Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi tham khảo THPT QG năm 2018 môn Sinh Học lần 6

Đề thi tham khảo THPT QG năm 2018 môn Sinh Học lần 6

Câu hỏi 1 :

Thực vật thuỷ sinh hấp thụ nước qua bộ phận nào sau đây? 

A. Qua lông hút rễ. 

B. Qua lá. 

C. Qua thân.       

D. Qua bề mặt cơ thể.

Câu hỏi 2 :

Cây hấp thụ Canxi ở dạng nào sau đây? 

A. CaSO4.             

B. Ca(OH)2.       

C. Ca2+.         

D. Ca

Câu hỏi 3 :

Ở động vật có ống tiêu hoá, quá trình tiêu hoá hoá học diễn ra chủ yếu ở cơ quan nào sau đây? 

A. Thực quản   

B. Dạ dày.         

C. Ruột non           

D. Ruột già

Câu hỏi 4 :

Những nhóm động vật  nào sau đây có hệ tuần hoàn kép? 

A. Lưỡng cư, bò sát, sâu bọ         

B. Cá, thú, giun đất.

C. Lưỡng cư, chim, thú.         

D. Chim, thú, sâu bọ, cá, ếch nhái.

Câu hỏi 5 :

Quá trình nào sau đây sử dụng axit amin làm nguyên liệu? 

A. Tổng hợp ARN.   

B. Tổng hợp ADN       

C. tổng hợp protein.  

D.  Tổng hợp mARN

Câu hỏi 7 :

Ở một loài thực vât, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Dựa vào tỉ lệ kiểu hình có thể khẳng định quần thể nào sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền?  

A. Quần thể có 100% cây hoa trắng.

B. Quần thể có 50% cây hoa đỏ, 50% cây hoa trắng.

C. Quần thể có 100% cây hoa đỏ.

D. Quần thể có 75% cây hoa đỏ, 25% cây hoa trắng.

Câu hỏi 8 :

Loại enzim nào sau đây được sử dụng để tạo ADN tái tổ hợp? 

A. ADN polimeraza. 

B. Ligaza.                  

C.  ARN polimeraza.    

D. Amylaza.

Câu hỏi 9 :

Khi nói về di – nhập gen, phát biểu nào sau đây đúng

A. Di – nhập gen có thể chỉ làm thay đổi tần số tương đối của các alen mà không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể

B. Thực vật di – nhập gen thông qua sự phát tán của bào tử, hạt phấn, quả, hạt.

C. Di – nhập gen luôn luôn mang đến cho quần thể các alen mới.

D. Di – nhập gen thường làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.

Câu hỏi 10 :

Trong quá trình phát triển của thế giới sinh vật qua các đại địa chất, sinh vật ở kỉ Cacbon của đại Cổ sinh có đặc điểm: 

A. Xương xỉ phát triển mạnh. Thực vật có hạt xuất hiện. Lưỡng cư ngự trị. Phát sinh bò sát.

B. Phân hoá cá xương. Phát sinh lưỡng cơ, côn trùng.

C. Cây hạt trần ngự trị. Phân hoá bò sát cổ. Cá xương phát triển. Phát sinh thú và chim.

D. Cây có mạch và động vật di cư lên cạn.

Câu hỏi 11 :

Khi nói về đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng? 

A. Các quần thể của cùng một loài thường có kích thước giống nhau.

B. Tỉ lệ nhóm tuổi thường xuyên ôn định, không thay đổi theo điều kiện môi trường.

C. Tỉ lệ giới tính thay đổi tùy thuộc vào từng loài, từng thời gian và điều kiện của môi trường sống.

D. Mật độ cá thể của quần thể thường được duy trì định, không thay đổi theo điều kiện của môi trường.

Câu hỏi 12 :

Khi nói về độ đa dạng của quần xã, phát biểu nào sau đây đúng? 

A. Độ đa dạng của quần xã thường được duy trì ổn định, không phụ thuộc điều kiện sống của môi trường.

B. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã giảm dần.

C. Quần xã có độ đa dạng càng cao thì cấu trúc của quần xã càng dễ bị biến động.

D. Độ đa dạng của quần xã càng cao thì luới thức ăn của quần xã càng phức tạp.

Câu hỏi 13 :

Giai đoạn đường phân không sử dụng chất nào sau đây? 

A. Glucôzơ.           

B. NAD+.                  

C. ATP.                       

D. O2

Câu hỏi 14 :

Khi nói về sự thay đổi vận tốc máu trong hệ mạch, phát biểu nào sau đây đúng

A.  Giảm dần từ động mạch, đến mao mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch.

B. Giảm dần từ động mạch đến mao mạch, tăng dần ở tĩnh mạch

C. Tăng dần từ động mạch đến mao mạch, giảm dần ở tĩnh mạch.

D. Luôn giống nhau ở tất cả các vị trí trong hệ mạch.

Câu hỏi 15 :

Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của opêron Lac, sự kiện nào sau đây thường xuyên diễn ra? 

A. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế. 

B. Gen điều hòa R tổng hợp prôtêin ức chế.

C. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng.

D.  ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã.

Câu hỏi 16 :

Khi nói về quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng? 

A. Quá trình phiên mã chỉ diễn ra trên mạch mã gốc của gen.

B. Quá trình phiên mã cần có sự tham gia của enzim ligaza.

C. Quá trình phiên mã chỉ xảy ra trong nhân mà không xảy ra trong tế bào chất.

D. Quá trình phiên mã cần môi trường nội bào cung cấp các nuclêôtit A, T, G, X.

Câu hỏi 18 :

Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây đúng? 

A. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót, khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể, đồng thời tạo ra kiểu gen mới quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.

B. Chọn lọc tự nhiên không chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà còn tạo ra các kiểu gen thích nghi, tạo ra các kiểu hình thích nghi.

C. Khi chọn lọc tự nhiên chỉ chống lại thể đồng hợp trội hoặc chỉ chống lại thể đồng hợp lặn thì sẽ làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với chọn lọc chống lại cả thể thể đồng hợp trội và cả thể đồng hợp lặn.

D. Chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang các đột biến trung tính qua đó làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

Câu hỏi 33 :

Lai hai cá thể (P) đều dị hợp về 2 cặp gen, thu được F1. Trong tổng số cá thể F1, số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về cả 2 cặp gen trên chiếm tỉ lệ 4%. Cho biết hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường và không xảy ra đột biến. Dự đoán nào sau đây phù hợp với phép lai trên?  

A. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 20%.

B. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 16%.

C. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở bố hoặc mẹ với tần số 10%.

D. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 30%. 

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK