Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Vật lý Đề ôn tập Chương 3 môn Vật Lý 10 Trường THPT Trần Hưng Đạo

Đề ôn tập Chương 3 môn Vật Lý 10 Trường THPT Trần Hưng Đạo

Câu hỏi 2 :

Một chất điểm ở trạng thái cân bằng khi gia tốc của nó:

A. không đổi.

B. giảm dần.

C. tăng dần.

D. bằng 0.

Câu hỏi 3 :

Để xác định điều kiện cân bằng của chất điểm, người ta dựa vào định luật nào sau đây?

A. Định luật I Niu-tơn.

B. Định luật II Niu-tơn.

C. Định luật III Niu-tơn.

D. Tất cả đều đúng.

Câu hỏi 4 :

Một vật chịu tác dụng của hai lực \(\vec F_1\) và \(\vec F_2\), lực \(\vec F_1\) nằm ngang hướng sang phải có độ lớn 10 N. Để vật ở trạng thái cân bằng thì lực \(\vec F_2\) có đặc điểm là:

A. cùng giá, cùng chiều, có độ lớn 10 N.

B. nằm ngang, hướng sang trái, có độ lớn 10 N.

C. nằm ngang, hướng sang phải, có độ lớn 10 N.

D. cùng giá, hướng sang trái, độ lớn 10 N.

Câu hỏi 5 :

Một cây cột đồng chất khối lượng m được giữ bởi hai sợi dây L1, L2 như hình 17.1. Phản lực của mặt đất tác dụng lên cột

A. phụ thuộc vào lực căng các sợi dây nhưng không có thành phần nằm ngang.

B. phụ thuộc vào lực căng các sợi dây và có thành phần nằm ngang cũng phụ thuộc vào hệ số ma sát giữa cột và đất.

C. có một thành phần nằm ngang mà nó không phụ thuộc vào lực căng các sợi dây.

D. không thể mô tả bằng các câu trên.

Câu hỏi 6 :

Chọn phương án đúng.Muốn cho một vật đứng yên thì

A. hợp lực của các lực đặt vào vật không đổi.

B. hai lực đặt vào vật ngược chiều.

C. các lực đặt vào vật phải đồng quy.

D. hợp lực của các lực đặt vào vật bằng 0.

Câu hỏi 7 :

Đặc điểm của hệ ba lực cân bằng là

A. có giá đồng phẳng, có hợp lực bằng 0.

B. có giá đồng phẳng và đồng quy, có hợp lực khác 0.

C. có giá đồng quy, có hợp lực bằng 0.

D. có giá đồng phẳng và đồng quy, có hợp lực bằng 0.

Câu hỏi 14 :

Một giá treo được bố trí như hình vẽ:

A. m = 1,69kg, T = 16,9N

B. m = 2,29kg, T = 6,9N

C. m = 1,97kg, T = 16,2N

D. m = 4,69kg, T = 46,9N

Câu hỏi 16 :

Một thanh đồng chất có trọng lượng P được gắn vào tường nhờ một bản lề và được giữ nằm ngang bằng một dây treo thẳng đứng (Hình 18.1).Xét momen lực đối với bản lề. Hãy chọn câu đúng.

A. Momen của lực căng > momen của trọng lực

B. Momen của lực căng < momen của trọng lực

C. Momen của lực căng = momen của trọng lực

D. Lực căng của dây = trọng lượng của thanh.

Câu hỏi 25 :

Một vật rắn ở trạng thái cân bằng sẽ không quay khi tổng momen của lực tác dụng bằng 0. Điều này chỉ đúng khi mỗi momen lực tác dụng được tính đối với

A. trọng tâm của vật rắn.

B. trọng tâm hình học của vật rắn.

C. cùng một trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa lực

D. điểm đặt của lực tác dụng

Câu hỏi 36 :

Nhận xét nào dưới đây về hợp lực của hai lực song song và cùng chiều là không đúng?

A. Nếu ℓ là khoảng cách giữa hai giá của hai lực thành phần là ℓ1, ℓ2 là những đoạn chia trong (ℓ = ℓ1 + ℓ2) thì giữa các lực thành phần F1, F2 và F có hệ thức: F1/ F2 =   ℓ1 / ℓ2

B. Hợp lực hướng cùng chiều với chiều của hai lực thành phần.

C. Hợp lực có giá nằm trong khoảng cách giữa hai giá của hai lực thành phần và chia thành những đoạn tỉ lệ thuận với hai lực ấy.

D. Độ lớn của hợp lực bằng tổng giá trị tuyệt đối độ lớn của hai lực thành phần.

Câu hỏi 37 :

Tìm kết luận sai khi nói về momen lực:

A. Momen lực có giá trị khác 0 khi giá của lực cắt trục quay.

B. Momen lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay vật của lực có độ lớn bằng tích độ lớn của lực và chiều dài tay đòn của nó.

C. Momen của ngẫu lực chỉ phụ thuộc vào độ lớn của lực và tay đòn của ngẫu lực, trái lại không phụ thuộc vào vị trí của trục quay vuông góc với mặt phẳng của ngẫu lực.

D. Điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định là tổng các momen lực làm vật quay theo chiều kim đồng hồ bằng tổng các momen lực làm vật quay theo chiều ngược lại.

Câu hỏi 38 :

Tìm phát biểu sai về trọng tâm của một vật rắn.

A. Luôn nằm trên vật.

B. Luôn nằm trên phương của dây treo khi vật được treo bằng một sợi dây.

C. Không dịch chuyển so với vật.

D. Là điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật.

Câu hỏi 39 :

Khi không có chuyển động quay muốn cho một vật đứng yên thì hợp lực của các lực đặt vào nó có giá trị như thế nào?

A. Bằng 0.

B. Không đổi.

C. Xác định theo quy tắc hình bình hành.

D. Bất kì (khác 0).

Câu hỏi 40 :

Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về trọng tâm của vật rắn?

A. Lực tác dụng vào vật có giá đi qua trọng tâm sẽ làm cho vật chuyển động quay.

B. Trọng tâm của vật luôn đặt tại một điểm nằm trên vật.

C. Trọng tâm là điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật.

D. Lực tác dụng lên vật có giá đi qua trọng tâm sẽ làm cho vật vừa quay vừa tịnh tiến.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK