Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Vật lý Đề thi HK1 môn Vật Lý 10 năm 2020 trường THPT Nguyễn Thượng Hiền

Đề thi HK1 môn Vật Lý 10 năm 2020 trường THPT Nguyễn Thượng Hiền

Câu hỏi 2 :

Công thức nào dưới đây là công thức liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và quãng đường đi được củachuyển động thẳng nhanh dần đều?

A. \({v^2} - v_0^2 = 2a.s\)

B. \(v - {v_0} = \sqrt {2a.s} \)

C. \({v^2} + v_0^2 = 2a.s\)

D. \(v + {v_0} = \sqrt {2a.s} \)

Câu hỏi 5 :

Chuyển động thẳng đều là chuyển động thẳng trong đó

A. vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.

B. tọa độ không đổi theo thời gian.

C. quãng đường đi được không đổi theo thời gian.

D. vận tốc có độ lớn không đổi theo thời gian.

Câu hỏi 6 :

Quán tính của vật là tính chất của vật có

A. xu hướng biến dạng khi có lực tác dụng.

B. xu hướng thay đổi vận tốc chuyển động khi có lực tác dụng.

C. xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.

D. xu hướng bảo toàn gia tốc khi không có lực tác dụng.

Câu hỏi 9 :

Chuyển động của vật nào dưới đây được coi là sự rơi tự do:

A. Một mảnh vải   

B. Một sợi chỉ

C. Một viên sỏi   

D. Một chiếc lá

Câu hỏi 13 :

Phương trình chyển động của chuyển động thẳng đều có dạng:

A. \(x = {x_0} - v{t^2}\)

B. \(x = {x_0} + \frac{v}{t}\)

C. \(x = {x_0} + v{t^2}\)

D. \(x = {x_0} + vt\)

Câu hỏi 14 :

Phát biểu nào sau đây sai khi nói về chuyển động tròn đều?

A. Véc tơ gia tốc luôn hướng vào tâm quỹ đạo

B. Tốc độ góc không đổi

C. Quỹ đạo là đường tròn

D. Tốc độ dài thay đổi theo thời gian

Câu hỏi 17 :

Hệ quy chiếu bao gồm:

A. Vật làm mốc, hệ toạ độ, đồng hồ.

B. Vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian, đồng hồ.

C. Vật làm mốc, mốc thời gian, đồng hồ.

D. Hệ toạ độ, mốc thời gian, đồng hồ.

Câu hỏi 18 :

Khối lượng của một vật đặc trưng cho tính chất vật lí nào sau đây của của vật?

A. Vật chuyển động nhanh hay chậm.

B. Lượng vật chất nhiều hay ít.

C. Tính chất nặng hay nhẹ của vật.

D. Mức quán tính của vật lớn hay nhỏ.

Câu hỏi 19 :

Muốn cho một chất điểm cân bằng thì hợp lực của các lực tác dụng lên nó phải

A. thay đổi.   

B. khác không.

C. không đổi.  

D. bằng không.

Câu hỏi 20 :

Trạng thái đứng yên hay trạng thái chuyển động của vật có tính tương đối vì chuyển động của vật được quan sát:

A. trong các hệ quy chiếu khác nhau.

B. ở những thời điểm khác nhau.

C. ở những người quan sát khác nhau.

D. đối với các vật làm mốc khác nhau.

Câu hỏi 23 :

Biểu thức nào sau đây đúng với biểu thức của gia tốc hướng tâm?

A. \({a_{ht}} = \frac{{{\omega ^2}}}{r} = {v^2}r\)

B. \({a_{ht}} = \frac{{{v^2}}}{{{r^2}}} = \omega r\)

C. \({a_{ht}} = \frac{{{v^2}}}{r} = {\omega ^2}r\)

D. \({a_{ht}} = \frac{v}{r} = \omega r\)

Câu hỏi 24 :

Đại lượng đo bằng số vòng quay của vật chuyển động tròn đều trong một đơn vị thời gian là:

A. tần số của chuyển động tròn đều.

B. gia tốc hướng tâm.

C. tốc độ dài của chuyển động tròn đều.

D. chu kì quay.

Câu hỏi 28 :

Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều v=v0+at thì:

A.  v luôn dương.

B. a luôn dương. 

C. a luôn cùng dấu với v.

D. a luôn ngược dấu với v.

Câu hỏi 29 :

Đây là phát biểu của định luật nào: "gia tốc của một vật thu được tỉ lệ thuận với lực tác dụng lên vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật."

A. Định luật III Niutơn.

B. Định luật I Niutơn.

C. Định luật II Niutơn.

D. Định luật bảo toàn động lượng.

Câu hỏi 31 :

Chọn câu sai khi nói về chuyển động rơi tự do:

A. Chuyển động của người nhảy dù cũng là chuyển động rơi tự do.

B. Khi được coi là rơi tự do mọi vật chuyển động rơi giống nhau.

C. Vật rơi tự do không chịu sức cản của không khí.

D. Chuyển động rơi rự do là chuyển động nhanh dần đều.

Câu hỏi 32 :

Chọn đáp án đúng. Giả sử một vật đang trượt trên đường phẳng nhẵn mà đột nhiên mất hết các lực tác dụng vào vật thì:

A. vật sẽ chuyển động thẳng đều với vận tốc cũ

B. vật sẽ chuyển động chậm dần một thời gian rồi chuyển động tròn đều

C. vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại

D. vật dừng lại ngay.

Câu hỏi 33 :

Công thức quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều là:

A. \(S = {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2}\) ( a và v0 cùng dấu)

B. \(S = {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2}\) ( a và vtrái dấu)

C. \(x = {x_0} + {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2}\) ( a và v0 cùng dấu)

D. \(x = {x_0} + {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2}\)  ( a và v0 trái dấu)

Câu hỏi 34 :

Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống mặt đất. Công thức tính vận tốc v của vật rơi tự do là:

A. \(v = 2gh\)

B. \(v = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} \)

C. \(v = \sqrt {2gh} \)

D. \(v = \sqrt {gh} \)

Câu hỏi 35 :

Các công thức liên hệ giữa vận tốc dài với vận tốc góc và gia tốc hướng tâm với tốc độ dài của chất điểm chuyển động tròn đều là:

A. \(v = \omega r,{a_{ht}} = {v^2}r\)

B. \(v = \frac{\omega }{r},{a_{ht}} = \frac{{{v^2}}}{r}\)

C. \(v = \omega r;{a_{ht}} = \frac{{{v^2}}}{r}\)

D. \(v = \omega r;{a_{ht}} = \frac{v}{r}\)

Câu hỏi 36 :

Công thức cộng vận tốc:

A. \({{\vec v}_{1,3}} = {{\vec v}_{1,2}} + {{\vec v}_{2,3}}\)

B. \({{\vec v}_{1,3}} = {{\vec v}_{1,2}} - {{\vec v}_{3,2}}\)

C. \({{\vec v}_{2,3}} = - \left( {{{\vec v}_{2,1}} + {{\vec v}_{3,2}}} \right)\)

D. \({{\vec v}_{2,1}} = {{\vec v}_{2,3}} + {{\vec v}_{1,3}}\)

Câu hỏi 37 :

Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng: \(x = 10 + 60t\left( {x:km,t:h} \right)\). Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu?

A. Từ điểm O, với vận tốc 10km/h

B. Từ điểm O, với vận tốc 60km/h

C. Từ điểm M, cách O là 10 km, với vận tốc 5km/h

D. Từ điểm M, cách O là 10 km, với vận tốc 60km/h

Câu hỏi 39 :

Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều:

A. Có phương, chiều và độ lớn không đổi

B. Tăng đều theo thời gian

C. Bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động chậm dần đều

D. Chỉ có độ lớn không đổi

Câu hỏi 40 :

Rơi tự do thuộc dạng chuyển động nào?

A. Chuyển động thẳng đều

B. Chuyển động thẳng nhanh dần đều

C. Chuyển động thẳng chậm dần đều

D. Chuyển động tròn đều

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK