Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý Trường THPT Lương Hữu Phước

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý Trường THPT Lương Hữu Phước

Câu hỏi 1 :

Chọn câu trả lời đúng khi nói về dao động điều hòa:

A. Chu kì dao động của con lắc lò xo có khối lượng m, độ cứng k là \(T = 2\pi \sqrt {\frac{k}{m}} \)

B. Chu kì dao động của con lắc đơn có chiều dài l tại nơi có gia tốc trọng trường g là \(T = 2\pi \sqrt {\frac{g}{\ell }} \) 

C. Tốc độ cực đại của chất điểm dao dộng điều hòa với biên độ A, tần số góc ω là vmax = ωA

D. Quãng đường vật đi được trong một phần tu chu kì luôn bằng biên độ A

Câu hỏi 2 :

Số prôtôn và số nơtron trong hạt nhân nguyên từ \(_{30}^{67}Zn\) lần lượt là:

A. 30 và 37 

B. 37 và 30

C. 67 và 30

D. 30 và 67

Câu hỏi 4 :

Một máy biến áp lí tưởng có số vòng dây ở cuộn sơ cấp là N1, ở cuộn thứ cấp là N2. Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp điện áp U1 thì điện áp ở cuộn thứ cấp là:

A. \({U_2} = {U_1}\frac{{{N_1}}}{{{N_2}}}\).  

B. \({U_2} = {U_1}\frac{{{N_2}}}{{{N_1}}}\).  

C. \({U_2} = {U_1}\). 

D. \({U_2} = 2{U_1}\).

Câu hỏi 5 :

Đặt điện áp xoay chiều u = U0cosωt vào hai đầu một đoạn mạch gồm tụ điện và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L mắc nối tiếp. Tổng trở của đoạn mạch là:

A. \(\sqrt {{C^2} + {L^2}} \).    

B. \(\sqrt {{{\left( {\omega L} \right)}^2} - {{\left( {\frac{1}{{\omega C}}} \right)}^2}} \).  

C. \(\sqrt {{{\left( {\omega L} \right)}^2} + {{\left( {\frac{1}{{\omega C}}} \right)}^2}} \).  

D. \(\left| {\omega L - \frac{1}{{\omega C}}} \right|\).

Câu hỏi 7 :

1 chất điểm dddh với phương trình gia tốc a = 160cos\(\left( {2\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)\)cm/s2. Lấy π2 = 10. Chọn câu trả lời đúng:

A. Tần số góc của dao động bằng 1 Hz

B. Chu kì của dao động bằng 2π s

C. Pha ban đầu của dao động bằng π/3rad

D. Biên độ của dao dộng bằng 4cm

Câu hỏi 8 :

Khi nói về sóng cơ học, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Sóng cơ học là sự lan truyền dao động cơ học trong môi trường vật chất.

B. Sóng cơ học truyền được trong tất cả các môi trường rắn, lỏng, khí và chân không.

C. Sóng cơ học có phương dao dộng vuông góc với phương truyền sóng là sóng ngang.

D. Sóng âm truyền trong không khí là sóng dọc.

Câu hỏi 10 :

Đại lượng không phải là đặc trưng vật lý của âm?

A. Cường độ âm

B. Độ cao của âm

C. Tần số âm 

D. Mức cường độ âm

Câu hỏi 11 :

Câu nào đúng. Sóng điện từ

A. là sóng dọc hoặc sóng ngang.

B. là điện từ trường lan truyền trong không gian.

C. có thành phần diện trường và thành phần từ trường tại một điểm dao động cùng phương.

D. không truyền được trong chân không.

Câu hỏi 13 :

Hiện tượng nhiễu xạ và giao thoa ánh sáng chứng tỏ ánh sáng

A. có tính chất sóng

B. có tính chất hạt 

C. là sóng dọc

D. luôn truyền thẳng

Câu hỏi 14 :

Chiếu một chùm sáng đơn sắc hẹp tới mặt bên của một lăng kính thủy tinh đặt trong không khí. Khi đi qua lăng kính, chùm sáng này

A. không bị tán sắc 

B. bị thay đổi tần số

C. bị đổi màu  

D. không bị lệch phương truyền

Câu hỏi 16 :

Theo thuyết của Anh-xtanh về lượng tử ánh sáng, phôtôn ứng với mỗi ánh sáng đơn sắc có năng lượng càng lớn nếu ánh sáng đơn sắc đó có

A. bước sóng càng lớn  

B. tốc độ truyền càng lớn

C. tần số càng lớn

D. chu kì càng lớn

Câu hỏi 18 :

Khi nghiên cứu quang phổ của các chất, chất nào dưới đây khi bị nung nóng đến nhiệt độ cao thì không phát ra quang phổ liên tục?

A. Chất lỏng 

B. Chất rắn

C. Chất khí ở áp suất lớn

D. Chất khí ở áp suất thấp

Câu hỏi 19 :

Chọn câu sai về các tia bức xạ:

A. Tính chất nổi bật của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt

B. Tính chất nổi bật của tia X là khả năng đâm xuyên

C. Tia tử ngoại được đùng để chữa bệnh còi xương

D. Tia hồng ngoại là bức xạ có λ > 0,76 μm và có màu hồng

Câu hỏi 23 :

Độ bền vững của hạt nhân phụ thuộc vào:                                                            

A. Năng lượng liên kết     

B. Độ hụt khối

C. Tỉ số giữa độ hụt khối và số khối  

D. Khối lượng hạt nhân.

Câu hỏi 26 :

Trên một phương truyền sóng có hai điểm M và N cách nhau 80cm. Sóng truyền theo chiều từ M đến N với bước sóng là 1,6m. Coi biên độ của sóng không đổi trong quá trình truyền sóng. Biết phương trình sóng tại N là \(u = 8\cos \left[ {\frac{\pi }{4}\left( {t - 4} \right)} \right]\)  (cm) thì phương trình sóng tại M là:

A. \({u_M} = 8\cos \left[ {\frac{\pi }{4}\left( {t + 4} \right)} \right]\)(cm).  

B. \({u_M} = 8\cos \left[ {\frac{\pi }{4}\left( {t - 8} \right)} \right]\)(cm).

C. \({u_M} = 8\cos {\rm{ }}\frac{\pi }{4}\left( {t - 2} \right){\rm{ }})(cm).\)

D. \({u_M} = 8\cos \left( {\frac{\pi }{4}t} \right)\)(cm).

Câu hỏi 29 :

Một chất phóng xạ có hằng số phóng xạ λ. Ở thời điểm ban đầu có N0 hạt nhân. Số hạt nhân đã bị phân rã sau thời gian t là:

A. \({N_0}\left( {1 - \lambda t} \right)\). 

B. \({N_0}\left( {1 - {e^{ - \lambda t}}} \right)\).

C. \({N_0}.{e^{ - \lambda t}}\).  

D. \({N_0}\left( {1 - {e^{\lambda t}}} \right)\).

Câu hỏi 30 :

Cho phản ứng hạt nhân \(_2^4He + _7^{14}N \to _1^1H + _Z^AX\). Hạt nhân \(_Z^AX\) là:

A. \(_8^{16}O\). 

B. \(_9^{17}F\). 

C. \(_8^{17}O\).

D. \(_9^{19}F\). 

Câu hỏi 34 :

Hiện tượng nào dưới đây nhằm khẳng định ánh sáng có tính chất sóng?

A. Hiện tượng giao thoa ánh sáng   

B. Hiện tượng quang điện ngoài

C. Hiện tượng quang diện trong 

D. Hiện tượng quang phát quang

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK