Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Vĩnh Bình

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Vĩnh Bình

Câu hỏi 2 :

Một phân tử ARN ở vi khuẩn sau quá trình phiên mã có 15% A, 20% G, 30% U, 35 % X. Hãy cho biết đoạn phân tử ADN sợi kép mã hóa phân tử ARN này có thành phần như thế nào?

A. 17,5% G; 17,5% X;  32,5% A và 32,5 % T

B. 22,5% T; 22,5% A; 27,5% G và 27,5 % X

C. 15% T; 20% X; 30% A và 35 % G

D. 15% G; 30% X; 20% A và 35 % T

Câu hỏi 7 :

Ở phép lai \({X^A}\;{X^a}\frac{{BD}}{{bd}} \times {X^a}\;Y\frac{{Bd}}{{bD}}\), nếu có hoán vị gen ở cả 2 giới, mỗi gen qui định một tính trạng và các gen trội hoàn toàn thì số loại kiểu gen và kiểu hình ở đời con là:

A. 20 loại kiểu gen, 16 loại kiểu hình

B. 40 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình

C. 20 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình

D. 40 loại kiểu gen, 16 loại kiểu hình

Câu hỏi 11 :

Một gen có cấu trúc đầy đủ, nếu gen đó đứt ra và quay ngược 1800, sau đó gắn trở lại vào ADN khi đó quá trình  phiên mã?

A. Không diễn ra vì cùng trình tự nucleotit ở vùng điều hòa không nhận biết và liên kết với ARN polymeraza dễ khới động phiên mã và điều hòa phiên mã

B. Có thể không diễn ra phiên mã  vì cấu trúc gen bị thay đổi

C. Diễn ra bình thường vì vùng trình tự nucleotit ở vùng điều hòa vẫn nhận biết và liên kết với ARN polymeraza để khởi động và điều  hòa phiên mã.

D. Có thể phiên mã bình thường hoặc không vì enzim ARN polymeraza nhận thay đổi cấu trúc của gen.

Câu hỏi 12 :

Cá chép có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là +20C đến 440C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là +5,60C +420C. Dựa vào các số liệu trên,hãy cho biết nhận định nào sau đây về sự phân bố của hai loài cá trên là đúng?

A. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới cao hơn

B. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới thấp hơn

C. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn

D. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn chịu nhiệt hẹp hơn

Câu hỏi 16 :

Trong khi nói về các nhân tố tiến  hóa, phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Áp lực của chọn lọc tự nhiên lớn hơn nhiều so với áp  lực của quá trình  đột biến

B. Đột biến là nguyên liệu sơ cấp, giao phối không ngẫu nhiên là nguyên liệu thứ cấp

C. Di nhập gen, đột biến, các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định

D. Chọn lọc tự nhiên không tác động đối với từng gen riêng rẽ

Câu hỏi 17 :

Nghiên cứu khả năng lọc nước của một loài thân mềm thu được bảng như sau:

A. Ở mật độ 10 con/m3 tốc độ lọc nước nhanh nhất

B. Mật độ càng cao thì tốc độ lọc nước càng nhanh

C. Ở mật độ 10con/m3 được gọi là hiệu quả nhóm

D. Tốc độ lọc nước của các cá thể phụ thuộc vào mật độ

Câu hỏi 18 :

Trật tự thời gian các kì địa chất nào sau đây là đúng?

A. Tân sinh <=> Trung sinh<=> Cổ sinh <=> Nguyên sinh Thái cổ

B. Cổ sinh <=>Nguyên sinh <=> Thái cổ<=> Trung sinh<=> Tân sinh

C. Tân sinh<=> Trung sinh <=>Cổ sinh <=> Thái cổ <=> Nguyên sinh

D. Thái cổ <=> Cổ sinh <=>Nguyên sinh<=> Trung sinh <=> Tân sinh

Câu hỏi 19 :

Một đột biến gen có thể gây ra biến đổi nucleotit ở bất kì vị trí nào trên gen. Nếu như đột biến xảy ra tại vùng điều hòa của gen thì gây nên hậu quả gì?

A. Cấu trúc sản phẩm của gen sẽ thay đổi kết quả thường là có hại vì nó phá vỡ mối quan hệ hài hòa giữa các gen trong kiểu gen và giữa cơ thể với môi trường

B. Lượng sản phẩm của gen sẽ tăng lên nhưng cấu trúc của gen chỉ thay đổi đôi chút do biến đổi chỉ xảy ra ở vùng điều hòa không liên quan đến vùng mã hóa của gen

C. Lượng sản phẩm của gen sẽ giảm xuống do khả năng liên kết với ARN polymeraza giảm xuống, nhưng cấu trúc sản phẩm của gen không thay đổi

D. Cấu trúc sản phẩm của gen không thay đổi nhưng sản lượng sản phẩm của gen có thể thay đổi theo hướng tăng cường hoặc giảm bớt

Câu hỏi 20 :

Hạn chế chủ yếu trong học thuyết tiến hóa của Đacuyn là:

A. Chưa giải thích thành công sự hình thành đặc điểm thích nghi

B. Chưa đi sâu vào cơ chế hình thành loài mới.

C. Chưa hiểu rõ nguyên nhân và cơ chế di truyền các biến dị

D. Chưa có quan niệm đúng về nguyên nhân của sự đấu tranh sinh tồn

Câu hỏi 26 :

ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin tạo ra bằng kĩ thuật di truyền được đưa vào trong tế bào Ecoli nhằm

A. Ức chế hoạt động hệ gen của tế bào Ecoli

B. Làm bất hoạt các enzim cần cho sự nhân đôi ADN của Ecoli

C. Tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện

D.  Làm cho ADN tái tổ hợp với ADN vi khuẩn

Câu hỏi 27 :

Tạo giống thực vật bằng công nghệ gen, để đưa gen vào trong tế bào thực vật có thành xenlulozo, phương pháp không được sử dụng là:

A. Chuyển gen bằng plasmit  

B. Chuyển gen bằng súng bắn gen

C. Chuyển gen trực tiếp qua ống phấn

D. Chuyển gen bằng thực khuẩn thể

Câu hỏi 29 :

Bệnh pheniketo niệu do

A. Thiếu axit amin phenialanin khi đó thừa tiroxin trong cơ thể

B. Thiếu enzim chuyển hóa axit amin phenialanin thành tiroxin trong cơ thể

C. Thừa enzim chuyển hóa axit amin phenialanin thành tiroxin trong cơ thể

D. Bị rối loạn quá trình lọc axit amin phenialanin trong tuyến bài tiết

Câu hỏi 30 :

Có thể tạo được cành tứ bội trên cây lưỡng bội bằng cách tác động consixin là hóa chất gây đột biến đa bội

A. Lên bầu nhụy trước khi cho giao phấn

B. Lên tế bào sinh hạt phấn trong quá trình giảm phân của nó

C. Lên đỉnh sinh trưởng của một cành cây

D. Vào lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử

Câu hỏi 32 :

Nhiều gen của người có trình tự các nucleotit rất giống với các trình tự tương ứng ở tinh tinh. Giải thích đúng nhất cho  quan sát này là:

A. Người được tiến hóa từ tinh tinh

B. Người và tinh  tinh có chung  một tổ tiên tương đối gần

C. Tiến hóa hội tụ đã dẫn đến sự giống nhau về ADN

D. Tinh tinh được tiến hóa từ người

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK