Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi HK2 môn Sinh học năm 2018 - Trường THPT Yên Lạc 2 Vĩnh Phúc

Đề thi HK2 môn Sinh học năm 2018 - Trường THPT Yên Lạc 2 Vĩnh Phúc

Câu hỏi 2 :

Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể? 

A. Tỉ lệ giới tính

B. Mật độ

C. Độ đa dạng

D. Nhóm tuổi

Câu hỏi 3 :

Cho các nhân tố sau:(1) Các yếu tố ngẫu nhiên.

A. (1),(2), (4)

B. (2), (3), (4)

C. (1), (2), (4)

D. (1), (2), (3)

Câu hỏi 7 :

Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, khủng long nhự trị ở thời điểm nào? 

A. kỉ Silua của đại Cổ sinh

B. kỉ Tam điệp của đại Trung sinh

C. kỉ Jura của đại Trung sinh

D. kỉ Đệ tam của đại Tân sinh

Câu hỏi 11 :

Vì sao quá trình giao phối không ngẫu nhiên được xem là nhân tố tiến hóa cơ bản? 

A. Tạo ra được vô số biến dị tổ hợp

B. Vì tạo ra trạng thái cân bằng di truyền của quần thể

C. Tạo ra những tổ hợp gen thích nghi

D. Làm thay đổi tần số các kiểu gen trong quần thể

Câu hỏi 12 :

Phương pháp nào sau đây đạt hiệu quả tốt nhất trong việc duy trì ưu thế lai ở một giống cây trồng? 

A.  cho tự thụ phấn bắt buộc

B. cho giao phấn chéo giữa các cây

C. nuôi cấy mô tế bào

D. trồng bằng hạt đã qua chọn lọc

Câu hỏi 13 :

Trong phương thức hình thành loài bằng con đường địa lí, nhân tố nào sau đây là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi về thành phần kiểu gen của hai quần thể? 

A. Quá trình giao phối

B. Quá trình đột biến

C. Sự cách li địa lí

D. Sự thay đổi điều kiện địa lí

Câu hỏi 15 :

Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật đóng vai trò quan trọng trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là: 

A. Động vật ăn động vật

B. Động vật ăn thực vật

C. Sinh vật phân giải

D. Sinh vật sản xuất

Câu hỏi 16 :

 Hoa của cây bồ công anh nở ra lúc sáng sớm và cụp lại lúc chạng vạng tối là kiểu ứng động nào? 

A. Điện ứng động

B. Quang ứng động

C. Nhiệt ứng động

D. Hóa ứng động

Câu hỏi 20 :

Giai đoạn hình thành mầm mống những cơ thể đầu tiên là gì?

A. tiến hóa hóa học

B. tiến hóa tiền sinh học

C. tiến hóa sinh học

D. tiến hóa hữu cơ

Câu hỏi 21 :

Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trƣởng của quần thể sinh vật? 

A. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong

B. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu

C. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong

D. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu

Câu hỏi 24 :

 Phát biểu nào sau đây không đúng về hóa thạch? 

A. Căn cứ vào tuổi của hoá thạch, có thể biết được loài nào đã xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau

B. Tuổi của hoá thạch có thể đƣợc xác định nhờ phân tích các đồng vị phóng xạ có trong hoá thạch

C. Hoá thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng trực tiếp về lịch sử tiến hoá của sinh giới

D. Các cơ quan như ruột thừa, xương cùng ở người là các ví dụ về hóa thạch

Câu hỏi 25 :

Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 2: 1? 

A. \(\frac{{Ab}}{{aB}} \times \frac{{Ab}}{{aB}}\)

B. \(\frac{{AB}}{{AB}} \times \frac{{aB}}{{ab}}\)

C. \(\frac{{Ab}}{{aB}} \times \frac{{ab}}{{ab}}\)

D. \(\frac{{aB}}{{ab}} \times \frac{{aB}}{{ab}}\)

Câu hỏi 26 :

Trong tự nhiên, sự tăng trưởng kích thước quần thể chủ yếu là do 

A. sự xuất cư và nhập cư

B. mức sinh sản và nhập cư

C. mức sinh sản và tử vong

D. mức tử vong và xuất cư

Câu hỏi 27 :

Loại gen khi bị đột biến không làm thay đổi vật chất di truyền trong nhân tế bào là: 

A. gen trên phân tử ADN dạng vòng

B. gen trong tế bào sinh dưỡng

C. gen trên nhiễm sắc thể giới tính

D. gen trên nhiễm sắc thể thường

Câu hỏi 29 :

Khi thành phần thức ăn thiếu Iốt trẻ sẽ phát triển chậm, não ít nếp nhăn, chịu lạnh kém. Vì Iốt là

A. thành phần cấu tạo của hoocmon GnRH

B. thành phần cấu tạo của hoocmon sinh trưởng

C. thành phần cấu tạo của hoocmon Tiroxin

D. thành phần cấu tạo của hoocmon Ơstrogen

Câu hỏi 30 :

Vì sao ở mao mạch máu chảy chậm hơn ở động mạch? 

A. Vì mao mạch thường ở xa tim

B. Vì tổng tiết diện của mao mạch lớn

C. Vì số lượng mao mạch lớn hơn

D. Vì áp lực co bóp của tim giảm

Câu hỏi 31 :

Ưu điểm của phương pháp tạo giống đột biến là:

A. Có thể tạo ra giống mới với những đặc tính mới mà ở tổ tiên chưa có

B. Dễ thực hiện, có thể dự đoán đƣợc kết quả khi tiến hành

C. Có thể tạo ra được giống mới mang đặc điểm của hai loài khác nhau

D. Có thể tạo ra giống mới đồng hợp ở tất cả các gen

Câu hỏi 37 :

 Dạng đột biến làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể, làm mất cân bằng gen và thường gây chết với thể đột biến là: 

A. Đột biến đa bội

B. Đột biến dị bội

C. Đột biến đảo đoạn

D. Đột biến mất đoạn

Câu hỏi 40 :

Một gen có 3000 nuclêôtit và có 4 loại nucleotit bằng nhau. Sau khi đột biến ở 1 cặp nuclêôtit, gen có số nucleotit loai A= 750 và G=751. Dạng đột biến nào sau đây đã xảy ra? 

A. Mất 1 cặp nuclêôtit loại G - X

B. Thêm 1 cặp nuclêôtit loại A - T

C. Mất 1 cặp nuclêôtit loại A – T

D.  Thêm 1 cặp nuclêôtit loại G - X

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK