Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 22 (có đáp án): Hai miền đất nước trực tiếp chiến đấu chống Đế quốc Mĩ !!

Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 22 (có đáp án): Hai miền đất nước trực tiếp chiến đấu chống Đế...

Câu hỏi 1 :

Năm 1965, Mĩ bắt đầu tiến hành chiến lược Chiến tranh cục bộ ở miền Nam Việt Nam khi đang

A. bị thất bại trên chiến trường.  

B. ở thế chủ động chiến lược. 

C. nắm giữ ưu thế về binh lực và hỏa lực.

D. giành được nhiều thắng lợi quan trọng.

Câu hỏi 2 :

So với chiến lược chiến tranh đặc biệt, chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ ở miền Nam Việt Nam có điểm gì khác biệt?

A. Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới.

B. Dựa vào lực lượng quân sự (cố vấn, vũ khí...) của Mĩ.

C. Có sự tham chiến trực tiếp của quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ. 

D. Âm mưu chiến lược là biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.

Câu hỏi 3 :

Chiến thắng nào khẳng định quân dân Miền Nam Việt Nam có khả năng đánh bại quân chủ lực Mĩ trong "Chiến tranh cục bộ" ?  

A. Chiến thắng Núi Thành.  

B. Chiến thắng Vạn Tường.

C. Chiến thắng mùa khô 1965 - 1966.  

D. Chiến thắng mùa khô 1966 - 1967.

Câu hỏi 4 :

Quân đội nước nào dưới đây từng tham gia vào cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Miền Nam Việt Nam?  

A. Inđônêxia.       

B. Malaixia.  

C. Hàn Quốc.       

D. Singapo.

Câu hỏi 6 :

Sự kiện nào đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ?  

A. Chiến thắng mùa khô 1965 - 1966.  

B. Chiến thắng mùa khô 1966 - 1967.  

C. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.  

D. Chiến thắng Plâyme, Đất Cuốc, Bàu Bàng.

Câu hỏi 7 :

Chiến thắng Vạn Tường (1965) của quân dân miền Nam Việt Nam mở đầu cao trào đấu tranh nào sau đây?

A. Một tấc không đi một li không rời.

B. Phá ấp chiến lược, lập làng chiến đấu.

C. Tìm Mĩ mà đánh lùng Ngụy mà diệt.  

D. Chiến đấu chống Mĩ bình định, lấn chiếm.

Câu hỏi 8 :

Nội dung nào dưới đây không phải cơ sở để khẳng định: "chiến thắng Vạn Tường đã chứng tỏ quân dân miền Nam Việt Nam có khả năng đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ"?

A. Mĩ chủ động về kế hoạch tác chiến ở Vạn Tường, nhưng đã thất bại.  

B. Dù có ưu thế vượt trội về quân số và phương tiện chiến tranh song Mĩ đã thất bại. 

C. Vạn Tường là địa bàn có lợi để Mĩ phát huy tối đa lợi thế quân sự, nhưng Mĩ vẫn thất bại.

D. Mĩ không thể phát huy được ưu thế về phương tiện chiến tranh ở Vạn Tường.

Câu hỏi 9 :

Hướng tiến công chiến lược chính của quân Mĩ trong mùa khô 1965 -1966?  

A. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.  

B. Tây Nam Bộ, Liên khu V.  

C. Đông Nam Bộ, Liên khu V.  

D. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

Câu hỏi 10 :

Trong mùa khô 1966 - 1967, Mĩ đã tiến hành bao nhiêu cuộc hành quân chiến lược ở miền Nam Việt Nam?  

A. 890.          

B. 450.          

C. 980.         

D. 895.

Câu hỏi 11 :

Căn cứ Dương Minh Châu của lực lượng cách mạng miền Nam Việt Nam thuộc địa phận tỉnh nào?  

A. Tây Ninh.  

B. Đồng Nai.  

C. Sóc Trăng.  

D. An Giang.

Câu hỏi 12 :

Nội dung nào không phản ánh đúng về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân dân miền Nam Việt Nam?

A. Mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.   

B. Là cuộc tiến công có quy mô lớn trên toàn Miền Nam mà hướng trọng tâm là các đô thị.  

C. Diễn ra nhằm mục tiêu: giành chính quyền về tay nhân dân, buộc Mĩ phải rút quân về nước.

D. Buộc Mĩ phải tuyên bỗ "Mĩ hóa trở lại" cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Câu hỏi 13 :

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng bối cảnh diễn ra cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) ở miền Nam Việt Nam?

A. Tương quan lực lượng đã thay đổi theo hướng có lợi cho cách mạng Việt Nam. 

B. Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam ở Mĩ lên cao.

C. Chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ đang đứng trước nguy cơ thất bại.

D. Quân dân miền Nam đã đánh bại hoàn toàn chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ.

Câu hỏi 14 :

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân dân Việt Nam không tác động đến việc Mĩ

A. chấp nhận đàm phán bàn về chấm dứt chiến tranh.  

B. tuyên bố ngừng ném bom phá hoại miền Bắc.  

C. bị lung lay ý chí xâm lược miền nam Việt Nam.

D. tuyên bố "Mĩ hóa trở lại" cuộc chiến tranh xâm lược.

Câu hỏi 15 :

Những tỉnh đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam phải đương đầu với cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân lần thứ nhất của Mĩ là

A. Quảng Bình, Hải Phòng, Nghệ An.  

B. Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hoá.  

C. Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Thanh Hoá.  

D. Quảng Bình, Nghệ An, Quảng Ninh.

Câu hỏi 16 :

Mĩ chính thức tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất trong khi thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam?  

A. Chiến tranh đơn phương.

B. Chiến tranh đặc biệt. 

C. Chiến tranh cục bộ. 

D. Việt Nam hóa chiến tranh.

Câu hỏi 17 :

Trong những năm 1965 - 1968, Mĩ thực hiện chiến lược nào sau đây ở miền Nam Việt Nam?

A. “Đông dương hóa chiến tranh”. 

B. Việt Nam hóa chiến tranh.

C. Chiến tranh đặc biệt. 

D. Chiến tranh cục bộ.

Câu hỏi 18 :

Trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ, quân dân miền Bắc Việt Nam đã

A. bắn rơi, phá hủy 3.243 máy bay, trong đó có 6 máy bay B.52.     

B. bắn rơi, phá huỷ 3.423 máy bay, trong đó có 5 máy bay B.52.  

C. bắn rơi, phá hủy 3.423 máy bay, trong đó có 8 máy bay B.52.  

D. bắn rơi, phá huỷ 3.243 máy bay, trong đó có 5 máy bay B.52.

Câu hỏi 19 :

Một trong những phong trào thi đua của nhân dân miền Bắc trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trong những năm 1965 - 1968 là 

A. “Ba mục tiêu”.       

B. “Ba điểm cao”.  

C. “Hai giỏi”.       

D. “Ba tốt”.

Câu hỏi 21 :

Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình kinh tế miền Bắc Việt Nam trong những năm 1965 - 1968?

A. Các trung tâm công nghiệp lớn đều phân tán về các địa phương.  

B. Diện tích canh tác được mở rộng, năng suất lao động tăng lên. 

C. Mỗi tỉnh trở thành một đơn vị kinh tế tương đối hoàn chỉnh. 

D. Công cuộc cải cách ruộng đất diễn ra quyết liệt, triệt để.

Câu hỏi 22 :

Nội dung nào phản ánh đúng thủ đoạn của Mĩ khi tiến hành chiến lược "chiến tranh cục bộ" ở miền Nam Việt Nam?

A. Sử dụng phổ biến chiến thuật "trực thăng vận".

B. Coi "ấp chiến lược" là quốc sách hàng đầu.

C. Đưa quân viễn chinh Mĩ tới tham chiến trực tiếp. 

D. Rút hết cố vấn quân sự và quân viễn chinh Mĩ về nước.

Câu hỏi 23 :

Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" và "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ ở miền Nam Việt Nam có điểm gì giống nhau?

A. Quân đội Sài Gòn giữ vai trò là lực lượng nòng cốt.

B. Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới.

C. Lấy "Ấp chiến lược" làm quốc sách hàng đầu.

D. Có sự tham chiến trực tiếp của quân viễn chinh Mĩ.

Câu hỏi 24 :

So với chiến lược chiến tranh cục bộ, chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mĩ ở miền Nam Việt Nam có điểm gì khác biệt?

A. Rút dần quân Mĩ và quân đồng minh về nước, thực hiện "thay màu da trên xác chết".

B. Dựa vào vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mĩ; đặt dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vẫn Mĩ.

C. Sử dụng phổ biến các chiến thuật quân sự "trực thăng vận" và "thiết xa vận".

D. Âm mưu chiến lược là biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.

Câu hỏi 25 :

Việc Mĩ tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam đánh dấu sự thất bại của chiến lược chiến tranh nào?

A. Việt Nam hóa chiến tranh.   

B. Chiến tranh đặc biệt.

C. Đông dương hóa chiến tranh.

D. Chiến tranh cục bộ.

Câu hỏi 26 :

Trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ có thủ đoạn mới là

A. sử dụng chiến thuật thiết xa vận.

B. tiến hành dồn dân, lập ấp chiến lược.

C. mở những cuộc hành quân "tìm diệt". 

D. sử dụng chiến thuật "trực thăng vận".

Câu hỏi 27 :

Cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ được mở rộng phạm vi ra toàn bán đảo Đông Dương vào năm nào?

A. 1968.         

B. 1969.          

C. 1970.      

D. 1971.

Câu hỏi 28 :

Hướng tiến công của Mĩ trong cuộc hành quân chiến lược "Lam Sơn 719" ?  

A. Đông Nam Bộ.  

B. Liên khu V.  

C. Đường 9 - Nam Lào.  

D. Chiến khu Dương Minh Châu.

Câu hỏi 29 :

Một trong những phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên miền Nam Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) là 

A. "xếp bút nghiên".  

B. "hát cho đồng bào tôi nghe".  

C. "năm xung phong".  

D. "ba sẵn sàng".

Câu hỏi 30 :

Một bài hát nổi tiếng trong phong trào học sinh, sinh viên miền Nam Việt Nam những năm 1954 - 1975 là  

A. "Tiến quân ca".  

B. "Tự nguyện".  

C. "Mùa xuân đầu tiên".  

D. "Đất nước trọn niềm vui".

Câu hỏi 31 :

Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân miền Nam Việt Nam đã

A. chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. 

B. buộc Mĩ phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán ngoại giao ở Pari.

C. buộc Mĩ phải tuyên bố "Mĩ hóa trở lại" chiến tranh xâm lược.

D. đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chính quyền Sàỉ Gòn.

Câu hỏi 32 :

Hướng tiến công chủ yếu của lực lượng cách mạng Việt Nam trong cuộc tiến công chiến lược 1972 là   

A. Đông Nam Bộ.         

B. Liên khu V.  

C. Quảng Trị.         

D. Tây Nguyên.

Câu hỏi 33 :

Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương được tiến hành trong khoảng thời gian nào?  

A. Từ ngày 24 đến 30 - 3 - 1970.  

B. Từ ngày 24 đến ngày 25 - 4 - 1970.  

C. Từ ngày 24 đến ngày 27 - 5 - 1970.  

D. Từ ngày 20 đến ngày 25 - 3 - 1970.

Câu hỏi 34 :

Năm 1970, Mĩ sử dụng quân đội Sài Gòn tiến công xâm lược Campuchia nhằm thực hiện âm mưu nào sau đây?

A. Thiết lập trở lại Liên bang Đông Dương.

B. Mở rộng chiến tranh ra toàn khu vực Đông Nam Á.  

C. Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương.  

D. Gạt ảnh hưởng của Pháp ở Đông Dương.

Câu hỏi 35 :

Nhà máy thuỷ điện đầu tiên được xây dựng ở miền Bắc nước ta là:  

A. Nhà máy Thuỷ điện Thác Bà.  

B. Nhà máy Thuỷ điện Đa Nhim.  

C. Nhà máy Thuỷ điện Trị An.  

D. Nhà máy Thuỷ điện I-a-li.

Câu hỏi 36 :

Trong thời kì 1954 – 1975, sự kiện nào đánh dấu cách mạng Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”?

AĐại thắng mùa Xuân 1975.

B. Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết.

C. Toán lính Mĩ cuối cùng rút khỏi Việt Nam. 

D. Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không.

Câu hỏi 37 :

Trong những năm 1968 - 1972, địa phương đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam đạt năng suất 5 tấn thóc/ ha là

A. Thái Bình.         

B. Nam Định.  

C. Nghệ An.         

D. Nam Hà.

Câu hỏi 38 :

Chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ hai của Mĩ diễn ra trong khoảng thời gian nào?  

A. Ngày 6 - 4 - 1972 đến ngày 29 - 12 - 1972.  

B. Ngày 16 - 4 - 1972 đến ngày 29 - 12 - 1972.  

C. Ngày 6 - 4 - 1972 đến ngày 15 - 1 - 1973.  

D. Ngày 16 - 4-1972 đến ngày 15 - 1 - 1973.

Câu hỏi 39 :

Nội dung nào không phản ánh đúng mục đích của Mĩ trong hai lần tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam?

A. Cứu nguy cho các chiến lược chiến tranh đang thực hiện ở miền Nam Việt Nam.

B. Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mĩ của quân dân hai miền Nam – Bắc.

C. Ngăn chặn, cắt đứt sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam.      

D. Giành được thắng lợi quyết định, buộc Việt Nam kí kết Hiệp định Pari do Mĩ đưa ra.

Câu hỏi 40 :

Trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần hai của Mĩ, quân dân miền Bắc Việt Nam đã  

A. bắn rơi 735 máy bay trong đó có 16 máy bay B.52.     

B. bắn rơi 753 máy bay, trong đó có 61 máy bay B.52.  

C. bắn rơi 735 máy bay, trong đó có 61 máy bay B.52.  

D. bắn rơi 754 máy bay, trong đó có 36 máy bay B.52.

Câu hỏi 41 :

Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975), miền Bắc Việt Nam đã chi viện cho những chiến trường nào?  

A. Miền Nam.         

B. Lào.  

C. Campuchia.         

D. Tất cả các ý kiến trên.

Câu hỏi 42 :

Trong trận "Điện Biên Phủ trên không" (1972), quân dân miền Bắc Việt Nam đã bắn rơi

A. 18 máy bay trong đó có 4 máy bay B.52.  

B. 81 máy bay, trong đó có 43 máy bay B.52.  

C. 81 máy bay, trong đó có 34 máy bay B.52.  

D. 43 máy bay, trong đó có 18 máy bay B.52.

Câu hỏi 43 :

Hội nghị Pari về Việt Nam được khai mạc vào ngày

A. 31 - 3 - 1968.       

B. 15- 1 - 1968.  

C. 15 - 3 - 1968.       

D. 13 - 5 - 1968.

Câu hỏi 44 :

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng lập trường mà phía lực lượng cách mạng Việt Nam đưa ra tại Hội nghị Pari (1968 - 1973)?

A. Mĩ phải rút hết quân Mĩ và quân đồng minh khỏi miền Nam Việt Nam.  

B. Mĩ phải tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam.     

C. Mĩ phải tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam.  

D. Phía Mĩ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều phải rút quân khỏi miền Nam.

Câu hỏi 45 :

Điều khoản nào của Hiệp định Pari năm 1973 có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước?

A. Hai bên ngừng bắn và giữ nguyên vị trí ở miền Nam.  

B. Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị.

C. Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân các nước đồng minh.       

D. Các bên thừa nhận thực tế ở miền Nam có hai chính quyền.

Câu hỏi 47 :

Trưởng đoàn đại biểu của Chính phủ cách mạng Lâm thời Miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Pari là ai ?  

A. Nguyễn Thị Bình.  

B. Nguyễn Duy Trinh.  

C. Lê Đức Thọ.  

D. Trần Văn Lắm.

Câu hỏi 48 :

Hình dạng của chiếc bàn đàm phán trong hội nghị Pari về Việt Nam là

A. hình vuông.       

B. hình tròn.

C. hình chữ nhật.       

D. hình ngũ giác.

Câu hỏi 49 :

Hiệp định Pari về Việt Nam quy định: các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn ở miền Nam Việt Nam vào lúc

A. 24 giờ ngày 21 - 7 - 1973.  

B. 24 giờ ngày 27- 1 - 1973.  

C. 24 giờ ngày 27- 11 - 1973.  

D. 24 giờ ngày 27 - 2 - 1973.

Câu hỏi 50 :

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng quyền dân tộc cơ bản mà nhân dân Việt Nam đạt được trong Hiệp định Pari năm 1973?

A. Độc lập, chủ quyền.

B. Thống nhất.

C. Toàn vẹn lãnh thổ. 

D. Tự quyết.

Câu hỏi 51 :

Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân Việt Nam thắng lợi buộc Mĩ phải

A. chấp nhận kí kết Hiệp định Pari về Việt Nam.

B. tuyên bố phi Mĩ hóa chiến tranh xâm lược Việt Nam.  

C. thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

D. thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.  

Câu hỏi 52 :

Điểm tương đồng trong nội dung của Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) và Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là gì?

A. Các nước tham dự hội nghị công nhân Việt Nam là một quốc gia tự do.

B. Các bên ngừng bắn để thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.

C. Các nước cam kết tôn trọng những quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam.

D. Việt Nam tiến tới thống nhất bằng tổng tuyển cử tự do dưới sự giám sát của một Ủy ban quốc tế.

Câu hỏi 53 :

Điểm tương đồng trong nội dung của Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) và Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là gì?  

A. Các bên ngừng bắn để thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực. 

B. Quân đội đế quốc xâm lược phải rút khỏi Việt Nam sau 300 ngày kể từ ngày kí hiệp định.

C. Các nước đế quốc cam kết ngừng bắn, rút quân, để Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị.

D. Các nước tham dự hội nghị công nhân Việt Nam là một quốc gia tự do.

Câu hỏi 54 :

Hiệp định Pari về Việt Nam (1973) thừa nhận: trên thực tế, ở miền Nam Việt Nam có  

A. 2 chính quyền, 3 quân đội, 3 lực lượng chính trị và 2 vùng kiểm soát.  

B.  2 chính quyền, 2 quân đội, 3 lực lượng chính trị và 3 vùng kiểm soát.  

C. 2 chính quyền, 2 quân đội, 2 lực lượng chính trị và 3 vùng kiểm soát.  

D. 2 chính quyền, 3 quân đội, 3 lực lượng chính trị và 3 vùng kiểm soát.

Câu hỏi 55 :

So với Hiệp định Pari về Việt Nam, nội dung Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương có điểm gì khác biệt?  

A. Đế quốc xâm lược phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.  

B. Đưa đến việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam.  

C. Đế quốc xâm lược cam kết ngừng bắn, rút quân để Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị .

D. Quy định việc tập kết, chuyển quân và chuyển giao khu vực giữa các bên tham chiến.

Câu hỏi 56 :

Nội dung nào không phản ánh đúng những thủ đoạn của Mĩ và chính quyền Sài Gòn khi thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”?

A. Đẩy mạnh các hoạt động phá hoại miền Bắc.

B. Mở các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định”.

C. Đưa quân Mĩ vào tham chiến trực tiếp tại miền Nam.

D. Mở rộng chiến tranh sang Lào và Campuchia.

Câu hỏi 57 :

So với chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" của Mĩ ở miền Nam Việt Nam có điểm gì khác biệt?  

A. Là hình thức chiến tranh thực dân mới của Mĩ.  

B. Có sự phối hợp của một bộ phận quân viễn chinh Mĩ.  

C. Đặt dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn quân sự Mĩ.  

D. Quân đội Sài Gòn là lực lượng nòng cốt.

Câu hỏi 58 :

Để quân đội Sài Gòn có thể tự đứng vững, tự gánh vác lấy chiên tranh, Mĩ đã

A. tăng viện trợ kinh tế, giúp chính quyền Sài Gòn đẩy mạnh lập Ấp chiến lược.  

B. tăng cường đầu tư vốn và kĩ thuật để phát triển kinh tế ở miền Nam.  

C. tăng viện trợ quân sự, giúp quân đội tay sai tăng số lượng và trang bị hiện đại.  

D. tăng cường và mở rộng chiến tranh xâm lược sang Lào và Campuchia.

Câu hỏi 59 :

Ngày 6 - 6 - 1969 gắn với sự kiện lịch sử nào của dân tộc Việt Nam?  

A. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập.

B. Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương được triệu tập.  

C. Mĩ mở rộng tấn công phá hoại miền Bắc lần thứ hai.  

D. Chính phủ lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ra đời.

Câu hỏi 60 :

Từ ngày 12/2 đến ngày 23/3/1971, quân đội Việt Nam có sự phối hợp của quân dân Lào đã đập tan cuộc hành quân "Lam Sơn - 719" của Mĩ và quân đội Sài Gòn, loại khỏi vòng chiến đấu 

A. 22.000 tên địch.

B. 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn. 

C. 17000 tên địch.

D. 4.5 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn. 

Câu hỏi 61 :

Ngày 30/3/1972, lực lượng cách mạng Việt Nam mở cuộc tiến công chiến lược đánh vào

A. Tây Nguyên.       

B. Đông Nam Bộ.  

C. Nam Trung Bộ.       

D. Quảng Trị.

Câu hỏi 62 :

Đến đầu 1971, lực lượng cách mạng Việt Nam đã giành được quyền làm chủ thêm bao nhiêu ấp chiến lược? Với bao nhiêu dân? 

A. 36.000 ấp với 6 triệu dân.  

B. 3000 ấp với 3 triệu dân.  

C. 6.300 ấp với 4 triệu dân.  

D. 3.600 ấp với 3 triệu dân.  

Câu hỏi 63 :

Đến cuối tháng 6/1972, lực lượng cách mạng Việt Nam đã chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất của chính quyền Sài Gòn là

A. Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

B. Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn.

C. Sài Gòn, Tây Nguyên, Quảng Trị.

D. Xuân Lộc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.

Câu hỏi 64 :

Thắng lợi trong cuộc tổng tiến công chiến lược 1972 của quân dân Việt Nam không tác động tới việc

A. Mĩ buộc phải tuyên bố "Mĩ hóa trở lại" chiến tranh xâm lược.

B. Mĩ buộc phải thừa nhận sự thất bại của chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh".

C. Mĩ tiến hành trở lại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân.

D. Mĩ buộc phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận tới bàn đàm phán ngoại giao ở Pari.

Câu hỏi 65 :

Mĩ chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ hai vào ngày

A. 6 - 4 - 1972.       

B. 30 - 3 - 1972.  

C. 9 - 5 - 1972.       

D. 16 - 4 - 1972.

Câu hỏi 66 :

Mĩ thực hiện cuộc Chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ hai nhằm mục đích

A. cứu nguy cho chiến lược "Việt Nam hoá" chiến tranh và tạo thế mạnh trên bàn đàm phán ở Pari. 

B. buộc lực lượng cách mạng Việt Nam phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán ngoại giao ở Pari.

C. "trả đũa' hành động tập kích vào Quảng Trị của lực lượng cách mạng Việt Nam.

D. phong tỏa cảng Hải Phòng và các sông, luồng lạch, vùng biển miền Bắc Việt Nam.

Câu hỏi 67 :

Quân dân miền Bắc Việt Nam đã bắn rơi 735 máy bay, bắn chìm 125 tàu chiến Mĩ, bắt sống hàng trăm tên giặc lái. Đó là kết quả của việc đánh bại 

A. cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ ở miền Bắc.  

B. cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ ở miền Bắc.  

C. cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm của Mĩ ra miền Bắc.  

D. hai lần chiến tranh phá hoại của Mĩ ở miền Bắc.

Câu hỏi 68 :

Mĩ tiến hành chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam Việt Nam nhằm thực hiện âm mưu chiến lược nào dưới đây?

A. Tách rời nhân dân với phong trào cách mạng. 

B. Biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.

C. Cô lập lực lượng vũ trang cách mạng.

D. Dùng người Việt đánh người Việt.

Câu hỏi 69 :

Việc Mĩ tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam đánh dấu sự thất bại của chiến lược chiến tranh nào?  

A. Việt Nam hóa chiến tranh.   

B. Đông dương hóa chiến tranh.

C. Chiến tranh đặc biệt.     

D. “Chiến tranh cục bộ

Câu hỏi 70 :

Để đi đến kí kết Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (tháng 1/1973), các nước tham dự hội nghị đã trải qua 

A. 120 cuộc họp chung và 20 cuộc tiếp xúc riêng.  

B. 201 phiên họp công khai, 45 cuộc họp riêng cấp cao.

C. 201 cuộc họp chung và 16 cuộc tiếp xúc riêng.  

D. 120 cuộc họp chung và 22 cuộc tiếp xúc riêng.

Câu hỏi 71 :

Một trong những nội dung cơ bản của Hiệp định Pari về Việt Nam (1973) là

A. Hoa kỳ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.     

B. Mĩ công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có quân đội riêng, chính phủ riêng và tài chính riêng.

C. các bên tham chiến thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực chiếm đóng.  

D. Việt Nam sẽ đi đến thống nhất thông qua cuộc tổng tuyển cử dưới sự giám sát của một ủy ban quốc tế.

Câu hỏi 72 :

Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa của Hiệp định Pari đối với cách mạng Việt Nam?

A. Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân Việt Nam tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.

B. Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị, quân sự với ngoại giao.

C. Là văn bản pháp lí quốc tế đầu tiên công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.  

D. Việt Nam đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”.

Câu hỏi 73 :

Điểm giống nhau cơ bản về nội dung giữa hai Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương (1954) và Hiệp định Pari về Việt Nam (1973) là gì?

A. Buộc các nước đế quốc công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam.

B. Quy định các bên tham chiến thực hiện tập kết, chuyển giao khu vực.

C. Đế quốc xâm lược cam kết sẽ góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam.

D. Việt Nam tiến tới thống nhất thông qua tổng tuyển cử tự do dưới sự giám sát của một ủy ban quốc tế.

Câu hỏi 74 :

Nội dung nào không phản ánh đúng về chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam?

A. Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ.     

B. Quân viễn chinh Mĩ giữ vai trò nòng cốt. 

C. Đặt dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố vấn” Mĩ.

D. Dựa vào vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mĩ.

Câu hỏi 75 :

Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng về chiến lược "chiến tranh cục bộ" của Mĩ ở miền Nam Việt Nam?

A. Âm mưu cơ bản là: dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương.  

B. Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân cũ của Mĩ.

C. Sử dụng phổ biến các chiến thuật quân sự "tìm diệt" và "bình định".

D. Coi việc dồn dân lập Ấp chiến lược làm quốc sách.

Câu hỏi 76 :

Một trong những điểm tương đồng giữa chiến lược "Chiến tranh cục bộ" và "Việt Nam hóa chiến tranh" của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là  

A. tiến hành phá hoại miền Bắc Việt Nam bằng không quân và hải quân.

B. sử dụng phổ biến các chiến thuật "trực thăng vận" và "thiết xa vận". 

C. quân viễn chinh Mĩ và quân đồng minh của Mĩ giứ vai trò chủ lực.

D. Mĩ rút dần quân về nước, thực hiện "thay màu da trên xác chết".

Câu hỏi 77 :

Ngày 18/8/1965, quân dân miền Nam Việt Nam giành thắng lợi vang dội trong trận

A. Ấp Bắc (Mĩ Tho).    

B. Vạn Tường (Quảng Ngãi).

C. Núi Thành (Quảng Nam).    

D. Đồng Xoài (Bình Phước).

Câu hỏi 78 :

Chiến thắng Vạn Tường của quân dân miền Nam Việt Nam đã mở đầu cho cao trào

A. "phá ấp chiến lược - lập làng chiến đấu".

B. "một tấc không đi - một li không dời".

C. "tìm Mĩ mà đánh - lùng Ngụy mà diệt".

D. "hát cho đồng bào tôi nghe".

Câu hỏi 79 :

Cuộc hành quân “tìm diệt” lớn nhất của Mĩ và chính quyền Sài Gòn trong đông – xuân 1966 – 1967 là

A. Gian-xơn Xi-ti.  

B. Ánh sáng sao.

C. Sấm rền.

D. tiến công Đông Nam Bộ.

Câu hỏi 80 :

Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi, 1965) của quân dân miền Nam Việt Nam đã

A. mở đầu cho cao trào "phá ấp chiến lược - lập làng chiến đấu" trên toàn miền Nam.

B. buộc Mĩ phải tuyên bố "phi Mĩ hóa" cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.  

C. mở ra khả năng đánh thắng quân Mĩ trong cuộc chiến đấu chống chiến lược "chiến tranh cục bộ". 

D. đưa tới sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

Câu hỏi 81 :

Trong mùa khô 1965 - 1966, ở miền Nam Việt Nam, Mĩ tiến hành nhiều cuộc hành quân "tìm diệt" lớn, nhằm vào hai hướng chính là 

A. Tây Nam Bộ và Liên khu IV.  

B. Liên khu V và Đông Nam Bộ.  

C. Quảng Trị và Tây Nguyên.  

D. Huế - Đà Nẵng và Quảng Trị.

Câu hỏi 82 :

Trong thời kì 1954 - 1975, thắng lợi nào của quân dân miền Nam Việt Nam đã buộc Mĩ phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận đến bàn đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh?

A. Trận Điện Biên phủ trên không.

B. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.

C. Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân.

D. Đại thắng mùa Xuân năm 1975.

Câu hỏi 83 :

Một trong những điểm giống nhau giữa các chiến lược chiến tranh của Mĩ ở miền Nam Việt Nam (1954 - 1973) là đều

A. có sự tham chiến trực tiếp của lực lượng quân đội viễn chinh Mĩ.

B. thực hiện âm mưu “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

C. dựa vào vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại do Mĩ cung cấp.

D. thực hiện đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân.

Câu hỏi 84 :

Nội dung nào không phản ánh đúng âm mưu của Mĩ khi tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ nhất (1965 – 1968)?

A. Hỗ trợ cho chiến lược “Chiến tranh đơn phương” đang có nguy cơ thất bại ở miền Nam.

B. Phá tiềm lực kinh tế, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

C. Làm lung lay quyết tâm chống Mĩ của nhân dân Việt Nam ở hai miền đất nước.

D. Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.

Câu hỏi 85 :

Chiến thắng nào của quân dân miền Nam Việt Nam trong giai đoạn 1965 - 1968 đã buộc Mĩ phải thừa nhận sự thất bại của chiến lược chiến tranh cục bộ?

A. Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi).

B. Chiến thắng Núi Thành (Quảng Nam).

C. Chiến tháng mùa khô (1966 - 1967).  

D. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân.

Câu hỏi 86 :

Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ hai nhằm mục đích  

A. "trả đũa" việc quân giải phóng miền Nam tiến công doanh trại Mĩ ở Plâycu.  

B. phá tiềm lực kinh tế, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

C. hỗ trợ cho chiến lược "chiến tranh cục bộ" đang thực hiện ở miền Nam.

D. lấy miền Bắc Việt Nam làm "bàn đạp" để tấn công Trung Quốc.

Câu hỏi 87 :

Trong thời kì 1954 - 1975, nhân dân miền Nam Việt Nam thực hiện nhiệm vụ chiến lược nào?

A. Hoàn thành cải cách ruộng đất và triệt để giảm tố, giảm tức.

B. Chống việc tổ chức bầu cử riêng rẽ của chính quyền Sài Gòn. 

C. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.     

D. Đấu tranh đòi Mĩ - Diệm thi hành Hiệp định Giơnevơ.

Câu hỏi 88 :

Sau đòn bất ngờ trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) của lực lượng cách mạng Việt Nam, Mĩ buộc phải tuyên bố

A. chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc (lần thứ nhất).     

B. "Mĩ hóa trở lại" cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

C. chiến lược chiến tranh đơn phương đã thất bại hoàn toàn.    

D. từ bỏ âm mưu xâm lược miền Nam Việt Nam.

Câu hỏi 89 :

Ngày 6/6/1969 diễn ra sự kiện nào dưới đây trong lịch sử dân tộc Việt Nam?

A. Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương được triệu tập.

B. Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam được thành lập.

C. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời.

D. Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết.

Câu hỏi 90 :

Trong cuộc đấu tranh chống chiến lược “Việt Nam hóa Chiến tranh” của Mĩ, quân dân miền Nam Việt Nam đã đạt được thắng lợi chính trị nào dưới đây?

A. Thành lập Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. 

B. Tập hợp mọi lực lượng yêu nước trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

C. Thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

D. Buộc Mĩ phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận tới bàn đàm phán ở Pari.

Câu hỏi 91 :

Mĩ buộc phải tuyên bố chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam (lần thứ nhất) sau thất bại trong 

A. trận Điện Biên Phủ trên không của quân dân Hà Nội.  

B. cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của lực lượng cách mạng Việt Nam. 

C. cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân của lực lượng cách mạng Việt Nam. 

D. trận Vạn Tường (Quảng Ngãi) của quân dân miền Nam Việt Nam.

Câu hỏi 92 :

Thắng lợi của quân dân miền Bắc Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất đã

A. góp phần làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ.  

B. buộc Mĩ phải rút quân về nước.  

C. buộc Mĩ phải kí kết hiệp định Pari.  

D. đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của Mĩ.

Câu hỏi 93 :

Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam ở miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược?

A. Tiến công chiến lược năm 1972.

B. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968. 

C. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.

D. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

Câu hỏi 94 :

Ngày 31/3/1968, bất chấp sự phản đối của chính quyền Sài Gòn, Tổng thống Mĩ Giônxơn tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 20 trở ra, không tham gia tranh cử Tổng thống nhiệm kì thứ hai; sẵn sàng đàm phán với Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để đi đến kết thúc chiến tranh. Những động thái đó chứng tỏ: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã

A. buộc Mĩ phải giảm viện trợ cho chính quyền và quân đội Sài Gòn. 

B. làm cho ý chí xâm lược của đế quốc Mĩ ở Việt Nam bị sụp đổ hoàn toàn. 

C. làm khủng hoảng sâu sắc hơn quan hệ giữa Mĩ và chính quyền Sài Gòn.

D. buộc Mĩ phải xuống thang trong chiến tranh xâm lược Việt Nam. 

Câu hỏi 95 :

Biện pháp cơ bản được Mĩ thực hiện xuyên suốt trong các chiến lược chiến tranh ở miền Nam Việt Nam (1961 - 1973) là

A. tiến hành chiến tranh tổng lực.

B. ra sức chiếm đất, giành dân. 

C. sử dụng quân đội đồng minh.

D. sử dụng quân đội Mĩ làm nòng cốt. 

Câu hỏi 96 :

Trong chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" của Mĩ ở miền Nam Việt Nam, lực lượng nào dưới đây đóng vai trò chủ lực?

A. Quân đội Mĩ.

B. Quân đội Sài Gòn.

C. Quân đội các nước đồng minh của Mĩ.  

D. Quân đội Sài Gòn và quân đồng minh của Mĩ.

Câu hỏi 97 :

Mĩ tiến hành chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" ở miền Nam Việt Nam nhằm thực hiện âm mưu cơ bản là

A. "tách dân khỏi lực lượng quân giải phóng".

B. "dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương".

C. "biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới".

D. "dùng người Việt đánh người Việt".

Câu hỏi 98 :

Tiến hành chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" ở miền Nam Việt Nam, Mĩ nhằm thực hiện âm mưu chiến lược nào?

A. Tách rời nhân dân với phong trào cách mạng.

B. Chia cắt lâu dài nước Việt Nam. 

C. Cô lập lực lượng vũ trang cách mạng.   

D. Dùng người Việt đánh người Việt

Câu hỏi 99 :

Cuộc hành quân mang tên “Ánh sáng sao” nhằm thí điểm cho chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ diễn ra ở

A. Núi Thành (Quảng Nam).

B. Chu Lai (Quảng Nam).

C. Vạn Tường (Quảng Ngãi).    

D. Ấp Bắc (Mĩ Tho).

Câu hỏi 100 :

Điểm giống nhau giữa Hiêp̣ định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam là

A. quân đội nước ngoài rút khỏi Việt Nam từ ngày ký hiệp định.

B. được kí kết trong bối cảnh có sự hòa hoãn giữa các nước lớn.

C. có sự tham gia đàm phán và cùng ký kết của các cường quốc.  

D. quy định việc tập kết, chuyển quân và chuyển giao khu vực.

Câu hỏi 101 :

Một trong những chiến thắng của quân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) của Mĩ là

A. Núi Thành (Quảng Nam).

B. An Lão (Bình Định). 

C. Ba Gia (Quảng Ngãi).

D. Đồng Xoài (Bình Phước). 

Câu hỏi 102 :

Nội dung nào dưới đây là một trong những điểm khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mĩ ở Việt Nam?

A. Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới.  

B. Nằm trong chiến lược toàn cầu “Phản ứng linh hoạt”.

C. Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc với quy mô lớn.

D. Dựa vào viện trợ kinh tế và quân sự của Mĩ.

Câu hỏi 103 :

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân dân Việt Nam không tác động đến việc Mĩ phải

A. tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam.

B. tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam.

C. ngừng ném bom phá hoại miền Bắc Việt Nam.

D. thừa nhận sự thất bại của chiến lược "chiến tranh cục bộ".

Câu hỏi 104 :

Thắng lợi nào của quân dân miền Nam Việt Nam đã mở đầu cao trào "tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt"?

A. Ấp Bắc (Mĩ Tho).

B. Núi Thành (Quảng Nam).

C. An Lão (Bình Định).  

D. Vạn Tường (Quảng Ngãi).

Câu hỏi 105 :

Trong thời kì 1954 - 1975, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam Việt Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam vì cuộc cách mạng này

A. bảo vệ vững chắc hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

B. làm thất bại hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mĩ.

C. trực tiếp xóa bỏ ách áp bức, bóc lột của địa chủ và tư sản miền Nam.

D. trực tiếp đánh đổ ách thống trị của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.

Câu hỏi 106 :

Hoàn cảnh lịch sử nào sau Hiệp định Pari (1973) có tác động trực tiếp đến tình hình miền Bắc Việt Nam?  

A. Quân đội viễn chinh Mĩ và quân đồng minh rút về nước.

B. So sánh lực lượng trên chiến trường có lợi cho cách mạng.

C. Mĩ chấm dứt chiến tranh phá hoại, miền Bắc trở lại hòa bình.

D. Mĩ tiếp tục thực hiện cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc.

Câu hỏi 107 :

Toán lính Mĩ cuối cùng rút khỏi miền Nam Việt Nam vào ngày :

A. 21 - 7 - 1973       

B. 29 - 7 - 1973

C. 27 - 3 -1973       

 D. 29 - 3 - 1973

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK