Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT QG môn Sinh học lần 1 năm 2019 - Trường THPT Đội Cẩn

Đề thi thử THPT QG môn Sinh học lần 1 năm 2019 - Trường THPT Đội Cẩn

Câu hỏi 1 :

Gen M có 2400 nucleotit và có A/G = 2/3. Gen M bị đột biến thành gen m có chiều dài không đổi so với gen trước đột biến và G = 719. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Cặp gen Mm nhân đôi một lần thì số nucleotit tự do loại A môi trường cung cấp là 961.

B. Gen m có số liên kết hidro là 3120.

C. Đột biến trên thuộc dạng đột biến thay thế một cặp nucleotit.

D. Cặp gen Mm nhân đôi một lần thì tổng số nucleotit tự do môi trường cung cấp là 4800.

Câu hỏi 2 :

Trong các dạng đột biến cấu trúc NST, dạng làm cho số lượng vật chất di truyền không thay đổi là

A. lặp đoạn.       

B. đảo đoạn.            

C. mất đoạn.         

D. chuyển đoạn.

Câu hỏi 4 :

Một gia đình bố bình thường mang kiểu gen là XAY, mẹ bình thường có kiểu gen XAXA. Họ sinh ra đứa con trai bị đột biến ba nhiễm và mang tính trạng do gen lặn qui định. Nguyên nhân tạo ra con bị đột biến và bện trên là:

A. Mẹ có sự phân li không bình thường trong giảm phân 2

B. Bố có sự phân li không bình thường trong giảm phân 1

C. Bố có sự phân li không bình thường trong giảm phân 2

D.  Mẹ có sự phân li không bình thường trong giảm phân 1

Câu hỏi 5 :

Ở thực vật có hoa, bộ phận phát triển thành hạt là

A. bầu nhụy.      

B. noãn đã thụ tinh.   

C. nhân cực.            

D. nội nhũ.

Câu hỏi 7 :

Trong quá trình bảo quản nông sản, hoạt động hô hấp của nông sản gây ra tác hại nào sau đây?

A. Làm giảm nhiệt độ.           

B. Làm tăng khí O2; giảm CO2 .

C. Làm giảm độ ẩm.                   

D. Tiêu hao chất hữu cơ.

Câu hỏi 8 :

Sự không phân li của toàn bộ bộ NST xảy ra ở đỉnh sinh trưởng của một cành cây sẽ tạo ra

A. thể khảm.     

B. thể đa bội.      

C. thể tam bội.      

D. thể tứ bội.

Câu hỏi 9 :

Khi nói về opêron Lac ở vi khuẩn E.coli, phát biểu nào sau đây sai? 

A. Gen điều hòa (R) không nằm trong thành phần của opêron Lac.

B. Khi gen cấu trúc A phiên mã 5 lần thì gen cấu trúc Z phiên mã 2 lần.

C. Vùng vận hành (O) là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.

D. Khi môi trường không có lactôzơ thì gen điều hòa (R) vẫn có thể phiên mã.

Câu hỏi 10 :

Liên kết gen hoàn toàn có đặc điểm là

A. làm tăng sự xuất hiện của các biến dị tổ hợp.

B. làm giảm sự xuất hiện của các biến dị tổ hợp.

C. liên kết gen tạo ra nhiều giao tử hoán vị.

D. tạo điều kiện cho các gen ở các nhiễm sắc thể khác nhau tổ hợp lại với nhau.

Câu hỏi 12 :

Điều hoà hoạt động của gen ở E.coli chủ yếu xảy ra ở giai đoạn

A. phiên mã.                                 

B. dịch mã.

C. nhân đôi ADN.                                           

D. phiên mã và dịch mã.

Câu hỏi 14 :

 Quá trình phát triển của động vật đẻ con gồm giai đoạn

A. Phôi

B. Phôi và hậu phôi

C. Phôi thai và sau khi sinh

D. Hậu phôi

Câu hỏi 16 :

Sau khi đưa ra giả thuyết về sự phân li đồng đều, Men Đen đã kiểm tra giả thuyết của mình bằng cách nào?

A. Lai thuận.            

B. Cho tự thụ phấn.   

C. Lai phân tích.  

D. Lai nghịch.

Câu hỏi 17 :

Một bệnh nhân bị hở van tim (van nhĩ thất đóng không kín). Nhận định nào là sai?

A. Lượng máu tim bơm lên động mạch chủ giảm trong mỗi chu kỳ tim.

B. Tim phải giảm hoạt động trong một thời gian dài nên gây suy tim.

C. Huyết áp giảm.

D. Nhịp tim cuả bệnh nhân tăng.

Câu hỏi 18 :

Trong nguyên phân những thể đa bội nào sau đây được tạo thành?

A. 4n, 5n.

B. 3n, 4n. 

C. 4n, 6n. 

D. 4n, 8n.

Câu hỏi 19 :

Một gen có 480 Ađênin và 3120 liên kết hiđrô. Gen đó có số lượng nuclêôtit là

A. 2400         

B. 1800               

C. 3000            

D. 2040

Câu hỏi 20 :

Cho biết các bộ ba trên mARN mã hoá các axit amin tương ứng như sau: AUG = mêtiônin, GUU = valin, GXX = alanin, UUU = phêninalanin, UUG = lơxin, AAA = lizin, UAG = kết thúc (KT). Trình tự các axit amin trên chuỗi pôlipeptit như sau:mêtiônin - alanin – lizin – valin – lơxin – KT.

A. mêtiônin - alanin – lizin – lơxin – KT.

B. mêtiônin – lizin – valin – lơxin – KT.

C. mêtiônin – alanin – valin – lơxin – KT.  

D. mêtiônin - alanin – valin – lizin – KT.

Câu hỏi 21 :

Trên mARN axit amin Asparagin được mã hóa bởi bộ ba GAU, tARN mang axit amin này có bộ ba đối mã là

A. 5´ XUA 3´.       

B. 5´ XTA 3´.        

C. 3´ XUA 5´.           

D. 3´ XTA 5´.

Câu hỏi 22 :

Mã di truyền mang tính thoái hoá tức là

A. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền.

B. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.

C. nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin.

D. một bộ ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin.

Câu hỏi 23 :

Hình thức dinh dưỡng bằng nguồn cacbon chủ yếu là CO2  và năng lượng của ánh sáng được gọi là

A. quang dị dưỡng.  

B. hoá dị dưỡng.        

C. hoá tự dưỡng.   

D. quang tự dưỡng.

Câu hỏi 24 :

Ý nghĩa của sự trao đổi chéo nhiễm sắc thể trong giảm phân về mặt di truyền là

A. làm tăng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào.

B. tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền.

C. góp phần tạo ra sự đa dạng về kiểu gen ở loài.

D. duy trì tính đặc trưng về cấu trúc nhiễm sắc thể.

Câu hỏi 25 :

Các tính chất đặc biệt của nước là do các phân tử nước

A. dễ tách khỏi nhau.          

B. có xu hướng liên kết với nhau.

C. rất nhỏ.         

D. có tính phân cực.

Câu hỏi 26 :

Thể tứ bội có kiểu gen AAaa giảm phân bình thường cho các loại giao tử 2n là

A. AAA, aaa.      

B. Aaa, Aa, aa. 

C. AA, aa. 

D. AA, Aa, aa.

Câu hỏi 27 :

Trong gia đình, có thể ứng dụng hoạt động của vi khuẩn lactic để thực hiện quá trình nào sau đây?

A. Làm tương

B. Muối dưa

C. Làm nước mắm

D. Sản xuất rượu

Câu hỏi 28 :

Cơ chế có thể dẫn đến làm phát sinh đột biến cấu trúc NST là:

A. Rối loạn trong nhân đôi NST

B. Một số cặp NST nào đó không phân li trong giảm phân

C. Trong nguyên phân có 1 cặp NST nào đó không phân li

D. oàn bộ NST không phân li trong phân bào

Câu hỏi 29 :

Dạng đột biến và số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của hội chứng Đao là

A. thể 3 ở cặp NST 21- có 47 NST

B. thể 3 ở cặp NST 23 - có 47 NST

C. thể 1 ở cặp NST 23 - có 45 NST

D. thể 1 ở cặp NST 21 - có 45 NST

Câu hỏi 30 :

Trao đổi khí bằng hệ thống túi khí là hình thức hô hấp của

A. giun đất

B. châu chấu

C. ếch nhái

D. chim

Câu hỏi 32 :

Hình thức học tập đơn giản nhất của động vật là:

A. Học ngầm

B. Quen nhờn

C. Điều kiện hoá hành động

D. In vết

Câu hỏi 35 :

Hô hấp diễn ra mạnh nhất trong trường hợp nào sau đây?

A. Lúa đang trổ bông

B. Lúa đang chín

C. Hạt lúa đang nảy mầm

D. Lúa đang làm đòng

Câu hỏi 36 :

Ý nghĩa nào dưới đây không phải của hiện tượng hoán vị gen?

A.

Làm tăng số biến dị tổ hợp, cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá

B.

Giải thích cơ chế của hiện tượng chuyển đoạn tương hỗ trong đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

C.

Tái tổ hợp lại các gen quý trên các NST khác nhau của cặp tương đồng, tạo thành nhóm gen liên kết

D.

Là cơ sở cho việc lập bản đồ gen

Câu hỏi 38 :

Nhận định nào sau đây đúng?

A. Thực vật một lá mầm chỉ có mô phân sinh đỉnh

B. Thực vật hai lá mầm chỉ có sinh trưởng thứ cấp

C. Mô phân sinh gồm các tế bào chưa phân hóa còn khả năng phân chia

D. Ở cây ngô có cả sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp

Câu hỏi 39 :

Quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ có một mạch được tổng hợp liên tục, mạch còn lại tổng hợp gián đoạn vì

A. enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3’ của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit mới kéo dài theo chiều 5’ - 3’

B. enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3’của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit mới kéo dài theo chiều 3’- 5’

C. enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 5’của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit mới kéo dài theo chiều 5’ – 3’

D. hai mạch của phân tử ADN ngược chiều nhau và có khả năng tự nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK