Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG năm 2020 môn Sinh học - Trường THPT Trần Suyền

Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG năm 2020 môn Sinh học - Trường THPT Trần Suyền

Câu hỏi 1 :

Lưỡng cư sống được ở cả dưới nước và trên cạn vì

A. nguồn thức ăn ở hai môi trường đều phong phú.

B. lưỡng cư hô hấp cả bằng da (chủ yếu) và bằng phổi.

C. da lưỡng cư luôn cần ẩm ướt.

D. chi của lưỡng cư có màng, vừa bơi, vừa nhảy được ở trên cạn.

Câu hỏi 2 :

Nhiễm sắc thể được cấu tạo từ 2 thành phần chính là:

A. ADN và ARN.

B. ADN và prôtêin histon.

C. ARN và prôtêin histon.

D. Axit nuclêic và prôtêin.

Câu hỏi 3 :

Một gen có số nucleotit loại T = 14,25% tổng số nuclêôtit. Theo lí thuyết, tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit của gen là:

A. A = T = 14,25%; G = X = 86,75%.

B. A = T = 14,25%; G = X = 35,75%.

C. A = T = 7,125%; G = X = 42,875%.

D. A = T = G = X = 14,25%.

Câu hỏi 9 :

Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A = 0,2. Cấu trúc di truyền của quần thể là:

A. 0,2AA : 0,4Aa : 0,4aa.

B. 0,04AA : 0,32Aa : 0,64aa.

C. 0,04AA : 0,48Aa : 0,48aa.

D. 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa.

Câu hỏi 10 :

Khi lai khác dòng thì con lai F1 có ưu thế lai cao nhất nhưng không dùng để nhân giống bằng phương pháp hữu tính vì:

A. nó mang gen lặn có hại, các gen trội không thể lấn át được.

B. đời con có tỉ lệ dị hợp giảm, xuất hiện đồng hợp lặn có hại. 

C. nó mang một số tính trạng xấu của bố hoặc mẹ.

D. giá thành rất cao nên nếu làm giống thì rất tốn kém. 

Câu hỏi 12 :

Tiến hoá nhỏ là quá trình

A. biến đổi vốn gen của quần thể dẫn tới hình thành loài mới. 

B. diễn ra trên phạm vi rộng, trong thời gian dài.

C.

phân chia loài thành các nhóm phân loại nhỏ hơn.

D. hình thành các đơn vị phân loại trên loài.

Câu hỏi 13 :

Hai loài chim cùng sống trong một môi trường, một loài ăn hạt và một loài ăn sâu. Người ta gọi sự phân bố của chúng là:

A. thuộc một ổ sinh thái

B. thuộc hai ổ sinh thái khác nhau 

C. thuộc hai quần xã khác nhau

D. thuộc hai hệ sinh thái khác nhau 

Câu hỏi 14 :

Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, những mắt xích vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau, vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước là: 

A. Sâu ăn lá ngô, nhái, rắn hổ mang.

B. Cây ngô, sâu ăn lá ngô, nhái. 

C. Nhái, rắn hổ mang, diều hâu.

D. Cây ngô, sâu ăn lá ngô, diều hâu. 

Câu hỏi 15 :

Khi nói về đặc điểm hệ tuần hoàn kín, phát biểu nào sau đây sai? 

A. Máu tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với các tế bào.  

B. Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín.

C. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình.

D. Tốc độ máu chảy nhanh.

Câu hỏi 16 :

Dạng đột biến nào sau đây ít gây hậu quả nghiêm trọng mà lại tạo điều kiện cho đột biến gen tạo thêm các gen mới cho quá trình tiến hóa?

A. Đột biến gen trội thành gen lặn. 

B. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.

C. Đột biến gen lặn thành gen trội

D. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.

Câu hỏi 18 :

Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về giao phối không ngẫu nhiên?

A. Giao phối không ngẫu nhiên làm giảm tần số alen lặn có hại trong quần thể.

B. Giao phối không ngẫu nhiên có thể không làm thay đổi thành phần kiểu gen của một quần thể.

C. Giao phối không ngẫu nhiên có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.

D. Các hiện tượng tự phối, giao phối gần và giao phối có chọn lọc được xếp vào giao phối không ngẫu nhiên.

Câu hỏi 19 :

Theo quan niệm hiện đại về chọn lọc tự nhiên (CLTN), phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. CLTN thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

B. CLTN tác động trực tiếp lên từng alen, làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể.

C. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì CLTN sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định.

D. CLTN quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể

Câu hỏi 21 :

Tại sao những loài sinh vật ngoại lai thường là mối đe dọa cho sự cân bằng ở HST bản địa?

A. Trong môi trường mới, loài ngoại lai xuất hiện các biến dị giúp chúng thích nghi hơn ban đầu.

B. Loài ngoại lai luôn có sức đề kháng và khả năng chống chịu vượt trội so với những loài SV bản địa.

C. Trong môi trường mới, loài ngoại lai có thể không bị khống chế như trong môi trường ban đầu của chúng.

D. Loài ngoại lai luôn sinh trưởng và phát triển vượt trội so với những loài sinh vật bản địa.

Câu hỏi 25 :

Phát biểu nào sau đây về quá trình hình thành loài là đúng?

A. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường dễ xảy ra giữa các loài có quan hệ xa nhau về nguồn gốc.

B. Hình thành loài bằng con đường sinh thái diễn ra trong những khu phân bố riêng biệt nhau.

C. Hình thành loài bằng con đường địa lý chỉ gặp ở những loài có khả năng phát tán mạnh.

D. Hình thành loài bằng con đường tập tính chỉ xảy ra ở động vật.

Câu hỏi 26 :

Khi thống kê tỉ lệ cá đánh bắt trong các mẻ lưới ở 3 vùng khác nhau, người ta thu được kết quả như sau:Kết luận được rút ra về hiện trạng khai thác cá ở 3 vùng trên là:

A. Vùng A: Khai thác hợp lý; vùng B: Khai thác quá mức; vùng C: Chưa khai thác hết tiềm năng.

B. Vùng A: Khai thác quá mức; vùng B: Khai thác hợp lý; vùng C: Chưa khai thác hết tiềm năng.

C. Vùng A: Chưa khai thác hết tiềm năng; vùng B: Khai thác quá mức; vùng C: Khai thác hợp lý.

D. Vùng A: Chưa khai thác hết tiềm năng; vùng B: Khai thác hợp lý; vùng C: Khai thác quá mức.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK