Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Vật lý Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 10 năm 2020 trường THPT Đồng Đậu

Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 10 năm 2020 trường THPT Đồng Đậu

Câu hỏi 4 :

Trường hợp nào dưới đây có thể coi vật chuyển động như một chất điểm ?

A. Mặt Trăng tự quay quanh trục của nó

B. Một hành khách trên xe buýt

C. Hòn bi rơi từ trên cao xuống đất

D. Cái đu quay đang chuyển động quanh trục của nó

Câu hỏi 6 :

Chọn khẳng định đúng

A. Trong chuyển động thẳng chậm dần đều, gia tốc luôn cùng chiều với vận tốc.

B. Chuyển động thẳng biến đổi đều  có gia tốc tăng hoặc giảm đều theo thời gian.

C. Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều có vận tốc giảm đều theo thời gian.

D. Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, gia tốc luôn cùng chiều với vận tốc.

Câu hỏi 8 :

Một vật đứng yên

A. Khi vị trí của nó so với vật cố định là không đổi

B. Khi khoảng cách của nó đến một vật cố định là không đổi

C. Khi vị trí của nó so với vật khác là không đổi

D. Khi khoảng cách của nó đến vật khác là không đổi

Câu hỏi 10 :

Chỉ ra phát biểu sai

A. Gia tốc rơi tự do ở các nơi khác nhau trên Trái Đất thì khác nhau

B. Gia tốc rơi tự do ở các độ cao khác nhau so với mặt đất thì khác nhau

C. Gia tốc rơi tự do của các vật có khối lượng khác nhau thì luôn khác nhau

D.  Gia tốc rơi tự do không phụ thuộc vào kích thước và khối lượng của vật

Câu hỏi 11 :

Trong chuyển động tròn đều vecto vận tốc dài có

A. phương không đổi và luôn vuông góc với bán kính quỹ đạo.

B. độ lớn thay đổi và có phương trùng với tiếp tuyến quỹ đạo.

C. độ lớn không đổi và có phương trùng với tiếp tuyến quỹ đạo.

D. độ lớn không đổi và có phương trùng với bán kính quỹ đạo.

Câu hỏi 13 :

Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng x = 10 + 60t (km, h). Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào so với gốc tọa độ và với vận tốc bằng bao nhiêu?

A. Từ điểm cách gốc tọa độ 60 km với vận tốc 10 km/h.

B. Từ gốc tọa độ với vận tốc 60 km/h.

C. Từ điểm cách gốc tọa độ 10 km với vận tốc 60 km/h.

D. Từ gốc tọa độ với vận tốc 10 km/h.

Câu hỏi 14 :

Trong các phương trình sau, phương trình chuyển động thẳng chậm dần đều là

A. x = t² + 4t – 10 

B. x = –0,5t – 4.

C. x = 5t² – 20t + 5  

D. x = 10 + 2t + t²

Câu hỏi 16 :

Sự rơi tự do là sự chuyển động của vật khi

A. không có lực tác dụng.

B. tổng các lực tác dụng lên vật bằng không.

C. vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực với vận tốc ban đầu bằng không.

D. bỏ qua lực cản của không khí.

Câu hỏi 17 :

Trạng thái đứng yên hay chuyển động có tính tương đối vì trạng thái chuyển động

A. được quan sát ở nhiều thời điểm khác nhau.

B. được xác định bởi nhiều người quan sát khác nhau.

C. được quan sát trong nhiều hệ quy chiếu khác nhau.

D. được quan sát trong nhiều hệ quy chiếu khác nhau.

Câu hỏi 18 :

Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng x = 4t−10 (x đo bằng km; t đo bằng giờ). Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu?

A. Từ điểm O, với vận tốc 4 km/h

B. Từ điểm M, có tọa độ 10 km, với vận tốc 4 km/h 

C. Từ điểm O, với vận tốc 10 km/h

D. Từ điểm M, có tọa độ -10 km, với vận tốc 4 km/h

Câu hỏi 20 :

Một cánh quạt quay đều, trong mười phút quay được 1200 vòng. Chu kì, tần số quay của quạt là

A. 0,5 s và 2 vòng/s  

B. 1 phút và 1200 vòng/s  

C. 1 phút và 2 vòng/s 

D. 0,5 s và 200 vòng/s

Câu hỏi 25 :

Một hành khách ngồi trong tàu H, nhìn qua cửa sổ thấy tài N bên cạnh và gạch lát sân ga đều chuyển động như nhau. Hỏi tàu nào chuyển động so với sân ga

A. Tài H đứng yên, tàu N chạy

B. Tàu H chạy, tàu N đứng yên

C. Cả hai tàu đều chạy

D. Cả hai tàu đều đứng yên

Câu hỏi 26 :

Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, đại lượng nào sau đây không thay đổi theo thời gian ?

A. Gia tốc   

B. Tốc độ tức thời

C. Tọa độ    

D. Quãng đường đi

Câu hỏi 27 :

Phương trình nào sau đây biểu diễn chuyển động thẳng chậm dần đều ? (x tính bằng m; t tính bằng giây)

A. \({x = 20 - 3t - 2{t^2}}\)

B. \({x = 12 + 5t + 3{t^2}}\)

C. \({x = 100 - 10t}\)

D. \({x = 25 - 6t + 4{t^2}}\)

Câu hỏi 28 :

Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực thành phần có độ lớn F1 và F2 thì hợp lực \(\vec F\) của chúng luôn có độ lớn thỏa mãn hệ thức:
 

A. \(F = F_1^2 + F_2^2\)

B. \(\left| {{F_1} - {F_2}} \right| \le F \le {F_1} + {F_2}\)

C. \(F = {F_1} + {F_2}\)

D. \(F = \sqrt {F_1^2 + F_2^2} \)

Câu hỏi 33 :

Lực tác dụng và phản lực của nó luôn

A. khác nhau về bản chất    

B. cùng hướng với nhau

C. xuất hiện và mất đi đồng thời  

D. cân bằng nhau

Câu hỏi 35 :

Một vật có khối lượng 2,0 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Trong 0,05s đầu, vật đi được 80 cm. Hợp lực tác dụng vào vật và gia tốc mà nó thu được là

A. \({6,4{\mkern 1mu} N;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} 3,2{\mkern 1mu} m/{s^2}}\)

B. \({12,8{\mkern 1mu} N;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} 6,4{\mkern 1mu} m/{s^2}}\)

C. \({1,2N;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} 0,64{\mkern 1mu} m/{s^2}}\)

D. \({1280{\mkern 1mu} N;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} 640{\mkern 1mu} m/{s^2}}\)

Câu hỏi 38 :

Đặc trưng cho tác dụng của lò xo lên vật biểu hiện qua

A. lực đàn hồi

B. lực căng của khung kim loại

C. phản lực tác dụng lên vật

D. lực căng dây

Câu hỏi 39 :

Nếu lực ép giữa hai mặt tiếp xúc tăng lên n lần thì hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc

A. tăng lên n lần  

B. giảm đi n lần

C. không đổi 

D. tăng lên √n lần

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK