Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Vật lý Đề ôn tập Chương 3 môn Vật Lý 10 Trường THPT Diên Hồng

Đề ôn tập Chương 3 môn Vật Lý 10 Trường THPT Diên Hồng

Câu hỏi 4 :

Một người gánh 2 thúng, thúng gạo nặng 300N, thúng ngô nặng 200N. Đòn gánh dài 1,5m. Hỏi vai người ấy phải đặt ở điểm nào để đòn gánh cân bằng và vai chịu một lực là bao nhiêu? Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh.

A. cách đầu treo thúng gạo 60cm, vai chịu lực 500 N

B. cách đầu treo thúng gạo 30cm, vai chịu lực 300 N

C. cách đầu treo thúng gạo 20cm, vai chịu lực 400 N

D. cách đầu treo thúng gạo 50cm, vai chịu lực 600 N

Câu hỏi 7 :

Một khối trụ có thể lăn trên mặt bàn nằm ngang với trọng tâm của nó nằm trên tâm hình học. Cân bằng của khối trụ là:

A. cân bằng không bền.

B. cân bằng bền.

C. cân bằng phiếm định.

D. không thể cân bằng.

Câu hỏi 8 :

Một khối trụ có thể lăn trên mặt bàn nằm ngang với trọng tâm của nó nằm dưới tâm hình học. Cân bằng của khối trụ là:

A. cân bằng không bền.

B. cân bằng bền.

C. cân bằng phiếm định.

D. không thể cân bằng.

Câu hỏi 10 :

Một cái thước có trọng tâm ở G, được treo vào một cái đinh nhờ một lỗ O như ở hình 20.3. Trong mỗi Hình 1, 2 và 3, thước ở trạng thái vân bằng nào?

A. 1: bền ; 2: không bền ; 3: phiếm định.

B. 1: không bền ; 2: bền ; 3: phiếm định.

C. 1: phiếm định ; 2: không bền ; 3: bền.

D. 1: không bền ; 2: phiếm định ; 3: bền.

Câu hỏi 11 :

Một bán cầu bằng đồng (được vẽ màu sẫm) và một bán cầu bằng nhôm gắn với nhau thành một quả cầu. Hãy cho biết trạng thái của quả cầu ở ba vị trí trên hình 20.4

A. 1: cân bằng bền ; 2: cân bằng không bền ; 3: cân bằng phiếm định.

B. 1: cân bằng phiếm định ; 2: không cân bằng ; 3: cân bằng không bền.

C. 1: cân bằng bền ; 2: cân bằng phiếm định ; 3: cân bằng không bền.

D. 1: cân bằng bền ; 2: không cân bằng; 3: cân bằng không bền.

Câu hỏi 12 :

Một vật rắn ở trạng thái cân bằng sẽ không chuyển động tịnh tiến dưới tác dụng của các lực khi:

A. các lực tác dụng cùng đi qua trọng tâm.

B. các lực tác dụng từng đôi một trực đối.

C. các lực tác dụng phải đồng quy.

D. tổng các lực tác dụng phải bằng 0.

Câu hỏi 13 :

Một vật rắn ở trạng thái cân bằng sẽ không quay dưới tác dụng của các lực khi:

A. các lực tác dụng cùng đi qua trọng tâm.

B. các lực tác dụng từng đôi một trực đối.

C. các lực tác dụng phải đồng quy.

D. tổng momen của các lực tác dụng đối với cùng một trục quay phải bằng 0.

Câu hỏi 14 :

Một vật rắn chịu tách dụng đồng thời ba lực F1, F2, F3 như hình 21.1. G là vị trí trọng tâm của vật. Câu nào sau đây là đúng cho tình huống này?

A. Vật không chuyển động tịnh tiến, nhưng thực hiện chuyển động quay.

B. Vật chuyển động tịnh tiến, nhưng không thực hiện chuyển động quay.

C. Vật không chuyển động tịnh tiến cũng không thực hiện chuyển động quay.

D. Vật vừa chuyển động tịnh tiến, vừa thực hiện chuyển động quay.

Câu hỏi 15 :

Một vật rắn có trục quay cố định, nó chịu tác dụng lực F . Tình huống nào sau đây, vật sẽ không thực hiện chuyển động quay?

A. Giá của lực đi qua trọng tâm của vật.

B. Giá của lực song song với trục quay.

C. Giá của lực đi qua trục quay.

D. Cả B và C đều đúng.

Câu hỏi 17 :

Một vật đang quay quanh một trục với tốc độ góc ω = 6.28 rad/s. Nếu bỗng nhiên momen lực tác dụng lên nó đột nhiên mất đi thì

A. Vật dừng lại ngay.

B. Vật đổi chiều quay.

C. Vật quay đều với tốc độ góc ω = 6.28 rad/s.

D. Vật quay chậm dần rồi dừng lại.

Câu hỏi 18 :

Đối với vật quay quanh một trục cố định, câu nào sau đây là đúng?

A. Nếu không chịu momen lực tác dụng thì vật phải đứng yên.

B. Khi không còn momen lực tác dụng thì vật đang quay sẽ lập tức dừng lại.

C. Vật quay được là nhờ có momen lực tác dụng lên nó.

D. Khi thấy tốc độ góc của vật quay đổi thì chắc chắn là nó đã có momen lực tác dụng lên vật.

Câu hỏi 19 :

Mức quán tính của một vật quay quanh một trục không phụ thuộc vào

A. Khối lượng của vật.

B. Hình dạng và kích thước của vật.

C. Tốc độ góc của vật.

D. Vị trí của trục quay.

Câu hỏi 20 :

Một vật rắn chịu tác dụng đồng thời hai lực F1 và F2 có cùng độ lớn, giá song song nhưng ngược chiều. Câu nào sau đây là đúng cho tình trạng này?

A. Vật không chuyển động tịnh tiến, nhưng thực hiện chuyển động quay.

B. Vật chuyển động tịnh tiến, nhưng không thực hiện chuyển động quay.

C. Vật không chuyển động tịnh tiến cũng không thực hiện chuyển động quay.

D. Vật vừa chuyển động tịnh tiến, vừa thực hiện chuyển động quay.

Câu hỏi 24 :

Nhận xét nào sau đây về ngẫu lực không đúng?

A. Momen ngẫu lực phụ thuộc khoảng cách giữa hai giá của hai lực.

B. Có thể xác định hợp lực của ngẫu lực theo quy tắc hợp lực song song ngược chiều.

C. Nếu vật không có trục qua cố định, ngẫu lực làm nó quay quanh một trục đi qua trọng tâm và vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực.

D. Momen ngẫu lực không phụ thuộc vị trí trục quay, miễn là trục quay vuông góc với mặt phẳng của ngẫu lực.

Câu hỏi 26 :

Khi dùng Tua-vít để vặn đinh vít, người ta đã tác dụng vào các đinh vít

A. một ngẫu lực

B. hai ngẫu lực

C. cặp lực cân bằng

D. cặp lực trực đối

Câu hỏi 27 :

Một vật đang quay quanh một trục cố định với tốc độ góc không đổi. Nếu bỗng nhiên tất cả mômen lực tác dụng lên vật mất đi thì

A. Vật quay chậm dần rồi dừng lại.

B. Vật quay nhanh dần đều.

C. Vật lập tức dừng lại.

D. Vật tiếp tục quay đều.

Câu hỏi 28 :

Một vật không có trục quay cố định, khi chịu tác dụng của một ngẫu lực thì vật sẽ

A. chuyển động tịnh tiến.

B. chuyển động quay.

C. vừa quay, vừa tịnh tiến.

D. nằm cân bằng.

Câu hỏi 29 :

Một ngẫu lực gồm hai lực và có F1 = F= F và có cánh tay đòn d. Momen của ngẫu lực này là

A. (F1 – F2).d

B. 2Fd

C. Fd.

D. Chưa biết được vì còn phụ thuộc vào vị trí của trục quay.

Câu hỏi 30 :

Khi không có chuyển động quay muốn cho một vật đứng yên thì hợp lực của các lực đặt vào nó có giá trị như thế nào?

A. Không đổi.

B. Bằng 0.

C. Xác định theo quy tắc hình bình hành.

D. Bất kì (khác 0).

Câu hỏi 31 :

Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về trọng tâm của vật rắn?

A. Lực tác dụng vào vật có giá đi qua trọng tâm sẽ làm cho vật chuyển động quay.

B. Trọng tâm của vật luôn đặt tại một điểm nằm trên vật.

C. Trọng tâm là điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật.

D. Lực tác dụng lên vật có giá đi qua trọng tâm sẽ làm cho vật vừa quay vừa tịnh tiến.

Câu hỏi 32 :

Trọng tâm của vật trùng với tâm hình học của nó khi nào?

A. Vật có dạng hình học đối xứng.

B. Vật có dạng là một khối cầu.

C. Vật đồng tính, có dạng hình học đối xứng.

D. Vật đồng tính.

Câu hỏi 40 :

Những kết luận nào dưới đây là sai?

A. Momen lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay vật của lực có độ lớn bằng tích độ lớn của lực và chiều dài tay đòn của nó.

B. Momen lực có giá trị khác 0 khi giá của lực cắt trục quay.

C. Điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định là tổng các momen lực làm vật quay theo chiều kim đồng hồ bằng tổng các momen lực làm vật quay theo chiều ngược lại.

D. Momen của ngẫu lực chỉ phụ thuộc vào độ lớn của lực và tay đòn của ngẫu lực, trái lại không phụ thuộc vào vị trí của trục quay vuông góc với mặt phẳng của ngẫu lực.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK