Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Trương Định

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Trương Định

Câu hỏi 12 :

Cho nhiễm sắc thể có cấu trúc và trình tự gen như sau:  A B C D E F . G H I K, sau đột biến thành A B C D G . F E H I K hậu quả của dạng đột biến này là:

A. Tăng cường hoặc giảm bớt mức biểu hiện của tính trạng

B. Làm thay đổi  nhóm gen liên kết

C. Gây chết hoặc giảm sức sống

D. Ảnh hưởng đến hoạt động của gen

Câu hỏi 14 :

Quy luật di truyền làm hạn chế biến dị tổ hợp là gì?

A. Hoán vị gen

B. Tương tác gen

C. Phân li độc lập

D. Liên kết gen

Câu hỏi 15 :

Đột biến gen dẫn đến làm thay đổi chức năng của prôtein thì đột biến đó

A. Có hại cho thể đột biến

B. Không có lợi và không có hại  cho thể đột biến

C. Một số có lợi và đa số có hại  cho thể đột biến

D. Có lợi cho thể đột biến

Câu hỏi 19 :

Theo Menden, nội dung của quy luật phân li là

A. F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen với tỉ lệ 3 trội  :1 lặn

B. Mỗi nhân tố di truyền của cặp phân li về giao tử với xác suất như nhau, nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền (alen) của bố hoặc mẹ

C. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 3 trội  :  1 lặn

D. Ở thể dị hợp, tính trạng trội át chế hoàn toàn tính trạng lặn

Câu hỏi 24 :

Một đoạn ADN có trình tự mạch mã gốc như sau3’  ATG TAX  GTA GXT…….. 5’.

A. 5’ UAX AUG XAU XGA 3’….

B. AUG XAU  XGA….

C. 5’TAXATGXATXGA5’   

D. AUGUAXGUAGXU.....

Câu hỏi 25 :

Loại biến dị không được xếp cùng loại với các loại biến dị còn lại là:

A. Biến dị tạo ra hội chứng Claiphentơ ở người

B. Biến dị tạo thể chứa 9 nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm

C. Biến dị tạo ra thể mắt dẹt ở ruồi giấm

D. Biến dị tạo ra hội chứng Đao ở người

Câu hỏi 26 :

Các dạng cây trồng tam bội như dưa hấu, nho thường không hạt do

A. Cơ chế xác định giới tính bị rối loạn

B. Không có cơ quan sinh dục cái

C. Không có cơ quan sinh dục đực

D. Không có khả năng sinh giao tử bình thường

Câu hỏi 29 :

Mức xoắn 3 của nhiễm sắc thể là bso nhiêu?

A. Sợi cơ bản, đường kính 10 nm

B. Sợi chất nhiễm sắc, đường kính 30 nm

C.  Siêu xoắn, đường kính 300 nm

D. Crômatít, đường kính 700 nm

Câu hỏi 34 :

Dạng đột biến nào có ý nghĩa đối với tiến hóa của bộ gen:

A. Mất đoạn

B. Lặp đoạn

C. Chuyển đoạn tương hỗ và không tương hỗ

D. Đảo đoạn

Câu hỏi 36 :

Tại sao trong di truyền qua tế bào chất tính trạng luôn luôn được di truyền theo dòng mẹ và cho kết quả khác nhau trong lai thụân nghịch?

A. Do gen trong tế bào chất có nhiều alen

B. Do hợp tử nhận tế bào chất có mang gen ngoài nhân chủ yếu từ mẹ

C. Do mẹ chứa nhiều gen

D. Do hợp tử nhận vật chất di truyền chủ yếu từ mẹ

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK