Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý Trường THPT Đặng Trần Côn

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý Trường THPT Đặng Trần Côn

Câu hỏi 5 :

Khi nghiên cứu quang phổ của các chất, chất nào dưới đây khi bị nung nóng đến nhiệt độ cao thì không phát ra quang phổ liên tục?

A. chất khí ở áp suất lớn

B. chất lỏng

C. chất khí ở áp suất thấp

D. chất rắn

Câu hỏi 7 :

Sóng âm không truyền được trong

A. thép 

B. không khí

C. chân không

D. nước

Câu hỏi 9 :

Có thể giải thích hiện tượng quang điện bằng thuyết nào dưới đây?

A. Thuyết electron cổ điển

B. Thuyết lượng tử ánh sáng

C. Thuyết động học phân tử

D. Thuyết điện từ về ánh sáng

Câu hỏi 10 :

Cầu vồng là kết quả của hiện tượng :

A. nhiễu xạ ánh sáng 

B. tán sắc ánh sáng

C. giao thoa ánh sáng

D. khúc xạ ánh sáng

Câu hỏi 11 :

Kim loại có công thoát electron là 2,62 eV. Khi chiếu vào kim loại này hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,4 µm và λ2 = 0,2 µm thì hiện tượng quang điện

A. xảy ra với cả 2 bức xạ.

B. xảy ra với bức xạ λ1, không xảy ra với bức xạ λ2.

C. không xảy ra với cả 2 bức xạ.

D. xảy ra với bức xạ λ2, không xảy ra với bức xạ λ1.

Câu hỏi 12 :

Phản ứng nào không phải là phản ứng hạt nhân nhân tạo

A. \(_{92}^{238}U \to \alpha  + _{90}^{234}Th\).

B. \(_{13}^{27}Al + \alpha  \to _{15}^{30}P + _0^1n\).

C. \(_2^4He + _7^{14}N \to _8^{17}O + _1^1H\).    

D. \(_{92}^{238}U + _0^1n \to _{92}^{239}U\).

Câu hỏi 13 :

Chọn câu đúng. Phản ứng phân hạch

A. chỉ xảy ra ở nhiệt độ rất cao cỡ hàng chục triệu độ.

B. là sự vỡ của một hạt nhân nặng thành hai hạt nhân nhẹ hơn.

C. là phản ứng trong đó hai hạt nhân nhẹ tổng hợp lại thành hạt nhân nặng hơn.

D. là phản ứng hạt nhân thu năng lượng.

Câu hỏi 14 :

Khi so sánh động cơ không đồng bộ và máy phát điện xoay chiều, kết luận nào sau đây là đúng?

A. Đều biến đổi điện năng thành cơ năng.

B. Tần số dòng điện đều bằng tần số quay của rôto.

C. Đều biến đổi điện năng thành nhiệt năng.

D. Đều hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.

Câu hỏi 18 :

Tại nơi có gia tốc rơi tự do bằng g0, chu kỳ dao động bé của một con lắc đơn bằng 1 s. Còn tại nơi có gia tốc rơi tự do bằng g thì chu kỳ dao động bé của con lắc đó bằng:

A. \(\frac{g}{{{g_0}}}\) s. 

B. \(\sqrt {\frac{g}{{{g_0}}}} \) s.  

C. \(\frac{{{g_0}}}{g}\) s.

D. \(\sqrt {\frac{{{g_0}}}{g}} \) s.

Câu hỏi 19 :

Đặt 1 điện áp AC vào đoạn mạch gồm tụ điện 10-4/π (F) và cuộn dây thuần cảm L = 2/π(H) mắc nối tiếp. Điện áp tức thời hai đầu cuộn cảm uL = 100cos\(\left( {100\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)\) (V). Điện áp tức thời hai đầu tu điện là:

A. \({u_C} = 50\cos \left( {100\pi t - \frac{{5\pi }}{6}} \right)\) (V).

B. \({u_C} = 200\cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{3}} \right)\) (V).

C. \({u_C} = 200\cos \left( {100\pi t - \frac{{5\pi }}{6}} \right)\) (V).   

D. \({u_C} = 50\cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{3}} \right)\) (V).    

Câu hỏi 23 :

Đồ thị dòng điện trong mạch dao động điện từ LC lý tưởng như hình vẽ bên. Biểu thức điện tích trên tụ điện là:

A. \(4\pi \cos \left( {\pi {{.10}^6}t + \frac{\pi }{6}} \right)\) (nC).

B. \(4\pi \cos \left( {\pi {{.10}^7}t - \frac{{5\pi }}{6}} \right)\) (µC).

C. \(40\pi \cos \left( {\pi {{.10}^6}t + \frac{\pi }{6}} \right)\) (µC).

D. \(0,4\cos \left( {\pi {{.10}^6}t - \frac{{5\pi }}{6}} \right)\) (nC).

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK