Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý Đề thi thử THPT QG năm 2019 môn Vật lý trường THPT Nguyễn Văn Trỗi lần 3

Đề thi thử THPT QG năm 2019 môn Vật lý trường THPT Nguyễn Văn Trỗi lần 3

Câu hỏi 9 :

Dòng điện xoay chiều có tần số f = 50Hz, trong một chu kì dòng điện đổi chiều 

A. 50 lần.        

B. 100 lần.    

C. 2 lần.           

D. 25 lần.

Câu hỏi 10 :

Nguyên tắc tạo dòng điện xoay chiều dựa trên 

A. hiện tượng tự cảm. 

B. hiện tượng cảm ứng điện từ.

C. từ trường quay.                

D. hiện tượng quang điện.

Câu hỏi 11 :

Chọn kết luận đúng. Trong mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp. Nếu tăng tần số của hiệu điện thế xoay chiều đặt vào hai đầu mạch thì 

A. điện trở tăng.        

B. dung kháng tăng.          

C. cảm kháng giảm.      

D. dung kháng giảm và cảm kháng tăng.

Câu hỏi 12 :

Đối với dòng điện xoay chiều, cuộn cảm có tác dụng gì? 

A. cản trở dòng điện, dòng điện có tần số càng nhỏ càng bị cản trở nhiều. 

B. cản trở dòng điện, dòng điện có tần số càng lớn càng bị cản trở nhiều.

C.  ngăn cản hoàn toàn dòng điện. 

D. không cản trở dòng điện.

Câu hỏi 13 :

Ở hai đầu một điện trở R có đặt một hiệu điện thế xoay chiều UAC và một hiệu điện thế không đổi UDC. Để dòng điện xoay chiều có thể qua điện trở và chặn không cho dòng điện không đổi qua nó ta phải 

A. mắc song song với điện trở một tụ điện C. 

B. mắc nối tiếp với điện trở một tụ điện C.

C.  mắc song song với điện trở một cuộn dây thuần cảm L. 

D. mắc nối tiếp với điện trở một cuộn dây thuần cảm L.

Câu hỏi 15 :

Tại thời điểm t = 0,5s, cường độ dòng điện xoay chiều qua mạch bằng 4A, đó là 

A.  cường độ hiệu dụng.    

B. cường độ cực đại.

C.  cường độ tức thời.       

D. cường độ trung bình.

Câu hỏi 16 :

Khi mắc một tụ điện vào mạng điện xoay chiều, nó có khả năng gì  ?

A. Cho dòng xoay chiều đi qua một cách dễ dàng. 

B. Cản trở dòng điện xoay chiều.

C. Ngăn hoàn toàn dòng điện xoay chiều. 

D. Cho dòng điện xoay chiều đi qua, đồng thời có tác dụng cản trở dòng điện xoay chiều.

Câu hỏi 17 :

Trong đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp thì 

A. điện áp giữa hai đầu tụ điện luôn cùng pha với điện áp giữa hai đầu cuộn cảm. 

B. điện áp giữa hai đầu tụ điện luôn cùng pha với điện áp giữa hai đầu điện trở.

C. điện áp giữa hai đầu tụ điện luôn ngược pha với điện áp giữa hai đầu cuộn cảm. 

D. điện áp giữa hai điện trở luôn cùng pha với điện áp giữa hai đầu cuộn cảm.

Câu hỏi 18 :

Câu nào sau đây đúng khi nói về dòng điện xoay chiều ? 

A. Có thể dùng dòng điện xoay chiều để mà điện, đúc điện. 

B. Điện lượng chuyển qua tiết diện của dây dẫn trong một chu kì dòng điện bằng 0.

C. Điện lượng chuyển qua tiết diện của dây dẫn trong mọi khoảng thời gian bất kì bằng 0.  

D. Công suất toả nhiệt tức thời trên một đoạn mạch có giá trị cực đại bằng công suất toả nhiệt trung bình nhân với  2.

Câu hỏi 19 :

Để tăng điện dung của một tụ điện phẳng có điện môi là không khí, ta cần 

A.  tăng tần số điện áp đặt vào hai bản tụ điện. 

B. tăng khoảng cách giữa hai bản tụ điện.

C. giảm điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện. 

D. đưa bản điện môi vào trong lòng tụ điện.

Câu hỏi 21 :

Cường độ dòng điện xoay chiều qua đoạn mạch chỉ có tụ điện hoặc chỉ có cuộn thuần cảm giống nhau ở chỗ: 

A.  Đều biến thiên trễ pha \(\pi /2\) so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch. 

B. Đều có giá trị hiệu dụng tỉ lệ với điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.

C. Đều có giá trị hiệu dụng tăng khi tần số dòng điện tăng. 

D. Đều có giá trị hiệu dụng giảm khi tần số dòng điện tăng.

Câu hỏi 22 :

Trong mạch điện xoay chiều, mức độ cản trở dòng điện của tụ điện trong mạch phụ thuộc vào 

A. chỉ điện dung C của tụ điện. 

B. điện dung C và điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ.

C. điện dung C và cường độ dòng điện hiệu dụng qua tụ. 

D. điện dung C và tần số góc của dòng điện.

Câu hỏi 23 :

Để làm tăng cảm kháng của một cuộn dây thuần cảm có lõi không khí, ta có thể thực hiện bằng cách: 

A. tăng tần số góc của điện áp đặt vào hai đầu cuộn cảm. 

B. tăng chu kì của điện áp đặt vào hai đầu cuộn cảm.

C. tăng cường độ dòng điện qua cuộn cảm. 

D. tăng biên độ của điện áp đặt ở hai đầu cuộn cảm.

Câu hỏi 24 :

Đối với suất điện động xoay chiều hình sin, đại lượng nào sau đây luôn thay đổi theo thời gian? 

A. Giá trị tức thời.    

B.  Biên độ

C. Tần số góc.          

D. Pha ban đầu.

Câu hỏi 25 :

Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp sớm pha \(\pi /4\) so với cường độ dòng điện. Phát biểu nào sau đây đúng với đoạn mạch này ? 

A. Tần số dòng điện trong đoạn mạch nhỏ hơn giá trị cần để xảy ra cộng hưởng. 

B. Tổng trở của mạch bằng hai lần điện trở thuần của mạch.

C. Hiệu số giữa cảm kháng và dung kháng bằng điện trở thuần của mạch. 

D. Điện áp giữa hai đầu điện trở thuần sớm pha \(\pi /4\) so với điện áp giữa hai bản tụ điện.

Câu hỏi 27 :

Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe a , khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát D, khoảng vân i. Bước sóng ánh sáng chiếu vào hai khe là :

A.  \(\lambda  = \)\(\frac{{iD}}{a}\)

B. \(\lambda  = \) \(\frac{D}{{ai}}\)

C. \(\lambda  = \) \(\frac{{aD}}{i}\)

D. \(\lambda  = \frac{{ai}}{D}\)

Câu hỏi 28 :

Sóng điện từ 

A. là sóng dọc hoặc sóng ngang. 

B. là điện từ trường lan truyền trong không gian.

C. có điện trường và từ trường tại một điểm dao động cùng phương. 

D. không truyền được trong chân không.

Câu hỏi 30 :

Sóng nào sau đây được dùng trong truyền hình bằng sóng vô tuyến điện. 

A. Sóng dài.           

B. Sóng trung.          

C. Sóng ngắn.      

D. Sóng cực ngắn.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK