Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG năm 2020 môn Sinh học - Trường THPT Lê Lợi

Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG năm 2020 môn Sinh học - Trường THPT Lê Lợi

Câu hỏi 1 :

Mạch rây được cấu tạo từ những thành phần nào sau đây?

A. Các quản bào và ống rây. 

B. Mạch gỗ và tế bào kèm.

C. Ống rây và mạch gỗ.

D. Ống rây và tế bào kèm.

Câu hỏi 2 :

Ở động vật đơn bào, thức ăn được tiêu hoá bằng hình thức nào sau đây?

A. Tiêu hoá nội bào.

B. Tiêu hoá ngoại bào.

C. Tiêu hoá ngoại bào và nội bào.

D. Túi tiêu hoá.

Câu hỏi 4 :

Loại phân tử nào sau đây không có liên kết hidro?

A. ADN.

B. mARN. 

C. tARN.

D. rARN.

Câu hỏi 5 :

Loại đột biến nào sau đây làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào?

A. Đột biến gen.

B. Đột biến đa bội. 

C. Đột biến đảo đoạn.

D. Đột biến lặp đoạn.

Câu hỏi 7 :

Sự phân li của cặp gen Aa diễn ra vào kì nào của quá trình giảm phân?

A. Kì đầu của giảm phân 1.

B. Kì cuối của giảm phân 2.

C. Kì đầu của giảm phân 2.

D. Kì sau của giảm phân 1.

Câu hỏi 8 :

Phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen là 1:2:1? 

A. \(\frac{{\underline {{\rm{AB}}} }}{{{\rm{Ab}}}} \times \frac{{\underline {{\rm{AB}}} }}{{{\rm{Ab}}}}\)

B. \(\frac{{\underline {{\rm{Ab}}} }}{{{\rm{aB}}}} \times \frac{{\underline {{\rm{AB}}} }}{{{\rm{ab}}}}\)

C. \(\frac{{\underline {{\rm{AB}}} }}{{{\rm{Ab}}}} \times \frac{{\underline {{\rm{Ab}}} }}{{{\rm{Ab}}}}\)

D. \(\frac{{\underline {{\rm{AB}}} }}{{{\rm{ab}}}} \times \frac{{\underline {{\rm{aB}}} }}{{{\rm{ab}}}}\)

Câu hỏi 9 :

Thường biến có đặc điểm nào sau đây?

A. Làm biến đổi kiểu hình mà không làm biến đổi kiểu gen.

B. Làm biến đổi kiểu gen mà không làm biến đổi kiểu hình.

C. Làm biến đổi kiểu gen dẫn tới làm biến đổi kiểu hình.

D. Là nguyên liệu của quá trình tiến hóa.

Câu hỏi 12 :

Trong tự nhiên, tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt các loài sinh sản hữu tính là;

A. Địa lí – sinh thái. 

B. Hình thái.

C. Sinh lí – hóa sinh.

D. Cách li sinh sản.

Câu hỏi 14 :

Trong quần thể, kiểu phân bố thường hay gặp nhất là;

A. phân bố ngẫu nhiên.

B. phân bố theo nhóm.

C. phân bố đồng đều.

D. phân tầng.

Câu hỏi 15 :

Các chất hữu cơ trong cây chủ yếu đuợc tạo nên từ chất nào sau đây?

A. H2O và CO2

B. Nitơ phân tử (N2).

C. Chất khoáng.

D. Ôxi từ không khí.

Câu hỏi 16 :

Tại sao phổi của chim bồ câu có kích thước rất nhỏ so với phổi của chuột nhưng hiệu quả trao đổi khí của bồ câu lại cao hơn hiệu quả trao đổi khí của chuột?

A. Vì chim có đời sống bay lượn nên lấy được các khí ở trên cao sạch và có nhiều oxi hơn.

B. Vì chim có đời sống bay lượn nên cử động cánh chim giúp phổi chim co giãn tốt hơn.

C. Vì phổi chim có hệ thống ống khí trao đổi khí trực tiếp với các tế bào phổi còn phổi chuột có các phế nang phải trao đổi khí qua hệ thống mao mạch nên trao đổi khí chậm hơn.

D. Vì hệ thống hô hấp của chim gồm phổi và hệ thống túi khí, hô hấp kép và không có khí cặn.

Câu hỏi 17 :

Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi trình tự sắp xếp của các gen trên nhiễm sắc thể?

A. Đột biến mất đoạn. 

B. Đột biến gen.

C. Đột biến chuyển đoạn tương hỗ.

D. Đột biến đảo đoạn ngoài tâm động.

Câu hỏi 18 :

Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trên mỗi phân tử ADN của sinh vật nhân thực chỉ có một điểm khởi đầu nhân đôi ADN.

B. Enzym ADN pôlimeraza làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN và kéo dài mạch mới.

C. ADN của ti thể và ADN ở trong nhân tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau.

D. Tính theo chiều tháo xoắn, mạch mới bổ sung với mạch khuôn có chiều 5’ – 3’ được tổng hợp gián đoạn.

Câu hỏi 20 :

Khi nói về sự hình thành loài mới bằng con đường địa lí, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Là phương thức hình thành loài chủ yếu gặp ở động vật, ít gặp ở thực vật.

B. Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật.

C. Quá trình hình thành loài thường trải qua một quá trình lịch sử lâu dài.

D. Loài mới và loài gốc thường sống ở cùng một khu vực địa lí.

Câu hỏi 21 :

Khi nói về nhân tố sinh thái hữu sinh, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tất cả các nhân tố của môi trường có ảnh hưởng đến sinh vật thì đều được gọi là nhân tố hữu sinh.

B. Chỉ có mối quan hệ giữa sinh vật này với sinh vật khác thì mới được gọi là nhân tố hữu sinh.

C. Nhân tố hữu sinh bao gồm mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật và thế giới hữu cơ của môi trường.

D. Những nhân tố vật lý, hóa học có ảnh hưởng đến sinh vật thì cũng được xếp vào nhân tố hữu sinh.

Câu hỏi 24 :

Một cơ thể đực có kiểu gen AaBb tiến hành giảm phân tạo giao tử. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Nếu chỉ có 3 tế bào giảm phân thì tối thiểu sẽ cho 4 loại giao tử.

B. Nếu chỉ có 1 tế bào giảm phân không thì chỉ sinh ra 2 loại giao tử.

C. Nếu chỉ có 3 tế bào giảm phân thì có thể sẽ sinh ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 1:1:1:1.

D. Nếu chỉ có 5 tế bào giảm phân tạo ra 4 loại giao tử thì các loại giao tử có tỉ lệ bằng nhau.

Câu hỏi 25 :

Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, không phát sinh đột biến. Tiến hành phép lai ♂AaBbDd ×♀aaBbDD, thu được F1. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Đời F1 có 32 kiểu tổ hợp giao tử.

B. Ở F1, kiểu hình trội về tất cả các tính trạng chiếm tỉ lệ 3/8.

C. F1 có 8 loại kiểu hình và 12 kiểu gen.

D. Có 6 kiểu gen quy định kiểu hình trội về cả 3 tính trạng.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK