Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Vật lý Đề kiểm tra hết chương I(đề số 1) – Có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra hết chương I(đề số 1) – Có lời giải chi tiết

Câu hỏi 1 :

Trong những cách sau cách nào có thể làm nhiễm điện cho một vật?

A  Cọ chiếc vỏ bút lên tóc;

B Đặt một nhanh nhựa gần một vật đã nhiễm điện;

C  Đặt một vật gần nguồn điện;

D Cho một vật tiếp xúc với viên pin.

Câu hỏi 2 :

 Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào không liên quan đến nhiễm điện?

A Về mùa đông lược dính rất nhiều tóc khi chải đầu;

B Chim thường xù lông về mùa rét;

C Ôtô chở nhiên liệu thường thả một sợi dây xích kéo lê trên mặt đường;

D Sét giữa các đám mây.

Câu hỏi 3 :

Điện tích điểm là

A vật có kích thước rất nhỏ.

B điện tích coi như tập trung tại một điểm.

C vật chứa rất ít điện tích. 

D điểm phát ra điện tích.

Câu hỏi 4 :

Về sự tương tác điện, trong các nhận định dưới đây, nhận định sai

A Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau. 

B Các điện tích khác loại thì hút nhau.

C Hai thanh nhựa giống nhau, sau khi cọ xát với len dạ, nếu đưa lại gần thì chúng sẽ hút nhau.

D Hai thanh thủy tinh sau khi cọ xát vào lụa, nếu đưa lại gần nhau thì chúng sẽ đẩy nhau.

Câu hỏi 6 :

Xét cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Trong các nhận định sau, nhận định không đúng là:

A Proton mang điện tích là + 1,6.10-19 C.

B Khối lượng notron xấp xỉ khối lượng proton.

C Tổng số hạt proton và notron trong hạt nhân luôn bằng số electron quay xung quanh nguyên tử.

D Điện tích của proton và điện tích của electron gọi là điện tích nguyên tố.

Câu hỏi 8 :

Điện trường là

A môi trường không khí quanh điện tích.

B môi trường chứa các điện tích.

C môi trường bao quanh điện tích, gắn với điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.

D môi trường dẫn điện.

Câu hỏi 9 :

Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho

A thể tích vùng có điện trường là lớn hay nhỏ.

B điện trường tại điểm đó về phương diện dự trữ năng lượng.

C tác dụng lực của điện trường lên điện tích tại điểm đó.

D tốc độ dịch chuyển điện tích tại điểm đó.

Câu hỏi 11 :

Véc tơ cường độ điện trường tại mỗi điểm có chiều

A cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử dương tại điểm đó.

B cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử tại điểm đó.

C  phụ thuộc độ lớn điện tích thử.

D phụ thuộc nhiệt độ của môi trường.

Câu hỏi 13 :

Cho một điện tích điểm –Q; điện trường tại một điểm mà nó gây ra có chiều

A hướng về phía nó.

B hướng ra xa nó. 

C phụ thuộc độ lớn của nó. 

D phụ thuộc vào điện môi xung quanh.

Câu hỏi 14 :

Công của lực điện không phụ thuộc vào

A vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi

B cường độ của điện trường.

C hình dạng của đường đi. 

D độ lớn điện tích bị dịch chuyển

Câu hỏi 15 :

Thế năng của điện tích trong điện trường đặc trưng cho

A khả năng tác dụng lực của điện trường.  

B phương chiều của cường độ điện trường.

C khả năng sinh công của điện trường.

D độ lớn nhỏ của vùng không gian có điện trường.

Câu hỏi 16 :

Nếu chiều dài đường đi của điện tích trong điện trường tăng 2 lần thì công của lực điện trường

A chưa đủ dữ kiện để xác định.

B tăng 2 lần.

C giảm 2 lần

D không  thay đổi.

Câu hỏi 17 :

Điện thế là đại lượng đặc trưng cho riêng điện trường về

A khả năng sinh công của vùng không gian có điện trường.

B khả năng sinh công tại một điểm.

C khả năng tác dụng lực tại một điểm.

D khả năng tác dụng lực tại tất cả các điểm trong không gian có điện trường.

Câu hỏi 18 :

Khi độ lớn điện tích thử đặt tại một điểm tăng lên gấp đôi thì điện thế tại điểm đó

A không  đổi. 

B  tăng gấp đôi.    

C giảm một nửa. 

D tăng gấp 4.

Câu hỏi 19 :

Đơn vị của điện thế là vôn (V). 1V bằng

A 1 J.C.  

B 1 J/C. 

C 1 N/C.

D 1. J/N.

Câu hỏi 20 :

Tụ điện là

A hệ thống gồm hai vật đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.

B hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.

C hệ thống gồm hai vật dẫn đặt tiếp xúc với nhau và được bao bọc bằng điện môi.

D hệ thống hai vật dẫn đặt cách nhau một khoảng đủ xa.

Câu hỏi 21 :

Trong trường hợp nào sau đây ta có một tụ điện?

A hai tấm gỗ khô đặt cách nhau một khoảng trong không khí.

B hai tấm nhôm đặt cách nhau một khoảng trong nước nguyên chất.

C hai tấm kẽm ngâm trong dung dịch axit.

D hai tấm nhựa phủ ngoài một lá nhôm.

Câu hỏi 22 :

Để tích điện cho tụ điện, ta phải

A  mắc vào hai đầu tụ một hiệu điện thế.

B cọ xát các bản tụ với nhau.

C đặt tụ gần vật nhiễm điện.

D đặt tụ gần nguồn điện

Câu hỏi 23 :

Trong các nhận xét về tụ điện dưới đây, nhân xét không đúng

A Điện dung đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ.

B Điện dung của tụ càng lớn thì tích được điện lượng càng lớn.

C Điện dung của tụ có đơn vị là Fara (F).

D Hiệu điện thế càng lớn thì điện dung của tụ càng lớn.

Câu hỏi 24 :

Fara là điện dung của một tụ điện mà

A giữa hai bản tụ có hiệu điện thế 1V thì nó tích được điện tích 1 C.

B giữa hai bản tụ có một hiệu điện thế không đổi thì nó được tích điện 1 C.

C giữa hai bản tụ có điện môi với hằng số điện môi bằng 1.

D khoảng cách giữa hai bản tụ là 1mm.

Câu hỏi 26 :

Trong các  phát  biểu  dưới  đây, phát  biểu  nào  đúng ?Chuyển động cơ là: 

A sự thay đổi hướng của vật này so với vật khác theo thời gian.  

B sự thay đổi chiều của vật này so với vật khác theo thời gian. 

C sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian . 

D sự thay đổi phương của vật này so với vật khác theo thời gian .

Câu hỏi 27 :

Hãy chọn câu đúng.

A Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian.

B Hệ quy chiếu bao gồm hệ toạ độ, mốc thời gian và đồng hồ.

C Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, mốc thời gian và đồng hồ.

D Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian và đồng hồ.

Câu hỏi 29 :

Chọn đáp án sai.

A Trong chuyển động thẳng đều tốc độ trung bình trên mọi quãng đường là như nhau.

B Quãng đường đi được của chuyển động thẳng đều được tính bằng công thức:s =v.t

C Trong chuyển động thẳng đều vận tốc được xác định bằng công thức: v=v_{0}+at

D Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều là: x = x0 +vt.

Câu hỏi 32 :

Công thức cộng vận tốc: 

A \overrightarrow{v_{1,3}}=\overrightarrow{v_{1,2}}+\overrightarrow{v_{2,3}}

B \overrightarrow{v_{1,2}}=\overrightarrow{v_{1,3}}-\overrightarrow{v_{3,2}}

C \overrightarrow{v_{2,3}}=-(\overrightarrow{v_{2,1}}+\overrightarrow{v_{3,2}})

D \overrightarrow{v_{2,3}}=\overrightarrow{v_{2,3}}+\overrightarrow{v_{1,3}}

Câu hỏi 33 :

Trong chuyển động tròn đều vectơ vận tốc có:

A Phương không đổi và luôn vuông góc với bán kính quỹ đạo.

B Có độ lớn thay đổi và có phương tiếp tuyến với quỹ đạo.

C Có độ lớn không đổi và có phương luôn trùng với tiếp tuyến của quỹ đạo tại mỗi điểm.

D Có độ lớn không đổi và có phương luôn trùng với bán kính của quỹ đạo tại mỗi điểm

Câu hỏi 35 :

Trường hợp nào sau đây không thể coi  vật như là chất điểm?         

A Viên đạn đang chuyển động trong không khí.

B Trái Đất trong chuyển động quay quanh Mặt Trời.

C Viên bi trong sự rơi từ tầng thứ năm của một toà nhà xuống mặt đất.

D Trái Đất trong chuyển động tự quay quanh trục của nó.

Câu hỏi 36 :

Từ thực tế hãy xem trường hợp nào dưới đây, quỹ đạo chuyển động của vật là đường thẳng?

A Một hòn đá được ném theo phương nằm ngang.

B Một ô tô đang chạy theo hướng Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh.

C Một viên bi rơi tự  do từ độ cao 2m xuống mặt đất.

D Một chiếc là rơi từ độ cao 3m xuống mặt đất.

Câu hỏi 37 :

Trường hợp nào sau đây có thể  coi chiếc máy bay là một chất điểm?

A Chiếc máy  bay đang chạy trên đường băng.    

B Chiếc máy đang bay từ Hà Nội – Tp Hồ Chí Minh.

C Chiếc máy bay đang đi vào nhà ga.  

D Chiếc máy bay trong quá trình hạ cánh xuống sân bay.

Câu hỏi 38 :

Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng: x = 5+ 60t  (x: km, t: h)Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu?

A Từ điểm O, với vận tốc 5km/h.  

B Từ điểm O, với vận tốc 60km/h.

C Từ điểm M, cách O là 5km, với vận tốc 5km/h.

D Từ điểm M, cách O là 5km, với vận tốc 60km/h.

Câu hỏi 40 :

Chỉ ra câu sai.

A Vận tốc tức thời của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn tăng hoặc giảm đều theo thời gian.

B Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn không đổi.

C Véctơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có thể cùng chiều hoặc ngược chiều với véctơ vận tốc.

D Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, quãng đường đi được trong những khoảng thời gian bằng nhau thì bằng nhau.

Câu hỏi 41 :

Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của vật chuyển động rơi tự do?

A Chuyển động theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.

B Chuyển động nhanh dần đều.

C Tại một vị trí xác định và ở gần mặt đất, mọi vật rơi tự do như nhau.

D Công thức tính vận tốc v = g.t2

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK