Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi tham khảo THPT QG năm 2018 môn Sinh Học lần 5

Đề thi tham khảo THPT QG năm 2018 môn Sinh Học lần 5

Câu hỏi 1 :

Có bao nhiêu bộ ba mã hóa axit amin? 

A. 16        

B.  64                 

C.  61               

D. 63

Câu hỏi 4 :

Ở thực vật, quá trình thụ phấn có thể được minh họa bằng phép lai nào dưới đây? 

A. AaBb x AAbb    

B.  AABB x aabb  

C. AaBb x AaBb     

D.  Aabb x aaBb

Câu hỏi 6 :

Nguồn chủ yếu cung cấp nitơ tự nhiên cho cây là 

A. Nitơ trong không khí.         

B. Nitơ trong đất

C. Nitơ trong nước.                          

D. Nitơ trong đất và trong không khí.

Câu hỏi 7 :

Trong quang hợp ở cây xanh, sản phẩm nào dưới đây được tạo thành ở pha sáng? 

A. \(NA{\rm{D}}PH,\,\,ATP,\,\,{O_2}\)      

B. NADPH

C. ATP                      

D. O2 

Câu hỏi 10 :

Rễ có những kiểu hướng động dương nào? 

A. Hướng sáng, hướng hóa.        

B. Hướng đất, hướng sáng.

C. Hướng nước, hướng trọng lực.  

D. Hướng sáng, hướng nước.

Câu hỏi 11 :

Ưu thế nổi bật của hình thức sinh sản hữu tính là 

A. có nhiều cá thể tham gia vào cơ chế sinh sản.

B. cơ thể con không phụ thuộc nhiều vào cơ thể mẹ.

C.  tạo nhiều biến dị là cơ sở cho tính da dạng và tiềm năng thích nghi.

D. số lượng cá thể con được tạo ra nhiều.

Câu hỏi 12 :

Một tế bào có kiểu gen AABb tiến hành giảm phân nếu ở kỳ sau của giảm phân 2 các NST kép đều không phân li thì 

A. mỗi giao tử có bộ NST (n+1).       

B. Tạo ra các giao tử có bộ NST n kép là AABB, AAbb.

C. tạo ra giao tử có bộ NST n đơn là AB, Ab. 

D. không tạo ra giao tử hoặc giao tử bị chết.

Câu hỏi 13 :

Quá trình nào không diễn ra theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ làm phát sinh đột biến gen 

A. Phiên mã tổng hợp ARN.           

B. Nhân đôi ADN.

C. Dịch mã tổng hợp prôtêin.                 

D. Phiên mã tổng hợp ARN và nhân đôi ADN.

Câu hỏi 14 :

Nguồn biến dị nào sau đây không được dùng làm nguyên liệu cho quá trình tạo giống mới? 

A. Thường biến. 

B. ADN tái tổ hợp.    

C.  Biến dị tổ hợp     

D. Đột biến.

Câu hỏi 15 :

Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, mức cấu trúc nào sau đây có đường kính 11 nm? 

A. Vùng xếp cuộn (siêu xoắn).       

B. Sợi nhiễm sắc (sợi chất nhiễm sắc).

C. Crômatit.                    

D. Sợi cơ bản.

Câu hỏi 17 :

Có một dung dịch chứa ADN và ARN tinh khiết. Dung dịch này có độ pH 

A.  Lớn hơn 7.    

B. Bằng 7                   

C. Bé hơn 7.      

D. Không xác định được.

Câu hỏi 18 :

Một nhà khoa học muốn cài một đoạn gen vào plasmit để chuyển gen. Ông đang có trong tay hai ống nghiệm chứa:Ống nghiệm 1: đoạn ADN mang gen cần chuyển đã được cắt bằng enzim cắt giới hạn X.

A. Hoà hai ống nghiệm với nhau và cho vào enzim ligaza

B. Cho enzim cắt giới hạn X vào ống nghiệm 2; hoà hai ống nghiệm với nhau rồi kích thích CaCl2  hoặc xung điện cao áp.

C. Cho enzim cắt giới hạn Y vào ống nghiệm 1; hoà hai ống nghiệm với nhau rồi cho vào enzim ligaza.

D.  Hoà hai ống nghiệm với nhau đồng thời kích thích CaCl2 hoặc xung điện cao áp.

Câu hỏi 21 :

Chọn lọc tự nhiên sẽ không làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể khi 

A. không có phát sinh đột biến mới.

B. có sự giao phối ngẫu nhiên giữa các cá thể trong quần thể.

C. quần thể không có kiểu hình lặn có hại.

D. mức sống sót và khả năng sinh sản của các kiểu gen trong quần thể là như nhau.

Câu hỏi 22 :

Khi nói về quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng? 

A. Các ribôxôm và tARN có thể được sử dụng nhiều lần, tồn tại được qua một số thế hệ tế bào và có khả năng tham gia tổng hợp nhiều loại prôtêin khác nhau.

B. Trong quá trình dịch mã, sự hình thành liên kết peptit giữa các axit amin kế tiếp nhau phải diễn ra trước khi ribôxôm dịch chuyển tiếp một bộ ba trên mARN trưởng thành theo chiều 5’ – 3’.

C. Hiện tượng pôliribôxôm làm tăng hiệu suất của quá trình dịch mã nhờ sự tổng hợp đồng thời các phân đoạn khác nhau của cùng một chuỗi pôlipeptit

D. Phân tử mARN làm khuôn dịch mã thường có chiều dài ngắn hơn chiều dài của gen tương ứng do hiện tượng loại bỏ các đoạn intron ra khỏi phân tử mARN sơ cấp để tạo nên phân tử mARN trưởng thành.

Câu hỏi 26 :

 Cho các thông tin sau:

A. 3

B. 4

C. 1

D. 2

Câu hỏi 28 :

Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã là: 

A. do mỗi loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau nên sự phân tầng giúp tăng khả năng sử dụng nguồn sống.

B. do các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau nên sự phân tầng làm giúp tiết kiệm diện tích.

C. do nhu cầu làm giảm sự cạnh tranh nguồn sống, tiết kiệm diện tích.

D. do sự phân bố các nhân tố sinh thái không giống nhau, đồng thời mỗi loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau.

Câu hỏi 31 :

Điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là ở chỗ: 

A.  Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho chúng.

B. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín.

C. Do có sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.

D. Hệ sinh thái nhân tạo có thành phần cấu trúc ít hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.

Câu hỏi 32 :

Ở một loài lưỡng bội (đực XY, cái: XX) xét 1 gen quy định màu mắt có 2 alen là A: màu đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định màu trắng. Khi quần thể ngẫu phối hình thành tối đa 5 loại kiểu gen về gen này. Cho lai giữa hai cơ thể bố mẹ đều có màu mắt đỏ thì: 

A. Chắc chắn tất cả con đều mắt đỏ. 

B. Có thể xuất hiện con cái mắt trắng.

C. Có thể xuất hiện con đực mắt trắng

D. Con đực và con cái đều có thể xuất hiện mắt trắng.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK