^{2}H\xrightarrow{{}}_{0}^{1}n+X.\) Hạt nhân X là 

A. \(_{2}^{3}\)He. 

B. \(_{2}^{4}\)He. 

C. \(_{3}^{6}\)Li. 

D. \(_{1}^{1}\)H.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK