Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý Đề thi thử THPT QG năm 2019 môn Vật lý Trường THPT Ngô Quyền- Hải Phòng lần 3

Đề thi thử THPT QG năm 2019 môn Vật lý Trường THPT Ngô Quyền- Hải Phòng lần 3

Câu hỏi 1 :

Tia tử ngoại được phát ra rất mạnh từ nguồn nào dưới đây? 

A.

Lò vi sóng.     

B. Lò sưởi điện.  

C.

Hồ quang điện.         

 

D. Màn hình vô tuyến.

Câu hỏi 2 :

Trong thí nghiệm đo gia tốc trọng trường bằng con lắc đơn, ta không cần dùng tới vật hoặc dụng cụ nào nêu dưới đây? 

A. Giá đỡ và dây treo.  

B. Vật nặng có kích thước nhỏ.

C. Cân chính xác.                     

D. Đồng hồ và thước đo độ dài. 

Câu hỏi 3 :

Hiện tượng quang điện là hiện tượng làm bật các êlectron ra khỏi bề mặt kim loại khi 

A. có va chạm đàn hồi với kim loại.      

B. kim loại bị nung nóng.

C. kim loại bị bức xạ nhiệt.     

D. có ánh sáng thích hợp chiếu vào kim loại.

Câu hỏi 4 :

Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây sai

A. Sóng siêu âm có tần số lớn hơn 20000 Hz.   

B. Sóng hạ âm có tần số nhỏ hơn 16 Hz.

C. Đơn vị của mức cường độ âm là W/m2.     

D.  Sóng âm không truyền được trong chân không.

Câu hỏi 5 :

Gọi tốc độ  truyền sóng điện từ trong không khí là c. Mạch dao động lý tưởng LC có thể phát ra sóng vô tuyến truyền trong không khí với bước sóng là 

A.

 \(\lambda  = 2\pi c\sqrt {LC} \)       

B.  \(\lambda  = 2\pi c\sqrt {\frac{L}{{{C^2}}}} \)          

C.   \(\lambda  = 2\pi c\frac{1}{{\sqrt {LC} }}\)     

D.  \(\lambda  = 2\pi c\sqrt {\frac{C}{L}} \)

Câu hỏi 6 :

Tính chất cơ bản của từ trường là 

A.  gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh. 

B. gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó.

C. gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó. 

D. gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó.

Câu hỏi 7 :

Đối với vật dao động điều hoà, tập hợp ba đại lượng nào sau đây không thay đổi theo thời gian? 

A. Tần số, động năng, vận tốc.    

B. Tần số, biên độ, động năng.

C. Chu kì, biên độ, cơ năng.              

D. Chu kì, tần số, thế năng.

Câu hỏi 8 :

Sóng cơ là gì? 

A. Là một dạng chuyển động đặc biệt của môi trường. 

B. Là dao động của mọi điểm trong một môi trường.

C. Là sự truyền chuyển động của các phần tử trong một môi trường. 

D. Là dao động lan truyền trong một môi trường.

Câu hỏi 9 :

Trong đoạn mạch xoay chiều chỉ có cuộn dây thuần cảm, công thức nào sau đây không đúng

A.

 \({I_0} = \frac{{{U_0}}}{{{Z_L}}}\)   

B. \(i = \frac{u}{{{Z_L}}}\)      

C.  \(I = \frac{U}{{{Z_L}}}\)           

D. \({I_0} = \frac{{U\sqrt 2 }}{{{Z_L}}}\)

Câu hỏi 10 :

Vật sáng AB đặt vuông góc trục chính thấu kính hội tụ, cách thấu kính khoảng d nhỏ hơn tiêu cự f, qua thấu kính cho ảnh 

A. ảo, nhỏ hơn vật.    

B. ảo, lớn hơn vật.

C. thật, nhỏ hơn vật.   

D. thật, lớn hơn vật.

Câu hỏi 11 :

Chọn câu sai? Trong phản ứng hạt nhân, có bảo toàn 

A.

vectơ động lượng.  

B. động năng.              

C. năng lượng toàn phần.      

D.  số nuclon.

Câu hỏi 12 :

Trong việc truyền tải điện năng đi xa, để làm giảm hao phí trên đường dây truyền tải, hiện nay ở Việt Nam thường dùng biện pháp nào dưới đây? 

A. Giảm công suất máy phát điện.     

B. Tăng điện áp trước khi truyền tải.

C. Thay dây dẫn làm bằng vật liệu có điện trở suất nhỏ.  

D. Giảm chiều dài dây dẫn. 

Câu hỏi 15 :

Chiếu chùm ánh sáng do đèn chứa khí Hidro ở áp suất thấp phát ra vào khe của máy quang phổ thì trên tấm kính ảnh của buồng ảnh sẽ thu được 

A. bốn vạch màu đỏ, lam, chàm, tím.     

B. dải màu liên tục từ đỏ đến tím.

C. dải màu có xuất hiện bốn vạch tối. 

D. các vạch sáng (màu trắng), vạch tối xen kẽ nhau và cách nhau đều đặn.

Câu hỏi 16 :

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng với nguồn sáng đơn sắc bước sóng  λ , khoảng cách từ hai khe tới màn là D. Khi thực hiện thí nghiệm trong không khí thì khoảng vân là i. Khi đặt toàn bộ thí nghiệm trong nước có chiết suất n = 4/3 thì để khoảng vân không đổi cần phải 

A. rời màn dọc theo trục vuông góc với hai khe và ra xa hai khe thêm 0,75D 

B. rời màn dọc theo trục vuông góc với hai khe và ra xa hai khe thêm \(\frac{D}{3}\)

C. rời màn dọc theo trục vuông góc với hai khe và lại gần hai khe thêm \(\frac{D}{3}\) 

D. rời màn dọc theo trục vuông góc với hai khe và lại gần hai khe thêm 0,75D

Câu hỏi 17 :

Trong từ trường đều, đặt khung dây dẫn kín, hình tròn có vectơ pháp tuyến hợp với vectơ cảm ứng từ  góc 90o. Tăng dần độ lớn của cảm ứng từ thì trong khung 

A. chỉ xuất hiện suất điện động cảm ứng.    

B. xuất hiện dòng điện cảm ứng vì từ thông giảm.

C. xuất hiện dòng điện cảm ứng vì từ thông tăng. 

D.  không xuất hiện dòng điện cảm ứng.

Câu hỏi 21 :

Trong trường hợp sau đây, tia sáng không truyền thẳng 

A. Tia sáng truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa không khí và kim cương. 

B.  Tia sáng truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt có cùng chiết suất.

C. Tia sáng truyền vuông góc qua mặt phân cách giữa không khí và kim cương. 

D. Tia sáng truyền từ không khí đi qua tâm của một quả cầu trong suốt bằng thuỷ tinh.

Câu hỏi 22 :

Tia X không có cùng bản chất với 

A. tia gama.      

B. ánh sáng do ngọn nến phát ra.

C. sóng siêu âm.                      

D. sóng điện thoại phát ra.

Câu hỏi 23 :

Chọn câu sai? Đặt vào hai đầu tụ điện có điện dung C một điện áp xoay chiều u = U0cos(2πft), với C, U0 không đổi và f thay đổi được thì 

A.  cường độ dòng điện tức thời sớm pha hơn điện áp tức thời góc π/2. 

B. cường độ dòng điện hiệu dụng tỉ lệ thuận với điện dung C.

C. cường độ dòng điện cực đại tỉ lệ thuận với f. 

D. công suất tiêu thụ bằng 0.

Câu hỏi 24 :

Trong hạt nhân nguyên tử \({}_6^{14}C\) có 

A. 6 prôtôn và 8 nơtron.         

B. 8 prôtôn và 6 nơtron.

C. 6 prôtôn và 14 nơtron.                                  

D. 14 prôtôn và 6 nơtron.

Câu hỏi 27 :

Sóng cơ lan truyền từ nguồn O dọc theo trục Ox với vận tốc v = 150 cm/s. Phương trình dao động tại nguồn O là u = 4cosπt (cm). Coi biên độ sóng không đổi khi lan truyền. Phương trình sóng tại điểm M trên trục Ox cách O một đoạn 25 cm là

A. \(u = 4\cos \left( {\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)\left( {cm} \right)\)

B. \(u = 4\cos \left( {\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)\left( {cm} \right)\)

C. \(u = 4\cos \left( {\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)\left( {cm} \right)\)

D. \(u = 4\cos \left( {\pi t - \frac{\pi }{3}} \right)\left( {cm} \right)\)

Câu hỏi 30 :

Một mạch dao động LC lí tưởng gồm tụ điện có điện dung C = 132nF. Trong mạch có dao động điện từ. Biểu thức điện áp giữa hai bản tụ có biểu thức \(u = 10\cos \left( {{{10}^4}t - \frac{\pi }{3}} \right)\left( V \right)\)  Biểu thức cường độ dòng điện trong mạch là

A. \(i = 13,2\cos \left( {{{10}^4}t + \frac{\pi }{6}} \right)\left( {mA} \right)\)

B. \(i = 13,2\cos \left( {{{10}^4}t + \frac{\pi }{6}} \right)\left( A \right)\)

C. \(i = 13,2\cos \left( {{{10}^4}t - \frac{{5\pi }}{6}} \right)\left( {mA} \right)\)

D. \(i = 13,2\cos \left( {{{10}^4}t - \frac{{5\pi }}{6}} \right)\left( A \right)\)

Câu hỏi 31 :

Cho phản ứng hạt nhân \({}_3^6Li + {}_0^1n \to {}_1^3T + {}_2^4\alpha  + 4,9MeV\) . Bỏ qua động năng của các hạt n và Li, động năng của hạt T và hạt α là 

A. 2,5 MeV và 2,1 MeV.         

B. 1,2 MeV và 2,8 MeV.

C.  2,8 MeV và 2,1 MeV.       

D.  2,8 MeV và 1,2 MeV.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK