Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Lịch sử Đề thi minh họa THPT QG môn Lịch sử - Bộ GD&ĐT năm 2018

Đề thi minh họa THPT QG môn Lịch sử - Bộ GD&ĐT năm 2018

Câu hỏi 1 :

Quốc gia đầu tiên trên thế giới phóng thành công vệ tinh nhân tạo là

A. Mỹ.

B. Liên Xô.

C. Nhật Bản.

D. Ấn Độ.

Câu hỏi 2 :

Từ năm 1952 đến năm 1973, khoa học - kỹ thuật và công nghệ của Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực

A. Sản xuất ứng dụng dân dụng.

B. Công nghiệp quốc phòng.

C. Khoa học co bản.

D. Chinh phục vũ trụ.

Câu hỏi 4 :

An Nam Cộng sản đảng ra đời (8 - 1929) từ sự phân hóa của

A. Việt Nam Quốc dân đảng.

B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

C. Đảng Lập hiến.

D. Tân Việt Cách mạng đảng.

Câu hỏi 5 :

“Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12 - 3 - 1945) là bản chỉ thị của

A. Tổng bộ Việt Minh.

B. Ban Chấp hành Trung uong Đảng Cộng sản Đông duơng.

C. Ban Thuòng vụ Trung uong Đảng Cộng sản Đông Duơng.

D. Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.

Câu hỏi 6 :

Năm 1963, quân dân miền Nam Việt Nam giành thắng lợi trong trận

A. Bình Giã (Bà Rịa).

B. Đồng Xoài (Bình Phuớc).

C. Ấp Bắc (Mĩ Tho). 

D. Ba Gia (Quảng Ngãi).

Câu hỏi 7 :

Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12 - 1986), Đảng Cộng sản Viêt Nam chủ trương thực hiện chính sách đối ngoại

A. Hòa bình, hữu nghị, hop tác. 

B. Hòa bình, hữu nghị, trung lập.

C. Hữu nghị, coi trọng hợp tác kinh tế.

D. Hòa bình, mở rộng hợp tác về văn hóa.

Câu hỏi 8 :

Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở nước Nga đã

A. Lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời.

B. Đưa nhân dân lao động lên làm chủ đất nước.

C. Giải phóng người lao động khỏi mọi sự áp bức.

D. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế.

Câu hỏi 10 :

Tháng 6 - 1912, Phan Bội Châu và những người củng chí hướng thành lập tổ chức nào dưới đây?

A. Việt Nam Quang phục hội.

B. Hội Duy tân.

C. Hội Phục Việt.

D. Việt Nam nghĩa đoàn.

Câu hỏi 11 :

Hội nghị Ianta (2 - 1945) không quyết định

A. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

B. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.

C. Thỏa thuận việc phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.

D. Đua quân Đồng minh vào Đông Duơng giải giáp quân đội Nhật Bản.

Câu hỏi 12 :

Hội nghị Ban Chấp hành Trung uơng Đảng Cộng sản Đông Duơng (7 - 1936) xác định nhiệm vụ trực tiếp, truớc mắt của cách mạng là gì?

A. Đánh đuổi đế quốc Pháp và Nhật, giành chính quyền về tay nhân dân.

B. Lật đổ ách thống trị của đế quốc Pháp và tay sai, giành độc lập dân tộc.

C. Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh.

D. Đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp và tay sai, đánh đổ chế độ phong kiến.

Câu hỏi 13 :

Cuôc chiên đấu của quân dân Hà Nội (từ ngày 19 - 12 - 1946 đến ngày 17 - 2 - 1947) đã

A. Đẩy quân Pháp rơi vào tình thế phòng ngự bị động.

B. Tiêu diệt đuợc một bộ phận sinh lực của quân Pháp.

C. Giải phóng đuợc một địa bàn chiến luợc quan trọng.

D. Buộc thực dân Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài.

Câu hỏi 14 :

Từ cuối tháng 3 - 1954, bộ đội chủ lực Việt Nam tiến công vào phân khu trung tâm của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phù với mục đích chủ yếu là

A. Buộc Pháp phải chấp nhận đàm phán.

B. Giành thế chủ động trên chiến truờng.

C. Phân tán cao độ lực luợng quân Pháp.

D. Bao vây, chia cắt, tiêu diệt quân Pháp.

Câu hỏi 15 :

Trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ nhất (1965 - 1968), Mỹ không nhằm thực hiện âm mưu

A. Cứu nguy cho chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” đang thất bại ở miền Nam.

B. Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.

C. Uy hiếp tinh thần và làm lung lay ý chí chống Mỹ của nhân dân hai miền Bắc, Nam.

D. Phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng và công cuộc xây dụng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Câu hỏi 16 :

Anh và Pháp phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945) vì

A. Thực hiện chính sách nhuợng bộ phát xít.

B. Thực hiện chính sách hòa bình, trung lập.

C. Không tham gia khối Đồng minh chống phát xít.

D. Ngăn cản việc thành lập liên minh chống phát xít.

Câu hỏi 17 :

Sự thất bại của các khuynh huớng trong phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX đặt ra yêu cầu bức thiết là phải

A. Thành lập một chính đảng của giai cấp tiên tiến.

B. Xây dựng một mặt trận thống nhất dân tộc.

C. Tìm ra con đuờng cứu nuớc mới cho dân tộc.

D. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

Câu hỏi 18 :

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam (1897 - 1914) dẫn đến sự ra đời

A. Giai cấp công nhân.

B. Các giai cấp công nhân, tu sản và tiểu tu sản.

C. Các giai cấp công nhân và tư sản.

D. Các giai cấp tư sản và tiểu tư sản.

Câu hỏi 19 :

Từ nửa sau những năm 70 của thế kỷ XX, Nhật Bản đua ra chính sách đối ngoại mới chủ yếu là do

A. Có tiềm lực kinh tế quốc phòng vuợt trội.

B. Có tiềm lực kinh tế tài chính lớn mạnh.

C. Mỹ cắt giảm dần sự bảo trợ về an ninh.

D. Tác động của cục diện Chiến tranh lạnh.

Câu hỏi 20 :

Yếu tố nào không dẫn đến sự xuất hiện xu thế hòa hoãn Đông - Tây (đầu những năm 70 của thế kỷ XX)?

A. Sự gia tăng mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa.

B. Sự cải thiện quan hệ giữa Liên Xô và Mỹ.

C. Sự bất lợi do tình trạng đối đầu giữa hai phe.

D. Yêu cầu hợp tác giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Câu hỏi 21 :

Lực lượng chính trị có vai trò như thế nào đối với thành công của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

A. Lực lượng xung kích trong Tổng khởi nghĩa.

B. Quyết định thắng lợi của Tổng khởi nghĩa.

C. Lực lượng nòng cốt trong Tổng khởi nghĩa.

D. Hỗ trợ lực lượng vũ trang giành chính quyền.

Câu hỏi 22 :

Thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam đã đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thòi đại sâu sắc?

A. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954).

B. Trận “Điện Biên Phủ trên không” (năm 1972).

C. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975).

D. Chiến dịch Điện Biên Phủ (năm 1954).

Câu hỏi 23 :

Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam sau đại thắng Xuân 1975?

A. Tạo điều kiện để hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

B. Tạo những điều kiện thuận lợi để đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

C. Tạo điều kiện chính trị co bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước.

D. Tạo những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ đối ngoại.

Câu hỏi 25 :

Những chính sách của triều đình nhà Nguyễn vào giữa thế kỷ XIX đã

A. làm cho sức mạnh phòng thủ của đất nước bị suy giảm.

B. trở thành nguyên nhân sâu xa để Việt Nam bị xâm lược.

C. làm cho Việt Nam bị lệ thuộc vào các nước phưong Tây.

D. đặt Việt Nam vào thế đối đầu với tất cả các nước tư bản.

Câu hỏi 26 :

Sự phát triển và thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước Á, Phi, Mỹ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai có ý nghĩa như thế nào?

A. Hơn 100 nước thuộc địa và phụ thuộc giành được độc lập dân tộc.

B. Làm cho thế kỷ XX trở thành thế kỷ giải trừ chủ nghĩa thực dân.

C. Các quốc gia độc lập trẻ tuổi đạt nhiều thành tựu về kinh tế xã hội.

D. Xóa bỏ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân Âu - Mỹ ở các thuộc địa.

Câu hỏi 27 :

Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế?

A. Trật tự hai cực Ianta sụp đổ.

B. Trật tự đon cực được xác lập.

C. Trật tự đa cực được thiết lập.

D. Trật tự nhiều trung tâm ra đòi.

Câu hỏi 28 :

Sự kiện ngày 11 - 9 - 2001 ở nước Mỹ cho thấy

A. Nhân loại đang phải đối mặt với một nguy cơ và thách thức lớn.

B. Hòa bình, hợp tác không phải là xu thế chủ đạo của quan hệ quốc tế.

C. Cục diện hai cực trong quan hệ quốc tế chưa hoàn toàn chấm dứt.

D. Tình trạng Chiến tranh lạnh vẫn còn tiếp diễn ở nhiều nơi.

Câu hỏi 29 :

Sự sụp đổ của chế độ phân biệt chủng tộc (Apácthai) ở Nam Phi (1993) chứng tỏ

A. Một biện pháp thống trị của chủ nghĩa thực dân bị xóa bỏ.

B. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân co bản bị tan rã.

C. Cuộc đấu tranh vì tiến bộ xã hội đã hoàn thành ở châu Phi.

D. Chủ nghĩa thực dân mới bắt đầu khủng hoảng và suy yếu

Câu hỏi 30 :

Luận cưong chính trị tháng 10 - 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dưong không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp là do

A. Đánh giá chưa đúng khả năng chống đế quốc và phong kiến của tư sản dân tộc.

B. Chưa xác định được mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Đông Dưong thuộc địa.

C. Chưa xác định được mâu thuẫn co bản trong xã hội Đông Dương thuộc địa.

D. Chịu sự chi phối của tư tưởng hữu khuynh từ các đảng cộng sản trên thế giới.

Câu hỏi 31 :

Từ ngày 6 - 3 - 1946 đến trước ngày 19 - 12 - 1946, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhân nhượng cho thực dân Pháp một số quyền lợi với nguyên tắc cao nhất là

A. Đảng Cộng sản được hoạt động công khai.

B. đảm bảo an ninh quốc gia.

C. đảm bảo sự phát triển lực lượng chính trị. 

D. giữ vững chủ quyền dân tộc.

Câu hỏi 32 :

Nét nổi bật trong nghệ thuật chỉ đạo cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 của Đảng Lao động Việt Nam là

A. Kết hợp tiến công quân sự vói nổi dậy của các lực lượng vũ trang.

B. Bám sát tình hình, ra quyết định chính xác, linh hoạt, đúng thời cơ.

C. Kết hợp tiến công và nổi dậy thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng.

D. Quyết định tổng công kích, tạo thời cơ để tổng khởi nghĩa thắng lợi.

Câu hỏi 33 :

Nội dung nào phản ánh đúng và đủ tính chất các cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp (1945 - 1954) và đế quốc Mỹ xâm lược (1954 - 1975)?

A. Giải phóng và giữ nước.

B. Giữ nước và dựng nước.

C. Giải phóng dân tộc.

D. Bảo vệ Tổ quốc.

Câu hỏi 34 :

Thực tiễn 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945 - 1975) cho thấy: Hậu phưong của chiến tranh nhân dân

A. Không thể phân biệt rạch ròi vói tiền tuyến chỉ bằng yếu tố không gian.

B. Ở phía sau và phân biệt rạch ròi với tiền tuyến bằng yếu tố không gian.

C. Luôn ở phía sau và bảo đảm cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến.

D. Là đối xứ của tiền tuyến, thực hiện nhiệm vụ chi viện cho tiền tuyến.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK