Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 7 (có đáp án): Tây Âu !!

Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 7 (có đáp án): Tây Âu !!

Câu hỏi 1 :

Đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Tây Âu trở thành

A. trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của thế giới. 

B. trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

C. liên minh kinh tế - tài chính - quân sự lớn nhất thế giới. 

D. một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới. 

Câu hỏi 2 :

So với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), sự phát triển của Liên minh châu Âu (EU) có điểm khác biệt gì?

A. Quá trình hợp tác, mở rộng thành viên diễn ra khá lâu dài.

B. Diễn ra quá trình nhất thể hóa trong khuôn khổ khu vực. 

C. Hạn chế sự can thiệp và chi phối của các cường quốc. 

D. Hợp tác, giúp đỡ các nước trong khu vực phát triển kinh tế.

Câu hỏi 3 :

Từ năm 1945 đến năm 1950, với sự viện trợ của Mĩ, nền kinh tế các nước Tây Âu

A. phát triển nhanh chóng.

B. phát triển chậm chạp.

C. cơ bản được phục hồi.

D. cơ bản có sự tăng trưởng.

Câu hỏi 4 :

Giai đoạn 1950-1973, nhiều nước tư bản Tây Âu một mặt tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, mặt khác

A. mở rộng quan hệ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa.

B. mở rộng quan hệ hợp tác với các nước Đông Nam Á.

C. tập trung phát triển quan hệ hợp tác với các nước Mĩ Latinh.

D. đa dạng hóa, đa phương hóa hơn nữa quan hệ đối ngoại.

Câu hỏi 5 :

Tây Âu đã trở thành một trong những trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới từ khi nào?

A. Thập niên 50 của thế kỉ XX.

B. Thập niên 60 của thế kỉ XX.

C. Thập niên 70 của thế kỉ XX.

D. Thập niên 80 của thế kỉ XX.

Câu hỏi 6 :

Ngoài việc giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế, Kế hoạch Mácsan của Mĩ (1947) còn nhằm tập hợp các nước Tây Âu vào

A. liên minh kinh tế đối lập với các nước xã hội chủ nghĩa.

B. liên minh chính trị chống Liên Xô và các nước Đông Âu.

C. tổ chức chính trị - quân sự chống lại phe xã hội chủ nghĩa.

D. liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu.

Câu hỏi 8 :

Quan hệ EU - Việt Nam được chính thức thiết lập vào thời gian nào?

A. Năm 1990.

B. Năm 1992.

C. Năm 1994.

D. Năm 1996.

Câu hỏi 9 :

Tên viết tắt của Cộng đồng châu Âu là

A. EU.

B. EEC.

C. EC.

D. EURO.

Câu hỏi 10 :

Các nước Tây Âu nào dưới đây không gia nhập khối quân sự NATO?

A. Anh, Italia. 

B. Pháp, Hà Lan.

C. Bỉ, Bồ Đào Nha.

D. Thụy Điển, Phần Lan. 

Câu hỏi 11 :

Từ năm 1973, các nước Tây Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái kéo dài, chủ yếu do chịu sự tác động của

A. cuộc khủng hoảng năng lượng.

B. xu thế hòa hoãn Đông – Tây.

C. sự đối đầu Đông – Tây.

D. cục diện Chiến tranh lạnh.

Câu hỏi 12 :

Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ ngoại giao.

B. tăng cường sự hợp tác, liên minh với Liên Xô.

C. chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á.

D. tiến hành chiến tranh xâm lược trở lại các thuộc địa cũ.

Câu hỏi 14 :

Nội dung nào không phản ánh đúng những nhân tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Tây Âu trong những năm 1950 - 1973?

A. Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.

B. Nhà nước quản lí và điều tiết có hiệu quả nền kinh tế.

C. Hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ Cộng đồng châu Âu.

D. Chi phí quốc phòng thấp (dưới 1% ngân sách quốc gia).

Câu hỏi 15 :

Một trong những cơ quan chính của Liên minh châu Âu (EU) là

A. Hội đồng Bảo an.

B. Hội đồng Quản thác.

C. Hội đồng Bộ trưởng.

D. Hội đồng kinh tế và xã hội.

Câu hỏi 18 :

Đồng tiền chung châu Âu chính thức được đưa vào sử dụng từ khi nào?

A. Ngày 11/1/1999.

B. Ngày 1/11/1991.

C. Ngày 11/11/1999.

D. Ngày 1/1/1999.

Câu hỏi 19 :

Nội dung nào không phản ánh đúng về tình hình các nước Tây Âu những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Bị quân đội nước ngoài (Mĩ) vào chiếm đóng.

B. Phải dựa vào viện trợ của Mĩ để phục hưng đất nước.

C. Hàng nhìn nhà máy, xí nghiệp, thành phố,... bị phá hủy.

D. Sản xuất ngưng trệ, lạm phát tăng cao, hàng hóa khan hiếm.

Câu hỏi 20 :

Đến năm 2004, EU có bao nhiêu nước thành viên?

A. 20 nước.

B. 30 nước.

C. 25 nước.

D. 27 nước.

Câu hỏi 21 :

Ngày 18/4/1951, sáu nước Tây Âu (Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Bỉ, Italia, Hà Lan, Lúcxămbua) đã thành lập tổ chức

A. Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu.

B. Cộng đồng kinh tế châu Âu.

C. Cộng đồng Than - Thép châu Âu.

D. Cộng đồng châu Âu.

Câu hỏi 22 :

Ngày 25/3/1957, sáu nước Tây Âu (Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Bỉ, Italia, Hà Lan, Lúcxămbua) đã thành lập tổ chức

A. Cộng đồng Than - Thép châu Âu.

B. Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu.

C. Cộng đồng châu Âu.

D. Liên minh châu Âu.

Câu hỏi 24 :

Từ thập kỉ 50 đến đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế các nước Tây Âu đều

A. có sự phát triển nhanh.

B. khủng hoảng và suy thoái.

C. phát triển xen kẽ khủng hoảng.

D. lâm vào trì trệ, suy thoái.

Câu hỏi 25 :

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thực dân Pháp tiến hành xâm lược trở lại

A. Đông Dương.

B. Inđônêxia.

C. Miến Điện.

D. Mã Lai.

Câu hỏi 26 :

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thực dân Hà Lan tiến hành xâm lược trở lại

A. Đông Dương.

B. Inđônêxia.

C. Miến Điện.

D. Mã Lai.

Câu hỏi 27 :

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thực dân Anh tiến hành xâm lược trở lại

A. Philíppin.

B. Miến Điện.

C. Đông Dương.

D. Inđônêxia.

Câu hỏi 28 :

Điểm tương đồng trong quá trình ra đời của hai tổ chức: Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là gì?

A. Các nước thành viên đều là đồng minh chiến lược của Liên Xô.

B. Xuất phát từ nhu cầu liên kết, hợp tác để cùng nhau phát triển.

C. Chịu tác động trực tiếp từ các quyết định của hội nghị Ianta.

D. Nhằm hạn chế ảnh hưởng của Mĩ và Trung Quốc vào khu vực.

Câu hỏi 29 :

Hội nghị Maxtrích quyết định đổi tên Cộng đồng châu Âu thành

A. Cộng đồng kinh tế châu Âu.

B. Liên minh châu Âu.    

C. Thị trường chung châu Âu.

D. Cộng đồng than thép châu Âu.

Câu hỏi 30 :

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng các chính sách đối nội, đối ngoại của các nước Tây Âu những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Củng cố chính quyền của giai cấp tư sản.

B. Tìm cách thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.

C. Tiến hành  xâm lược trở lại các thuộc địa cũ.

D. Tập trung vào hàn gắn vết thương chiến tranh.

Câu hỏi 32 :

Sự liên kết cao nhất của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay gắn liền với sự ra đời của tổ chức nào dưới đây?

A. Cộng đồng than - thép châu Âu.

B. Cộng đồng châu Âu.

C. Liên minh châu Âu.

D. Cộng đồng kinh tế châu Âu.

Câu hỏi 33 :

Ngày 3/10/1990 diễn ra sự kiện gì trong lịch sử nước Đức?

A. Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức được thành lập.

B. Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức được thành lập.

C. “Bức tường Béc-lin” bị phá bỏ, nước Đức được thống nhất.

D.Cộng hòa Liên bang Đức tham gia khối quân sự NATO.

Câu hỏi 34 :

Cộng hòa Liên bang Đức gia nhập NATO năm nào?

A. 1954.

B.1955.

C. 1956.

D.1958.

Câu hỏi 35 :

Ngày 1/1/1999 diễn ra sự kiện lịch sử nào dưới đây?

A. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu được thành lập.

B. Các nước EC họp Hội nghị cấp cao tại Maxtrích (Hà Lan).

C. Cộng đồng Than - Thép châu Âu được thành lập.

D. Đồng tiền chung châu Âu (đồng ơrô) được phát hành.

Câu hỏi 36 :

Khối thị trường chung châu Âu (EEC) ra đời vào năm nào?

A 1954.

B. 1955.

C. 1956.

D. 1957.

Câu hỏi 37 :

Năm 1948, các nước Tây Âu đã nhận được viện trợ kinh tế của Mĩ theo

A. “Chính sách mới”.

B. “Chính sách kinh tế mới”.

C. “Kế hoạch Mácsan”.

D. “Hiệp ước hòa bình Xan Phranxicô”.

Câu hỏi 38 :

Tháng 7/1967, ba tổ chức: Cộng đồng than thép châu Âu, Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu, cộng đồng kinh tế châu Âu đã sáp nhập với nhau thành

A. Liên minh châu Âu.

B. Cộng đồng châu Âu.

C. Thị trường chung châu Âu.

D. Hiệp hội các nước châu Âu.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK