Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X cần 6,72 lít khí O2 (đktc). Sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 thấy có 19,7 gam kết tủa xuất hiện và khối lượng dung...

Câu hỏi :

Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X cần 6,72 lít khí O2 (đktc). Sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 thấy có 19,7 gam kết tủa xuất hiện và khối lượng dung dịch giảm 5,5 gam. Lọc bỏ kết tủa, đun nóng nước lọc lại thu được 9,85 gam kết tủa nữa. Biết H = 1, C = 12, O = 16, Ba = 137. Công thức phân tử của X là

A. C2H6.

B. C2H6O.

C. C2H6O2.

D. Không thể xác định.

* Đáp án

* Hướng dẫn giải

Phương pháp giải:

Do đun nóng nước lọc lại thu được thêm kết tủa nên nước lọc có chứa Ba(HCO3)2.

Các phản ứng xảy ra khi cho sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2:

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O                      (1)

2CO2  +   Ba(OH)2  →  Ba(HCO3)2                    (2)

Ba(HCO3)2  BaCO3 + CO2 + H2O                 (3)

Từ đề bài tính được: \[{n_{{O_2}}}\]; \[{n_{BaC{O_3}(1)}}\]; \[{n_{BaC{O_3}(3)}}\]

+ Tính toán theo (1) (2) (3) ta tính được số mol CO2

Tính được số mol C trong X (dùng bảo toàn C)

+ Từ khối lượng dung dịch giảm ta tính được số mol H2O

Tính được số mol H trong X (dùng bảo toàn H)

+ Bảo toàn nguyên tố O tính được số mol O trong X (dùng bảo toàn O)

+ Lập tỉ lệ nC : nH : nO  CTĐGN của X.

+ Mà trong hợp chất hữu cơ chứa C, H, O ta luôn có: 0 < H ≤ 2C + 2

 Giá trị của n.

+ Kết luận CTPT của X.

Giải chi tiết:

Do đun nóng nước lọc lại thu được thêm kết tủa nên nước lọc có chứa Ba(HCO3)2.

Các phản ứng xảy ra khi cho sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2:

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O                      (1)

2CO2  +   Ba(OH)2  →  Ba(HCO3)2                    (2)

Ba(HCO3)2  BaCO3 + CO2 + H2O                 (3)

Ta có: \[{n_{{O_2}}} = \frac{{6,72}}{{22,4}} = 0,3(mol)\]; \[{n_{BaC{O_3}(1)}} = \frac{{19,7}}{{197}} = 0,1(mol)\]; \[{n_{BaC{O_3}(3)}} = \frac{{9,85}}{{197}} = 0,05(mol)\]

Theo (2) và (3)  \[{n_{Ba{{(HC{O_3})}_2}(2)}} = {n_{Ba{{(HC{O_3})}_2}(3)}} = {n_{BaC{O_3}(3)}} = 0,05(mol)\]

Theo (1) và (2)  \[{n_{C{O_2}}} = {n_{C{O_2}(1)}} + {n_{C{O_2}(2)}} = {n_{BaC{O_3}(1)}} + 2{n_{Ba{{(HC{O_3})}_2}(2)}} = 0,1 + 2.0,05 = 0,2(mol)\]

Mặt khác, khối lượng dung dịnh giảm 5,5 gam nên ta có:

\[{m_{dd{\kern 1pt} giam}} = {m_{BaC{O_3}(1)}} - ({m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}})\]

\[ \Leftrightarrow 5,5 = 19,7 - (44.0,2 + {m_{{H_2}O}}) \Rightarrow {m_{{H_2}O}} = 5,4(g)\]

\[ \Rightarrow {n_{{H_2}O}} = \frac{{5,4}}{{18}} = 0,3(mol)\]

Bảo toàn nguyên tố O ta có: \[{n_{O(X)}} + 2{n_{{O_2}}} = 2{n_{C{O_2}}} + {n_{{H_2}O}}\]

 nO(X) + 2.0,3 = 2.0,2 + 0,3  nO(X) = 0,1 mol.

Bảo toàn nguyên tố C, H ta có: \[{n_C} = {n_{C{O_2}}} = 0,2(mol)\]

\[{n_H} = 2{n_{{H_2}O}} = 2.0,3 = 0,6(mol)\]

Gọi CTPT của X là CxHyOz

 x : y : z = nC : nH : nO = 0,2 : 0,6 : 0,1 = 2 : 6 : 1

 CTĐGN là C2H6O

CTPT của X có dạng (C2H6O)n hay C2nH6nOn

Trong hợp chất hữu cơ chứa C, H, O ta luôn có:

0 < H ≤ 2C + 2  0 < 6n ≤ 2.2n + 2  0 < n ≤ 1  n = 1

Vậy công thức phân tử của X là C2H6O.

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK