Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý Đề thi thử THPT QG năm 2019 môn Vật lý Trường THPT Mạc Đĩnh Chi lần 4

Đề thi thử THPT QG năm 2019 môn Vật lý Trường THPT Mạc Đĩnh Chi lần 4

Câu hỏi 1 :

 Đối với một vật dao động điều hoà 

A. gia tốc của vật có độ lớn tăng dần khi nó đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng. 

B. vận tốc của vật có độ lớn giảm dần khi nó đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng.

C.  vận tốc của vật biến thiên điều hoà nhưng ngược pha với li độ của vật. 

D. lực kéo về tác dụng lên vật biến thiên điều hoà nhưng ngược pha với li độ của vật.

Câu hỏi 2 :

Chọn phát biểu đúng về sự dao động của con lắc đơn. 

A. Khi góc lệch bằng 0, gia tốc lớn nhất, lực căng dây lớn nhất. 

B.  Khi góc lệch bằng 0, gia tốc bằng 0, lực căng dây nhỏ nhất.

C. Khi góc lệch cực đại, gia tốc nhỏ nhất, lực căng dây nhỏ nhất. 

D. Khi góc lệch cực đại, gia tốc lớn nhất, lực căng dây nhỏ nhất.

Câu hỏi 4 :

Chọn phát biểu đúng về lực căng dây của con lắc đơn đang dao động 

A. Lực căng dây luôn lớn hơn trọng lực của vật. 

B. Khi dây có phương thẳng đứng thì lực căng dây bằng trọng lực.

C. Lực căng dây lớn nhất ở vị trí cân bằng. 

D. Lực căng dây lớn nhất ở vị trí biên

Câu hỏi 5 :

Tìm phát biểu sai.Trong quá trình dao động điều hoà của một con lắc lò xo, cơ năng của nó 

A. tỉ lệ với bình phương của chu kì dao động. 

B. tỉ lệ với tần số của dao động.

C. tỉ lệ với chu kì của dao động. 

D. tỉ lệ với bình phương của biên độ dao động.

Câu hỏi 6 :

Một đồng hồ dùng con lắc đơn, mỗi ngày chạy chậm 3 phút, cần phải điều chỉnh chiều dài con lắc như thế nào để đồng hồ chạy đúng ? 

A.  Tăng chiều dài 0,42%. 

B.  Giảm chiều dài 0,42%.

C. Tăng chiều dài 0,21%. 

D. Giảm chiều dài 0,21%.

Câu hỏi 8 :

Chọn phát biểu đúng về sóng cơ trong các phát biểu dưới đây 

A. Chu kì dao động chung của cạc phần tử vật chất khi có sóng truyền qua gọi là chu kì sóng. 

B. Đại lượng nghịch đảo của tần số góc gọi là tần số của sóng.

C. Tốc độ dao động của các phân tử vật chất gọi là tốc độ của sóng. 

D. Năng lượng của sóng luôn luôn không đổi trong quá trình truyền sóng.

Câu hỏi 9 :

Sóng ngang là sóng 

A. được truyền đi theo phương ngang. 

B. có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng.

C. được truyền theo phương thẳng đứng. 

D. có phương dao động trùng với phương truyền sóng.

Câu hỏi 13 :

Trong một đoạn mạch xoay chiều, hệ số công suất cosφ = 0 khi 

A. đoạn mạch không có cảm kháng. 

B. đoạn mạch không có điện trở thuần. 

C. đoạn mạch chỉ gồm tụ điện và cuộn cảm mắc nối tiếp.  

D. trong đoạn mạch có hiện tượng cộng hưởng điện.

Câu hỏi 14 :

Để làm giảm dung kháng của một tụ phẳng mắc trong mạch điện xoay chiều ta làm thế nào ? 

A. Thay chất điện môi giữa hai bản tụ bằng chất điện môi khác có hằng số điện môi lớn hơn. 

B. Tăng khoảng cách giữa hai bản tụ điện.

C. Giảm tần số của điện áp đặt vào hai bản tụ. 

D. Giảm diện tích đổi diện giữa hai bản tụ.

Câu hỏi 15 :

Điện áp giữa hai bản của một tụ điện có biểu thức : u = 120cos(50πt- π/6)(V). Dung kháng của tụ điện là 200 Ω. Phát biểu nào nêu sau đây là đúng ? 

A. Chu kì của dòng điện là 0,02s. 

B. Điện áp hiệu dụng giữa hai bản của tụ điện là 12√2 V.

C. Lúc t = 0 thì cường độ dòng điện qua tụ điện là i = 0,3 A. 

D. Cường độ hiệu dụng của tụ điện là 0,6 A.

Câu hỏi 20 :

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ ? 

A. Khi sóng điện từ lan truyền, vectơ cường độ điện trường luôn cùng phương với vectơ cảm ứng từ. 

B. Khi sóng điện từ lan truyền, vectơ cường độ điện trường luôn vuông góc với vectơ cảm ứng từ.

C.  Sóng điện từ lan truyền được trong chân không. 

D. Sóng điện từ là sóng ngang.

Câu hỏi 21 :

Kết luận nào dưới đây là sai khi nói về dao động điện từ trong mạch dao động LC lí tưởng ? 

A. Năng lượng của mạch dao động gồm năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện và năng lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm. 

B. Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường dao động cùng tần số với dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn cảm.

C. Khi năng lượng điện trường giảm, thì năng lượng từ trường tăng và ngược lại. 

D. Ở mọi thời điểm, năng lượng dao động điện từ trong mạch LC không đổi.

Câu hỏi 23 :

Tia Rơn-ghen sinh ra khi 

A. chiếu vào một tấm kim loại chùm phôtôn có bước sóng ngắn hơn giới hạn quang điện của nó. 

B. chùm ion đập vào một tấm kim loại có nguyên tử lượng lớn.

C. chùm electron có tốc độ cao đập vào một tấm kim loại có nguyên tử lượng lớn. 

D. chiếu một chùm ánh sáng trắng đi qua một đèn chứa khí loãng

Câu hỏi 24 :

Tìm phát biểu sai. Tia hồng ngoại 

A. có tác dụng nhiệt. 

B. gây ra hiệu ứng quang điện đối với hầu hết kim loại.

C. có thể tác dụng lên một số loại kính ảnh. 

D. không nhìn thấy được.

Câu hỏi 29 :

Để gây được hiệu ứng quang điện, bức xạ rọi vào kim loại phải thoả mãn điều kiện 

A. tần số lớn hơn giới hạn quang điện. 

B.  tần số nhỏ hơn giới hạn quang điện.

C. bước sóng lớn hơn giới hạn quang điện. 

D.  bước sóng nằm trong vùng hồng ngoại.

Câu hỏi 30 :

Chỉ ra nhận xét sai khi nói vê trạng thái dừng của nguyên tử 

A. Trạng thái dừng là trạng thái có năng lượng xác định. 

B. Nguyên từ chỉ tồn tại ở trạng thái dừng.

C. Ở trạng thái dừng nguyên tử không bức xạ năng lượng 

D. Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng này sang trạng thái dừng khác thì nguyên tử phát ra một phôtôn.

Câu hỏi 32 :

Chọn phát biểu đúng khi nói về cấu tạo hạt nhân nguyên tử. 

A. Mọi hạt nhân của các nguyên tử đều có chứa phôtôn và nơtron. 

B. Hai nguyên tử khác nhau có số prôtôn và nơtron hoàn toàn khác nhau.

C. Hai nguyên tử có số nơtron khác nhau là hai đồng vị. 

D. Hai nguyên tử có số prôtôn khác nhau là hai nguyên tử thuộc hai nguyên tố khác nhau.

Câu hỏi 33 :

Chỉ ra nhận xét sai khi nói về tia anpha. 

A. Hạt anpha thực chất là hạt nhân nguyên tử heli (24He). 

B. Khi đi qua điện trường giữa hai bản tụ điện, tia anpha bị lệch về phía bản âm.

C. Khi đi qua từ trường, tia anpha không bị lệch hướng. 

D. Tia anpha làm ion hoá môi trường.

Câu hỏi 34 :

Biết chu kì bán rã của urani là 4,5.109 năm. Hằng số phóng xạ của chất này bằng 

A.

1,54.10-10 năm-1 

B. 2,22.10-9 năm-1

C.

5,54.10-9 năm-1

D. 2,22.10-10 năm-1.

Câu hỏi 40 :

Một sóng điện từ có chu kì T = 10 -6 s truyền theo phương thẳng đứng. Tại điểm M trên phương truyền vào thời điểm t vectơ cường độ điện trường E đang có độ lớn cực đại và hướng về phía Bắc. Vào thời điểm t tại điếm N trên phương truyên sóng cách M là 1,5 km thì vectơ cảm ứng từ B đang 

A. hướng về phía Tây và có độ lớn cực đại. 

B. hướng về phía Đông và có độ lớn cực đại.

C. hướng về phía Tây và có độ lớn bằng 0. 

D. hướng về phía Đông và có độ lớn bằng 0.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK