Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Vật lý Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 10 năm 2020 trường THPT Nguyễn Huệ

Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 10 năm 2020 trường THPT Nguyễn Huệ

Câu hỏi 2 :

Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực thành phần có độ lớn F1 và F2 thì hợp lực của chúng luôn có độ lớn thỏa mãn hệ thức: 

A. \(F = F_1^2 + F_2^2\)

B. \(\left| {F_1^{} - F_2^{}} \right| \le F \le F_1^{} + F_2^{}\)

C. \(F = F_1^{} + F_2^{}\)

D. \(F = \sqrt {F_1^2 + F_2^2} \)

Câu hỏi 3 :

Một chất điểm chuyển động dưới tác dụng của hai lực có giá đồng quy  \(\overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {{F_2}} \) thì vectơ gia tốc của chất điểm

A. cùng phương, cùng chiều vs lực \(\overrightarrow {{F_1}} \)

B. cùng phương, cùng chiều với lực  \(\overrightarrow {{F_2}}\)

C. cùng phương, cùng chiều với phương và chiều của hợp lực giữa  \(\overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {{F_2}} \)

D. cùng phương, ngược chiều với phương và chiều của hợp lực giữa \(\overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {{F_2}} \)

Câu hỏi 5 :

Một vật có khối lượng m đứng yên trên mặt sàn nằm ngang thì được truyền tức thời một vận tốc ban đầu. Hệ số ma sát trượt là \({\mu _t}\). Câu nào sau đây là sai?

A. Độ lớn của lực ma sát trượt là \({\mu _t}mg\).

B. Gia tốc của vật thu được không phụ thuộc vào khối lượng của vật trượt.

C. Vật chắc chắn chuyển động chậm dần đều.

D. Gia tốc của vật thu được phụ thuộc vào vận tốc ban đầu.

Câu hỏi 6 :

Khi nói về lực đàn hồi của lò xo. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Lực đàn hồi luôn có chiều ngược với chiều biến dạng của lò xo.

B. Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi luôn tỉ lệ thuận với độ biến dạng.

C. Khi lò xo bị dãn, lực đàn hồi có phương dọc theo trục lò xo.

D. Lò xo luôn lấy lại được hình dạng ban đầu khi thôi tác dụng lực.

Câu hỏi 7 :

Đặc điểm của hệ ba lực cân bằng là

A. có giá đồng phẳng, có hợp lực bằng 0.

B. có giá đồng phẳng và đồng quy, có hợp lực khác 0.

C. có giá đồng quy, có hợp lực bằng 0.

D. có giá đồng phẳng và đồng quy, có hợp lực bằng 0.

Câu hỏi 9 :

Một vật rắn ở trạng thái cân bằng sẽ không quay khi tổng momen của lực tác dụng bằng 0. Điều này chỉ đúng khi mỗi momen lực tác dụng được tính đối với

A. trọng tâm của vật rắn.

B. trọng tâm hình học của vật rắn.

C.  cùng một trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa lực.

D. điểm đặt của lực tác dụng.

Câu hỏi 12 :

Trong chuyển động thẳng đều

A. quãng đường đi tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.

B. tọa độ x không phụ thuộc vào cách chọn gốc toạ độ.

C. quãng đường đi được không phụ thuộc vào vận tốc v.

D. quãng đường đi được s phụ thuộc vào mốc thời gian.

Câu hỏi 13 :

Công thức nào dưới đây là công thức liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều:

A. \(v + {v_o} = \sqrt {2as} \)

B. \({v^2} = 2as + {v_o}^2\)

C. \(v - {v_o} = \sqrt {2as} \)

D. \({v^2} + {v_o}^2 = 2as\)

Câu hỏi 14 :

Công thức liên hệ giữa vận tốc ném lên theo phương thẳng đứng và độ cao cực đại đạt được là:

A. \({v_o}^2 = \frac{1}{2}gh\)

B. \({v_o}^2 = 2gh\)

C. \({v_o}^2 = gh\)

D. \({v_o}^{} = 2gh\)

Câu hỏi 15 :

Chỉ ra câu sai. Chuyển động tròn đều có các đặc điểm sau:

A. Tốc độ góc không đổi

B. Vectơ gia tốc luôn hướng vào tâm

C. Vectơ vận tốc không đổi

D. Quỹ đạo là đường tròn.

Câu hỏi 18 :

Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng đều.

B. Vật càng nặng gia tốc rơi tự do càng lớn.

C. Gia tốc rơi tự do thay đổi theo độ cao và vĩ độ địa lý.

D. Trong chân không viên bi sắt rơi nhanh hơn viên bi ve có cùng kích thước.

Câu hỏi 19 :

Trong các đồ thị sau đây, đồ thị nào có dạng của vật chuyển động thẳng đều?

A. Đồ thị a

B. Đồ thị b và d

C. Đồ thị a và c

D. Các đồ thị a, b và c đều đúng.

Câu hỏi 21 :

Định luật I Niutơn cho biết:

A. dưới tác dụng của lực, các vật chuyển động như thế nào.

B. mối liên hệ giữa lực tác dụng và khối lượng của vật.

C. nguyên nhân của chuyển động.

D. nguyên nhân của trạng thái cân bằng của các vật.

Câu hỏi 22 :

 Trường hợp nào sau đây có liên quan đến quán tính?

A. Chiếc bè trôi trên sông.

B. Vật rơi trong không khí.

C. Giũ quần áo cho sạch bụi.

D. Vật rơi tự do.

Câu hỏi 23 :

Định luật II Niutơn cho biết:

A. lực là nguyên nhân làm xuất hiện gia tốc của vật.

B. mối liên hệ giữa khối lượng và vận tốc của vật.

C. mối liên hệ giữa lực tác dụng, khối lượng riêng và gia tốc của vật.

D.  lực là nguyên nhân gây ra chuyển động.

Câu hỏi 24 :

Đặt một cốc đầy nước lên trên tờ giấy học trò. Tác dụng rất nhanh một lực F theo phương nằm ngang của tờ giấy thì hiện tượng gì sẽ xảy ra với tờ giấy và cốc nước

A. Tờ giấy rời khỏi cốc nước mà nước vẫn không đổ.

B. Tờ giấy chuyển động về một hướng, cốc nước chuyển động theo hướng ngược lại.

C. Tờ giấy chuyển động và cốc nước chuyển động theo.

D. Tờ giấy bị đứt ở chỗ đặt cốc nước.

Câu hỏi 25 :

Lực tác dụng và phản lực của nó luôn:

A.  khác nhau về bản chất.

B. xuất hiện và mất đi đồng thời.

C. cùng hướng với nhau.

D. cân bằng nhau.

Câu hỏi 26 :

Gọi R là bán kính Trái Đất, g là gia tốc trọng trường, G là hằng số hấp dẫn. Biểu thức nào sau đây cho phép xác định khối lượng Trái Đất?

A. \(M = \frac{{g{R^2}}}{G}\)

B. \(M = \frac{{{g^2}R}}{G}\)

C. \(M = \frac{{{R^2}}}{{gG}}\)

D. \(M = \frac{{g{R^{}}}}{{{G^2}}}\)

Câu hỏi 28 :

Lí do chính khi ô tô đi qua những đoạn đường có khúc cua thì phải đi chậm lại là

A. để ô tô không bị văng về phía tâm khúc cua.

B. để lực hướng tâm cần thiết giữ ô tô chuyển động tròn không quá lớn.

C.  để lái xe có thể quan sát xe đi ngược chiều.

D. để tăng lực ma sát nghỉ cực đại giữ ô tô không bị văng ra khỏi đường.

Câu hỏi 29 :

Một vật chuyển động trên mặt phẳng ngang, đại lượng nào sau đây không ảnh hưởng đến gia tốc chuyển động của vật?

A. vận tốc ban đầu của vật.

B. Độ lớn của lực tác dụng.

C. Khối lượng của vật.

D. Gia tốc trọng trường.

Câu hỏi 30 :

Khi vật chuyển động tròn đều, lực hướng tâm là:

A. một trong các lực tác dụng lên vật.

B. hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật.

C. thành phần của trọng lực theo phương hướng vào tâm quỹ đạo.

D. nguyên nhân làm thay đổi độ lớn của vận tốc.

Câu hỏi 32 :

Trong hệ quy chiếu chuyển động thẳng, lực quán tính xác định bởi biểu thức:

A. \(\overrightarrow {{F_q}} = - m\overrightarrow a \)

B. \(\overrightarrow {{F_q}} = m\overrightarrow a \)

C. \({F_q} = - ma\)

D. \({F_q} = ma\)

Câu hỏi 33 :

Một vật đang chuyển động với vận tốc . Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì vật

A. đổi hướng chuyển động.

B. chuyển động chậm dần rồi dừng lại.

C. chuyển ngay sang trạng thái chuyển động thẳng đều.

D. dừng lại ngay

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK