Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi tham khảo THPT QG 2019 môn Sinh học có đáp án chi tiết

Đề thi tham khảo THPT QG 2019 môn Sinh học có đáp án chi tiết

Câu hỏi 1 :

Có thể sử dụng hóa chất nào sau đây để phát hiện quá trình hô hấp ở thực vật thải ra khí CO2

A. Dung dịch NaCl.         

B. Dung dịch Ca(OH)2.      

C. Dung dịch KCl.              

D. Dung dịch H2SO4.

Câu hỏi 2 :

Động vật nào trao đổi khí với môi trường thông qua hệ thống ống khí? 

A. Châu chấu.   

B. Sư tử.     

C. Chuột.                             

D. Ếch đồng.

Câu hỏi 3 :

Axit amin là đơn phân cấu tạo nên phân tử nào sau đây? 

A. ADN.         

B. mARN.      

C. tARN                        

D. Prôtêin.

Câu hỏi 4 :

Phân tử nào sau đây trực tiếp làm khuôn cho quá trình dịch mã? 

A. ADN.           

B. mARN.      

C. tARN.                                   

D.  rARN.

Câu hỏi 6 :

Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen aaBB giảm phân tạo ra loại giao tử aB chiếm tỉ lệ 

A. 50%.           

B. 15%.              

C. 25%.                          

D. 100%.

Câu hỏi 7 :

Cơ thể có kiểu gen nào đồng hợp tử về tất cả các cặp gen đang xét? 

A. aabbdd.        

B.  AabbDD.            

C.  aaBbDD.                          

D. aaBBDd.

Câu hỏi 8 :

Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có 1 loại kiểu gen? 

A. AA × Aa. 

B. AA× aa.       

C. Aa × Aa.                              

D. Aa× aa.

Câu hỏi 9 :

Theo lí thuyết, phép lai nào cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1 ? 

A. AA × AA.        

B. Aa× aa.                

C. Aa ×  Aa.                    

D. AA × aa.

Câu hỏi 12 :

Từ một cây hoa quý hiếm, bằng cách áp dụng kĩ thuật nào sau đây có thể nhanh chóng tạo ra nhiều cây có kiểu gen giống nhau và giống với cây hoa ban đầu? 

A. Nuôi cấy hạt phấn.       

B. Nuôi cấy mô.

C. Nuôi cấy noãn chưa được thụ tinh.        

D. Lai hữu tính.

Câu hỏi 13 :

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây chỉ làm thay đổi tần số kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể? 

A. Giao phối không ngẫu nhiên.        

B. Đột biến.

C. Chọn lọc tự nhiên.                               

D. Các yếu tố ngẫu nhiên.

Câu hỏi 14 :

Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, cây có mạch và động vật lên cạn ở đại nào sau đây? 

A. Đại Nguyên sinh.                  

B. Đại Tân sinh.   

C. Đại Cổ sinh.                           

D. Đại Trung sinh.

Câu hỏi 15 :

Trong một quần xã sinh vật hồ nước, nếu hai loài cá có ổ sinh thái trùng nhau thì giữa chúng thường xảy ra mối quan hệ 

A. cộng sinh.             

B. cạnh tranh.

C.  sinh vật này ăn sinh vật khác.                

D. kí sinh.

Câu hỏi 16 :

Cho chuỗi thức ăn: Lúa → Châu chấu → Nhái → Rắn → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là 

A. lúa.            

B. châu chấu.        

C. nhái.             

D. rắn.

Câu hỏi 17 :

Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai? 

A. Cường độ quang hợp luôn tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng.

B. Quang hợp bị giảm mạnh và có thể bị ngừng trệ khi cây bị thiếu nước.

C. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quang hợp thông qua ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong quang hợp. 

D. CO2 ảnh hưởng đến quang hợp vì CO2 là nguyên liệu của pha tối.

Câu hỏi 18 :

Khi nói về hoạt động của hệ tuần hoàn ở thú, phát biểu nào sau đây sai? 

A. Tim co dãn tự động theo chu kì là nhờ hệ dẫn truyền tim.

B.  Khi tâm thất trái co, máu từ tâm thất trái được đẩy vào động mạch phổi.

C. Khi tâm nhĩ co, máu được đẩy từ tâm nhĩ xuống tâm thất. 

D.  Loài có khối lượng cơ thể lớn thì có số nhịp tim/phút ít hơn loài có khối lượng cơ thể nhỏ.

Câu hỏi 19 :

Dạng đột biến nào sau đây làm tăng số lượng alen của 1 gen trong tế bào nhưng không làm xuất hiện alen mới? 

A. Đột biến gen.            

B. Đột biến tự đa bội.

C. Đột biến đảo đoạn NST.                         

D. Đột biến chuyển đoạn trong 1 NST.

Câu hỏi 20 :

Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai? 

A. Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit có thể không làm thay đổi tỉ lệ (A + T)/(G + X) của gen.

B. Đột biến điểm có thể không gây hại cho thể đột biến.

C. Đột biến gen có thể làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô của gen. 

D. Những cơ thể mang alen đột biến đều là thể đột biến.

Câu hỏi 22 :

Khi nói về CLTN theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng? 

A. CLTN là nhân tố định hướng quá trình tiến hóa.

B. CLTN tác động trực tiếp lên kiểu gen làm biến đổi tần số alen của quần thể.

C. CLTN chỉ diễn ra khi môi trường sống thay đổi. 

D. CLTN tạo ra kiểu gen mới quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.

Câu hỏi 23 :

Khi nói về kích thước quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng? 

A. Kích thước quần thể luôn giống nhau giữa các quần thể cùng loài.

B. Kích thước quần thể chỉ phụ thuộc vào mức độ sinh sản và mức độ tử vong của quần thể.

C. Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì mức độ cạnh tranh giữa các cá thể sẽ tăng cao. 

D. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, mức độ sinh sản của quần thể sẽ tăng lên.

Câu hỏi 24 :

Khi nói về hệ sinh thái trên cạn, phát biểu nào sau đây đúng? 

A. Thực vật đóng vai trò chủ yếu trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh vật.

B. Sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là không đáng kể.

C. Vật chất và năng lượng đều được trao đổi theo vòng tuần hoàn kín 

D. Vi khuẩn là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.

Câu hỏi 25 :

Khi nói về đột biến lặp đoạn NST, phát biểu nào sau đây sai? 

A. Đột biến lặp đoạn làm tăng số lượng gen trên 1 NST.

B. Đột biến lặp đoạn luôn có lợi cho thể đột biến.

C. Đột biến lặp đoạn có thể làm cho 2 alen của 1 gen cùng nằm trên 1 NST. 

D. Đột biến lặp đoạn có thể dẫn đến lặp gen, tạo điều kiện cho đột biến gen, tạo ra các gen mới.

Câu hỏi 27 :

Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Trong thí nghiệm thực hành lai giống, một nhóm học sinh đã lấy tất cả các hạt phấn của 1 cây đậu hoa đỏ thụ phấn cho 1 cây đậu hoa đỏ khác. Theo lí thuyết, dự đoán nào sau đây sai? 

A. Đời con có thể có 1 loại kiểu gen và 1 loại kiểu hình.

B. Đời con có thể có 2 loại kiểu gen và 1 loại kiểu hình.

C. Đời con có thể có 3 loại kiểu gen và 2 loại kiểu hình. 

D. Đời con có thể có 2 loại kiểu gen và 2 loại kiểu hình.

Câu hỏi 28 :

Một loài thực vật, cho cây thân cao, lá nguyên giao phấn với cây thân thấp, lá xẻ (P), thu được F1 gồm toàn cây thân cao, lá nguyên. Lai phân tích cây F1, thu được Fa có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 1 cây thân cao, lá nguyên : 1 cây thân cao, lá xẻ : 1 cây thân thấp, lá nguyên : 1 cây thân thấp, lá xẻ. Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng? 

A. Cây thân thấp, lá nguyên ở Fa giảm phân bình thường tạo ra 4 loại giao tử.

B. Cho cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 có 1/3 số cây thân cao, lá xẻ.

C. Cây thân cao, lá xẻ ở Fa đồng hợp tử về 2 cặp gen. 

D. Cây thân cao, lá nguyên ở Fa và cây thân cao, lá nguyên ở F1 có kiểu gen giống nhau.

Câu hỏi 29 :

Khi nói về quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí, phát biểu nào sau đây đúng? 

A. Quá trình này chỉ xảy ra ở động vật mà không xảy ra ở thực vật.

B. Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật.

C. Vốn gen của quần thể có thể bị thay đổi nhanh hơn nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên. 

D. Quá trình này thường xảy ra một cách chậm chạp, không có sự tác động của CLTN.

Câu hỏi 30 :

Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng? 

A. Kích thước của quần thể không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.

B. Sự phân bố cá thể có ảnh hưởng tới khả năng khai thác nguồn sống trong môi trường.

C. Mật độ cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm. 

D. Khi kích thước quần thể đạt mức tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất.

Câu hỏi 31 :

Giả sử một lưới thức ăn được mô tả như sau: Thỏ, chuột, châu chấu và chim sẻ đều ăn thực vật; châu chấu là thức ăn của chim sẻ; cáo ăn thỏ và chim sẻ; cú mèo ăn chuột. Phát biểu nào sau đây đúng về lưới thức ăn này? 

A. Cáo và cú mèo có ổ sinh thái về dinh dưỡng khác nhau.

B. Có 5 loài cùng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.

C. Chuỗi thức ăn dài nhất gồm có 5 mắt xích. 

D. Cú mèo là sinh vật tiêu thụ bậc 3.

Câu hỏi 32 :

Khi nói về thành phần hữu sinh trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng? 

A. Tất cả nấm đều là sinh vật phân giải.

B. Sinh vật tiêu thụ bậc 3 luôn có sinh khối lớn hơn sinh vật tiêu thụ bậc 2.

C. Tất cả các loài động vật ăn thịt thuộc cùng một bậc dinh dưỡng. 

D. Vi sinh vật tự dưỡng được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất.

Câu hỏi 33 :

Ba tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen \(Aa\,\frac{{BD}}{{bd}}\)  giảm phân bình thường, trong đó có 1 tế bào xảy ra hoán vị giữa alen D và alen d. Theo lí thuyết, kết thúc giảm phân có thể tạo ra 

A. tối đa 8 loại giao tử.   

B. loại giao tử mang 3 alen trội chiếm tỉ lệ 1/8.

C. 6 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau.        

D. 4 loại giao tử với tỉ lệ 5 : 5 : 1 : 1.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK