Trang chủ Đề thi & kiểm tra Khác Trắc nghiệm sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng đề số 33 (có đáp án)

Trắc nghiệm sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng đề số 33 (có đáp án)

Câu hỏi 11 :

Hệ số kiên cố theo Prô-tô-đia- cô- nốp fkp được sử dụng trong ngành xây dựng đường hầm như thế nào?

A. Chỉ sử dụng trong phương pháp mỏ truyền thống.

B. Sử dụng để chọn vị trí cửa hầm và khoảng cách giữa hai hầm đơn song song.

C. Chỉ sử dụng trong Tiêu chuẩn thiết kế TCVN4527-88.

D. Khi phương pháp NATM trở thành phổ biến không nên quan tâm đến khái niệm này nữa.

Câu hỏi 12 :

Vì sao các tính toán trong thiết kế đường hầm thi công theo công nghệ NATM lại dựa trên phương pháp phân loại địa chất RMR?

A. Phương pháp RMR cung cấp biểu đồ Bienniawcki quan hệ giữa RMR và thời gian tự đứng vững.

B. Do thông qua chỉ số RMR có thể tính được áp lực pa tác dụng lên kết cấu chống đỡ.

C. Phương pháp RMR chỉ dẫn cách chọn chiều dày lớp bê tông phun và khoảng cách neo.

D. Phương pháp RMR cung cấp cách chọn sơ bộ chiều dày lớp bê tông vỏ hầm.

Câu hỏi 13 :

Công cụ dùng để biểu diễn hệ thống khe nứt của khối đá trong báo cáo khảo sát địa chất công trình khu vực đường hầm là gì?

A. Đồ thị hoa hồng

B. Đồ thị Xavarenxki

C. Đồ thị vòng tròn lớn

D. Một trong ba loại trên

Câu hỏi 14 :

Vì sao nói chỉ số RQD được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu địa chất của khối đá?

A. Vì RQD đặc trưng cho tính chất nứt nẻ của khối đá

B. Vì thông qua RQD để đánh giá độ bền của khối đá

C. Vì sử dụng RQD để phân loại địa chất khối đá

D. Vì người ta sử dụng chỉ số này trong hầu hết các phương pháp phân loại địa chất khối đá

Câu hỏi 15 :

Đường cong Fenner-Pacher phản ánh mối quan hệ nào sau đây?

A. Giữa áp lực lên biên hang và chuyển vị vách hang đào

B. Giữa tỉ lệ áp lực sau giải phóng ứng suất tác dụng lên kết cấu chống đỡ và chuyển vị vách hang đào

C. Giữa áp lực tác dụng lên kết cấu chống đỡ và chuyển vị vách hang đào

D. Giữa áp lực tác dụng lên kết cấu và biến dạng tương đối của vách hang đào

Câu hỏi 16 :

Hãy cho biết biện pháp xác định áp lực từ biên hang tác dụng lên kết cấu chống đỡ trong thiết kế đường hầm thi công theo công nghệ NATM.

A. Từ công thức của Fenner-Labasse.

B. Từ công thức thực nghiệm của phương pháp phân loại địa chất RMR.

C. Từ đường cong Fenner-Pacher.

D. Từ đường cong quan hệ Pa-U.

Câu hỏi 17 :

Hãy cho biết tải trọng do đất đá tác dụng lên kết cấu vỏ hầm bê tông theo quan điểm của phương pháp công nghệ NATM.

A. Tải trọng này bằng không vì đã do kết cấu neo và bê tông phun chịu hết tác dụng của đất đá xung quanh hang đào.

B. Tải trọng này bằng không vì áp lực hướng tâm tại bề mặt vách hang đào luôn bằng không.

C. Tải trọng này bằng không vì đã giải phóng hết để cho vành đất đá mang tải xung quanh hang đào chịu.

D. Là phần còn lại của áp lực hướng tâm tác dụng lên biên hang sau giải phóng ứng suất.

Câu hỏi 18 :

Trong điều kiện địa chất bình thường, chiều dày của lớp bê tông vỏ hầm thi công theo phương pháp công nghệ NATM được lựa chọn dựa trên căn cứ nào?

A. Theo yêu cầu cấu tạo

B. Theo yêu cầu chịu lực

C. Theo cấu tạo, có kiểm toán đảm bảo yêu cầu chịu lực

D. Theo công thức kinh nghiệm

Câu hỏi 19 :

Hãy phân biệt hai khái niệm khổ giới hạn trong đường hầm và tĩnh không hầm.

A. Là một khái niệm, khác nhau về cách gọi tên

B. Là hai khái niệm khác nhau

C. Tĩnh không là những kích thước chính của khổ giới hạn

D. Tĩnh không trong hầm là khổ giới hạn trên đường cộng với những khoảng mở rộng cần thiết

Câu hỏi 20 :

Rãnh dọc trong đường hầm xuyên núi có sử dụng lớp chống thấm được bố trí để thoát nước ngầm hay thoát nước mặt?

A. Thoát nước ngầm là chính

B. Thoát nước mặt là chính vì nước ngầm đã được chống thấm

C. Đồng thời thoát cả nước ngầm và nước mặt

D. Có hai hệ thống rãnh dọc riêng cho thoát nước ngầm và cho nước mặt

Câu hỏi 22 :

Một bước quan trọng trong trong thiết kế đường hầm là xây dựng đường khuôn hầm. Hãy cho biết khuôn hầm là gì?

A. Là ván khuôn của vỏ hầm

B. Là tĩnh không trong hầm

C. Là đường cong viền kín bề mặt bên trong của vỏ hầm

D. Là khổ giới hạn trong đường hầm

Câu hỏi 24 :

Vỏ hầm đường bộ hình móng ngựa được xây dựng từ loại đường cong nào sau đây?

A. Nửa đường tròn phần vòm và hai đoạn tường thẳng

B. Đường cong 3 tâm

C. Đường cong 5 tâm

D. Quá nửa đường tròn bán kính R

Câu hỏi 25 :

Đoạn mở rộng của đường hầm có lề dừng đỗ khẩn cấp được vuốt nối với đoạn không mở rộng như thế nào?

A. Mở giật cấp 90°

B. Mở rộng dần trên chiều dài đoạn chuyển tiếp 10m.

C. Mở rộng dần trên đoạn chuyển tiếp 12m.

D. Mở rộng dần trên đoạn chuyển tiếp 15m

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK