Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý Đề thi thử THPT QG năm 2019 môn Vật lý Sở GD&ĐT Quảng Nam

Đề thi thử THPT QG năm 2019 môn Vật lý Sở GD&ĐT Quảng Nam

Câu hỏi 2 :

Phản ứng hạt nhân nào sau đây không phải phản ứng tỏa năng lượng?

A. \({}_{84}^{210}Po\,\, \to \,\,{}_2^4He\,\, + \,\,{}_{82}^{204}Pb\)

B. \({}_7^{14}N\,\, + \,\,{}_2^4He\,\, \to \,\,{}_1^1H\,\, + \,\,{}_8^{17}O\)

C. \({}_1^1H\,\, + \,\,{}_1^2H\,\, \to \,\,{}_2^3He\)

D. \({}_0^1n\,\, + \,\,{}_{92}^{235}U\,\, \to \,\,{}_{58}^{140}Ce\,\, + \,\,{}_{40}^{94}Zr\,\, + \,\,2{}_0^1n\,\, + \,\,6{}_{ - 1}^0e\)

Câu hỏi 3 :

Một sóng cơ học truyền qua một môi trường vật chất đàn hồi. Điều nào sau đây là sai?

A. Các phần tử vật chất dao động theo phương truyền sóng.

B. Các phân tử môi trường khi có sóng truyền qua cũng dao động tuần hoàn.

C. Vận tốc truyền sóng là vận tốc truyền pha dao động.

D.  Quá trình truyền sóng tuần hoàn theo không gian và thời gian.

Câu hỏi 6 :

Theo thuyết lượng tử ánh sáng, để phát ánh sáng huỳnh quang, mỗi nguyên tử hay phân tử của chất phát quang hấp thụ hoàn toàn một photon của ánh sáng kích thích có tần số f0  để chuyển sang trạng thái kích thích, sau đó

A. phát ra một photon khác có tần số nhỏ hơn tần số f0 của ánh sáng kích thích.

B. giải phóng một electron tự do có tần số nhỏ hơn tần số f0 của ánh sáng kích thích.

C. giải phóng một electron tự do có tần số lớn hơn tần số f0 của ánh sáng kích thích.

D. phát ra một photon khác có tần số lớn hơn tần số f0 của ánh sáng kích thích.

Câu hỏi 8 :

Giới hạn quang điện của mỗi kim loại tùy thuộc vào

A. bản chất của kim  loại đó.       

B. cường độ chùm sáng chiếu vào.

C. điện thế của tấm kim loại đó.                         

D. bước sóng của ánh sáng chiếu vào.

Câu hỏi 10 :

Vật sáng AB đặt cách thấu kính 50cm qua thấu kính cho ảnh ảo sao cho AB = 2A'B'. Tính độ tụ của thấu kính này?

A. -2dp.                    

B. 2dp.       

C. 1dp.                     

D. -0,02dp.

Câu hỏi 11 :

Sóng điện từ truyền nhanh nhất trong môi trường nào sau đây?

A. Chân không.              

B. Khí.       

C. Lỏng.                 

D. Rắn.

Câu hỏi 12 :

Phóng xạ β-

A. sự giải phóng electron từ lớp electron ngoài cùng của nguyên tử.

B. hạt nhân phóng ra electron âm với vận tốc 2.107 m/s, đi được vài m trong không khí.

C. phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.

D.  phản ứng hạt nhân thu năng lượng.

Câu hỏi 13 :

Chiếu một chùm bức xạ hỗn hợp gồm 3 bức xạ điện từ có bước sóng lần lượt là 0,48 μm, 620 nm và 350 nm vào khe F của máy quang phổ lăng kính thì trên tiêu diện của thấu kính buồng tối, mắt người sẽ quan sát thấy

A. 1 vạch màu hỗn hợp 3 bức xạ.            

B. 2 vạch màu đơn sắc riêng biệt.

C. 1 vạch màu đơn sắc.        

D. 3 vạch màu đơn sắc riêng biệt.

Câu hỏi 15 :

So với hạt nhân\({}_{14}^{29}Si\)  , hạt nhân \({}_{20}^{40}Ca\) có nhiều hơn

A. 5 notron và 6 proton.               

B. 6 notron và 5 proton.

C. 5 notron và 12 proton.                 

D. 11 notron và 6 proton.

Câu hỏi 19 :

Khi nói về hệ số công suất cosφ của đoạn mạch điện xoay chiều, phát biểu nào sau đây sai?

A. Với đoạn mạch chỉ có điện trở thuần thì cosφ = 1.

B. Với đoạn mạch gồm tụ điện và điện trở thuần mắc nối tiếp thì 0 < cosφ < 1.

C. Với đoạn mạch chỉ có tụ điện hoặc chỉ có cuộn cảm thuần thì cosφ = 0.

D. Với đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp đang xảy ra cộng hưởng thì cosφ = 0.

Câu hỏi 20 :

Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, mạch tách sóng dùng để  

A. tách sóng điện từ tần số cao ra khỏi loa.

B. tách sóng điện từ tần số cao để đưa vào mạch khuếch đại.

C.  tách sóng điện từ tần số âm ra khỏi loa .

D. tách sóng điện từ tần số âm ra khỏi sóng điện từ tần số cao .

Câu hỏi 21 :

Dòng chuyển dời có hướng của ion dương, ion âm, electron tự do là dòng điện trong môi trường nào?

A. trong chất khí.         

B. trong bán dẫn. 

C. trong chất điện phân.   

D.  trong kim loại.

Câu hỏi 23 :

Năng lượng của phôtôn tỷ lệ thuận với

A. vận tốc ánh sáng trong chân không.      

B. bước sóng của bức xạ.

C. hằng số Plăng.                              

D. tần số của bức xạ .

Câu hỏi 24 :

Sắp xếp nào sau đây là đúng về sự tăng dần quãng đường đi được của các tia phóng xạ trong không khí 

A. \(\gamma ,\,\alpha ,\,\beta .\)

B. \(\alpha ,\,\gamma ,\,\beta .\)

C. \(\alpha ,\,\beta ,\,\gamma .\)

D. \(\beta ,\alpha ,\gamma .\)

Câu hỏi 25 :

Một vật có khối lượng m gắn vào lò xo có độ cứng k, kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng đoạn nhỏ, thả nhẹ, vật chuyển động về vị trí cân bằng sau:

A. \(\frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{m}{k}} \)

B. \(\frac{1}{{\pi }}\sqrt {\frac{m}{k}} \)

C. \(\frac{2}{{\pi }}\sqrt {\frac{m}{k}} \)

D. \(\frac{\pi }{2}\sqrt {\frac{m}{k}} \)

Câu hỏi 28 :

Hiện nay, bức xạ được sử dụng để kiểm tra hành lí của hành khách đi máy bay là

A. tia hồng ngoại.       

B.  tia Rơn-ghen.           

C.  tia tử ngoại.           

D. tia gamma.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK