Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Lịch sử 40 câu trắc nghiệm ôn tập HK2 môn Lịch sử lớp 12

40 câu trắc nghiệm ôn tập HK2 môn Lịch sử lớp 12

Câu hỏi 1 :

Chủ trương đổi mới của Đại hội VI (12/1986) là

A. ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lí trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.

B. thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

C. phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường.

D. phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lí của nhà nước.

Câu hỏi 2 :

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định nhiệm vụ trước mắt của kế hoạch 5 năm 1986 – 1990 là

A. thực hiện mục tiêu của ba chương trình kinh tế lớn.

B. đổi mới toàn diện đồng bộ về kinh tế, chính trị.

C. xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.

D. đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước.

Câu hỏi 3 :

Sau đại thắng mùa Xuân 1975, nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của cả nước ta là

A. khắc phục hậu quả của chiến tranh, ổn định phát triển kinh tế.

B. ổn định tình hình chính trị ở miền Nam.

C. thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

D. mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.

Câu hỏi 4 :

Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung lần thứ hai trên cả nước được được tiến hành vào

A. ngày 21/11/1975

B. ngày 21/11/1976

C. ngày 24/6/1976

D. ngày 25/4/1976

Câu hỏi 5 :

chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975 - 1976, Bộ Chính trị nhấn mạnh điều gì?

A. “cả năm 1975 là yếu tố thuận lợi”.

B. “cả năm 1975 là thời cơ”.

C. “cả năm 1975 là cơ hội khách quan”.

D. “cả năm 1975 là cơ hội vàng”.

Câu hỏi 6 :

Thắng lợi nào của quân dân ta đã buộc Mĩ thừa nhận thất bại hoàn toàn trong loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới ở miền Nam Việt Nam?

A. Hiệp định Pari năm 1973.

B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.

C. Trận “Điện Biên Phủ trên không” (1972). 

D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

Câu hỏi 7 :

Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước sang giai đoạn

A. từ tiến công chiến lược phát triển nhanh thành tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.

B. tiến công chiến lược trên quy mô rộng khắp ở Tây Nguyên.

C. tiến công chiến lược ở thành thị giải phóng các đô thị lớn.

D. tiến công chiến lược ở nông thôn và thành thị, giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Câu hỏi 8 :

Hội nghị lần thứ 21 của Ban chấp hành Trung ương Đảng họp 7/1973, đã xác định nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam Việt Nam trong giai đoạn hiện tại là gì?

A. Bảo vệ vùng giải phóng.

B. Bảo vệ những thành quả của cách mạng.

C. Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

D. Đánh đổ tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu.

Câu hỏi 9 :

Điểm giống nhau giữa chiến lược chiến tranh của Mĩ: “Việt Nam hóa chiến tranh” với chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là

A. quân Mĩ giữ vai trò quan trọng.

B. quân đội Sài Gòn là lực lượng chủ yếu.

C. đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới.

D. đều tiến hành chiến tranh xâm lược ở miền Nam Việt Nam.

Câu hỏi 10 :

Chiến thắng nào của quân ta đã được coi là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ”?

A. Chiến thắng Núi Thành.

B. Chiến thắng Bình Giã.

C. Chiến thắng mùa khô 1965 – 1966. 

D. Chiến thắng Vạn Tường.

Câu hỏi 11 :

Điều khoản nào của Hiệp định Pari năm 1973 có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của cách mạng nước ta?

A. Hai bên ngừng bắn và giữ nguyên vị trí ở miền Nam.

B. Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị.

C. Các bên thừa nhận thực tế ở miền Nam có hai chính quyền.

D. Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân các nước đồng minh.

Câu hỏi 12 :

Mĩ và chính quyền Sài Gòn coi “xương sống” của “Chiến tranh đặc biệt” là gì?

A. Chương trình bình định. 

B. Chiến thuật “trực thăng vận”.

C. Quân đội Sài Gòn.

D. “Ấp chiến lược”.

Câu hỏi 13 :

Quân Mĩ giữ vai trò như thế nào trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965)?

A. Lực lượng chủ yếu.

B. Cố vấn chỉ huy.

C. Lực lượng hỗ trợ.

D. Lực lượng phòng bị.

Câu hỏi 14 :

Chiến thắng của ta đã mở đầu cho cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” là

A. Chiến thắng Vạn Tường.

B. Chiến thắng Ấp Bắc.

C. Chiến thắng Bình Giã. 

D. Chiến thắng Ba Gia.

Câu hỏi 15 :

Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào “Đồng Khởi” (1959 – 1960) là

A. giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ ở miền Nam.

B. làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.

C. đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

D. thức tỉnh lực lượng tay sai miền Nam.

Câu hỏi 16 :

Trong bước thứ nhất của kế hoạch Nava thu đông 1953 – 1954, quân Pháp giữ thế phòng ngự chiến lược ở

A. Bắc Bộ, tiến công chiến lược để bình định Trung Bộ và Nam Đông Dương.

B. Trung Bộ và Nam Đông Dương, tiến công Bắc Bộ.

C. cả hai miền Nam Bắc.

D. Nam Đông Dương.

Câu hỏi 17 :

Điểm chung trong kế hoạch Rơve năm 1949, kế hoạch Đờ Lát Đơ tátxinhi năm 1950 và kế hoạch Nava năm 1953 là

A. bảo vệ chính quyền Bảo Đại do Pháp lập ra.

B. kết thúc chiến tranh trong danh dự.

C. muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh.

D. phô trương thanh thế, tiềm lực, sức mạnh.

Câu hỏi 18 :

Chiến thắng nào sau đây của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) được Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá như là cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử dân tộc?

A. Cuộc chiến đấu các đô thị bắc vĩ tuyến 16 (1946).

B. Chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947.

C. Chiến thắng Biên giới thu-đông 1950.

D. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.

Câu hỏi 19 :

Điện Biên Phủ được đánh giá như thế nào?

A. Có vị trí xung yếu ở Đông Dương.

B. Có vị trí then chốt ở Đông Dương.

C. Có vị trí then chốt ở Việt Nam.

D. Có vị trí then chốt ở Đông Dương và cả Đông Nam Á.

Câu hỏi 20 :

Đâu là kết quả lớn nhất của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954)?

A. Làm thất bại hoàn toàn âm mưu kéo dài chiến tranh của Pháp - Mĩ.

B. Tiêu diệt và bắt sống 16200 tên địch, hạ 62 máy bay thu nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại khác của Pháp và Mĩ.

C. Giải phóng 4000km đất đai và 40 vạn dân.

D. Đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va, làm xoay chuyển cục diện chiên tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao.

Câu hỏi 21 :

Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)?

A. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, quân sự, kháng chiến đúng đắn.

B. Truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc.

C. Có hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân vững chắc.

D. Tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương và sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ thế giới.

Câu hỏi 22 :

Tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức có từ khi nào?

A. Từ ngày 7/2/1976.

B. Từ ngày 2/7/1975.

C. Từ ngày 30/2/1975.

D. Từ ngày 2/7/1976.

Câu hỏi 23 :

Trọng tâm của đường lối đổi mới theo chủ trương của Đảng ta là

A. kinh tế

B. kinh tế, chính trị

C. chính trị

D. tư tưởng văn hóa

Câu hỏi 24 :

Vì sao Việt Nam phải tiến hành sự nghiệp đổi mới đất nước (từ năm 1986)?

A. Các nước công nghiệp mới đạt nhiều thành tự sau cải cách.

B. Xu thế quốc tế hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên thế giới.

C. Cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội ở Việt Nam diễn ra trầm trọng.

D. Liên Xô và các nước Đông Âu tiến hành công cuộc cải tổ, cải cách.

Câu hỏi 25 :

Sự kiện ngày 12/3/1975 đã phản ánh diễn biến nào dưới đây?

A. Quân ta đánh nghi binh ở Plâyku và Kon Tum nhằm thu hút lực lượng địch.

B. Quân ta tiến công Buôn Ma Thuột.

C. Địch phản công chiếm lại nhưng thất bại.

D. Tây Nguyên rộng lớn với 60 vạn dân đã được hoàn toàn giải phóng.

Câu hỏi 26 :

Vị tổng thống cuối cùng của chính quyền ngụy quyền Sài Gòn là ai?

A. Nguyễn Văn Thiệu.

B. Nguyễn Văn Hương.

C. Dương Văn Minh.

D. Nguyễn Cao Kì.

Câu hỏi 27 :

Giờ phút lịch sử báo hiệu chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) toàn thắng là

A. 11 giờ 25 phút ngày 2/5/1975.

B. 11 giờ 30 phút ngày 28/4/1975.

C. 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975.

D. 11 giờ 30 phút ngày 29/4/1975.

Câu hỏi 28 :

Sau khi ta giải phóng Tây Nguyên (24/3/1975) khiến cho ngụy quyền rơi vào tình trạng

A. co cụm về Sài Gòn.

B. Huế và Sài Gòn rơi vào thế cô lập.

C. bị cô lập tại Huế và Đà Nẵng.

D. khủng hoảng triền miên.

Câu hỏi 29 :

Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định (1975) Bộ Chính trị quyết định mang tên là

A. “Chiến dịch giải phóng miền Nam”. 

B. “Chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định”.

C. “Chiến dịch giải phóng Sài Gòn”.

D. “Chiến dịch Hồ Chí Minh”.

Câu hỏi 30 :

Sau chiến thắng Phước Long (1/1975), thái độ của ngụy quyền thế nào?

A. Phản ứng mạnh, đưa quân chiếm lại song thất bại.

B. Phản ứng mạnh, đưa quân đi đánh và giành lại được Phước Long.

C. Giành lại được 1 số vùng đất ở tỉnh Phước Long.

D. Đe dọa ta mạnh mẽ.

Câu hỏi 31 :

Kết quả lớn nhất của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI (7/1976) nước Việt Nam thống nhất là: 

A. hoàn thành việc thống nhất về mặt lãnh thổ.

B. hoàn thành việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

C. hoàn thành việc bầu ra các cơ quan của Quốc hội.

D. hoàn thành việc bầu ra Ban Dự thảo Hiến pháp.

Câu hỏi 32 :

Thành tựu trong lĩnh vực tài chính của công cuộc đổi mới trong 5 năm (1986 – 1990) là

A. phát hành tiền mới.

B. cung cấp đủ vốn cho hoạt động sản xuất và kinh doanh.

C. kìm chế được một bước đà lạm phát.

D. giữ được tỉ giá đồng Việt Nam với các đồng tiền khác.

Câu hỏi 33 :

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta (1954 – 1975) đã mở ra kỉ nguyên

A. đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

B. chuyển lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

C. độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.

D. mở ra thời kì do nhân dân lao động làm chủ đất nước.

Câu hỏi 34 :

Đầu năm 1975, quân dân ta ở miền Nam Việt Nam giành chiến thắng vang dội ở

A. Quảng Trị.

B. Tây Nguyên.

C. Phước Long.

D. Tây Ninh.

Câu hỏi 35 :

Trong hơn 20 năm (1954- 1975) xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Bắc nước ta đã đạt được những thành tựu

A. xây dựng được những cơ sở vật chất – kĩ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội.

B. chuẩn bị xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.

C. xây dựng được toàn bộ cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.

D. bước vào giai đoạn đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Câu hỏi 36 :

Ưu thế về quân sự trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là

A. nhiều vũ khí hiện đại.

B. không quân, hải quân.

C. quân số đông, vũ khí hiện đại, hỏa lực mạnh.

D. thực hiện nhiều chiến thuật mới.

Câu hỏi 37 :

Cuối 1974 - đầu năm 1975, quân giải phóng miền Nam Việt Nam mở các đợt hoạt động quân sự ở

A. Tây Ninh và Đông Nam Bộ.

B. thành phố lớn ở miền Nam.

C. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

D. Tây Nguyên và ven biển miền Trung.

Câu hỏi 38 :

Những cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ đã để lại những hậu quả

A. cản trở công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

B. tàn phá nặng nề, gây hậu quả lâu dài đối với miền Bắc.

C. phải chuyển từ xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội sang chiến đấu bảo vệ miền Bắc.

D. phải thay đổi mục tiêu ở một số lĩnh vực.

Câu hỏi 39 :

Chiến thắng Vạn Tường ở Quảng Ngãi (8/1965) chứng tỏ quân ta có khả năng

A. đánh bại hoàn toàn quân Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

B. đánh thắng quân Mĩ trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

C. chiến thắng quân Mĩ trên mặt trận chính trị trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

D. chiến thắng Mĩ trên mặt trận ngoại giao trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

Câu hỏi 40 :

Tại sao Mĩ lại chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam Việt Nam?

A. Do Mĩ thất bại ở trận Vạn Tường (Quảng Ngãi).

B. Do cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) của quân dân ta.

C. Mĩ thất bại trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (1965- 1968).

D. Mĩ thất bại trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ’.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK