Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề kiểm tra 1 tiết chương 1 HK1 môn Sinh học lớp 12

Đề kiểm tra 1 tiết chương 1 HK1 môn Sinh học lớp 12

Câu hỏi 6 :

Ở sinh vật nhân sơ, có nhiều trường hợp gen bị đột biến nhưng chuỗi polypeptit do gen quy định tổng hợp không bị thay đổi. Nguyên nhân là vì: 

A. ADN của vi khuẩn có dạng vòng.      

B. Gen của vi khuẩn có cấu trúc theo operon.           

C. Mã di truyền có tính đặc hiệu.  

D. Mã di truyền có tính thoái hóa.

Câu hỏi 8 :

Trong 1 lần nguyên phân của 1 tế bào ở thể lưỡng bội, một nhiễm sắc thể của cặp số 3 và một nhiễm sắc thể của cặp số 6 không phân li, các nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Kết quả của quá trình này có thể tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể là: 

A. (2n+2) và (2n-2) hoặc (2n+2+1) và (2n-2-1).    

B. (2n+1+1) và (2n-1-1) hoặc (2n+1-1) và (2n-1+1). 

C. (2n+1-1) và (2n-1-1) hoặc (2n+1+1) và (2n-1+1). 

D.  (2n+1+1) và (2n-2) hoặc (2n+2) và (2n-1-1).

Câu hỏi 22 :

Một gen có tỷ lệ \(\frac{{A + T}}{{G + X}}\) = 2/ 3. Một đột biến không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng tỷ lệ \(\frac{{A + T}}{{G + X}}\)   = 65,2 % . Đây là dạng đột biến       

A. thay thế cặp G – X bằng cặp A – T.     

B. mất một cặp nuclêôtit.

C. thay thế cặp A –T bằng cặp G – X.      

D. thêm 1 cặp G-X

Câu hỏi 23 :

Cho dữ kiện về các diễn biến trong quá trình dịch mã:   1- Sự hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất.

A. 2-4-1-5-3-6-8-7.    

B. 2-5-4-9-1-3-6-8-7.   

C. 2-5-1-4-6-3-7-8.       

D. 2-4-5-1-3-6-7-8.

Câu hỏi 24 :

Loại vật chất di truyền của chủng vi rút có thành phần nucleotit nào sau đây thường kém bền vững nhất ? 

A. Chủng vi rút có 22%A, 22%G, 28%U, 28%X.   

B. Chủng vi rút có 22%A, 22%U, 28%G, 28%X.

C. Chủng vi rút có 22%A, 22%T, 28%G, 28%X.    

D. Chủng vi rút có 22%A, 22%G, 28%T, 28%X.

Câu hỏi 28 :

Hệ gen của người có kích thước hơn hệ gen của E. coli khoảng 1000 lần, trong khi tốc độ sao chép ADN của E. coli nhanh hơn ở người khoảng 10 lần. Cơ chế giúp toàn bộ hệ gen người có thể sao chép hoàn chỉnh chỉ chậm hơn hệ gen của E. coli khoảng vài chục lần là do 

A. tốc độ sao chép ADN của các enzim ở người lớn hơn E. Coli nhiều lần.

B. hệ gen người có nhiều điểm khởi đầu tái bản.     

C. ở người có nhiều loại enzim ADN pôlimeraza hơn E. coli.

D. cấu trúc ADN ở người giúp cho enzim dễ tháo xoắn, dễ phá vỡ các liên kết hidro.

Câu hỏi 30 :

Trong các dạng đột biến gen thì 

A. đột biến gen trội có nhiều ý nghĩa hơn đối với quá trình tiến hóa vì nó biểu hiện ngay ra ngoài kiểu hình mà đột biến gen trội thường có lợi cho sinh vật vì vậy có thể nhanh chóng tạo ra những dạng thích nghi thay thế những dạng kém thích nghi.

B. đột biến gen trội có nhiều ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa vì chỉ gen trội mới tạo ra kiểu hình thích nghi với điều kiện môi trường hiện tại vì vậy mà nó làm tăng giá trị thích nghi của quần thể trước sự thay đổi của điều kiện môi trường.

C. đột biến trội hay đột biến lặn đều có ý nghĩa như nhau đối với quá trình tiến hóa vì nó tạo ra alen mới làm phong  phú vốn gen của quần thể là nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.

D. đột biến gen lặn có nhiều ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa vì khi nó tạo ra sẽ không biểu hiện ngay mà tồn tại ở trạng thái dị hợp, dù là đột biến có hại thì cũng không biểu hiện ngay ra kiểu hình vì vậy có nhiều cơ hội tồn tại và làm tăng sự đa dạng di truyền trong quần thể.

Câu hỏi 35 :

Tế bào ban đầu có 3 cặp nhiễm sắc thể tương đồng kí hiệu là AaBbDd tham gia nguyên phân. Giả sử một NST của cặp Aa và một NST của cặp Bb không phân ly trong quá trình nguyên phân. Có thể gặp các tế bào con có thành phần nhiễm sắc thể là: 

A. AAaaBBDd và AaBBbDd hoặc AAaBDd và aBBbDd.                           

B. AAaBBbDd và abDd hoặc AAabDd và aBBbDd.

C. AaBbDd và AAaBbbdd hoặc AAaBBDd và abbDd

D. AaBBbDd và abDd hoặc AAabDd và AaBbbDd.

Câu hỏi 36 :

Trong quá trình phát triển phôi sớm ở ruồi giấm đực có bộ nhiễm sắc thể được ký hiệu AaBbDdXY, ở lần phân bào thứ 6 người ta thấy ở một số tế bào cặp Dd không phân ly. Cho rằng phôi đó phát triển thành thể đột biến, thì ở thể đột biến đó: 

A. có hai dòng tế bào đột biến là 2n+1 và 2n-1.

B. có hai dòng tế bào đột biến là 2n+2 và 2n-2.

C. có ba dòng tế bào gồm một dòng bình thường 2n và hai dòng đột biến 2n+2 và 2n-2.

D. có ba dòng tế bào gồm một dòng bình thường 2n và hai dòng đột biến 2n+1 và 2n-1.

Câu hỏi 37 :

Ở ruồi giấm phân tử protein biểu hiện tính trạng đột biến mắt trắng so với phân tử protein biểu hiện tính trạng đột biến mắt đỏ kém một axit amin và có 2 axit amin mới. Những biến đổi xảy ra trong gen quy định mắt đỏ là 

A. Mất 3 cặp nucleôtit nằm gọn trong 1 bộ ba mã hóa.

B. Mất 3 cặp nucleôtit nằm trong 3 bộ ba mã hóa kế tiếp nhau.

C. Mất 2 cặp nucleôtit nằm trong 2 bộ ba mã hóa kế tiếp nhau.

D. Mất 3 cặp nucleôtit nằm trong 2 bộ ba mã hóa kế tiếp nhau.

Câu hỏi 38 :

Có 2 loại prôtêin bình thường có cấu trúc khác nhau được dịch mã từ 2 phân tử mARN khác nhau. Nhưng 2 phân tử mARN được phiên mã từ 1 gen trong nhân tế bào. Hiện tượng này xảy ra do 

A. các exon trong cùng 1 gen được xử lý theo những cách khác nhau để tạo nên các phân tử mARN khác nhau.

B. một đột biến xuất hiện trước khi gen phiên mã làm thay đổi chức năng của gen.

C. các gen được phiên mã từ những gen khác nhau.

D. hai prôtêin có cấu trúc không gian và chức năng khác nhau.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK