Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi HK2 môn Sinh học 12 năm 2020 - Trường THPT Phan Đình Phùng

Đề thi HK2 môn Sinh học 12 năm 2020 - Trường THPT Phan Đình Phùng

Câu hỏi 1 :

Loài động vật nào sau đây trao đổi khí qua mang?

A. Đại bàng.

B. Giun đất.

C. Trai sông.

D. Cá heo.

Câu hỏi 2 :

Ngô là cây giao phấn, khi cho tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ thì tỉ lệ các kiểu gen trong quần thể sẽ biến đổi theo hướng

A. tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trội và tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần.

B. tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn và tỉ lệ kiểu gen dị hợp tăng dần.

C. tỉ lệ kiểu gen dị hợp tăng dần, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp giảm dần.

D. tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng dần.

Câu hỏi 3 :

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, tổ chức sống nào sau đây là đơn vị tiến hóa cơ sở?

A. Cá thể.

B. Quần xã.

C. Hệ sinh thái.

D. Quần thể.

Câu hỏi 6 :

Lai một tính trạng trong trường hợp trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn giống nhau ở tỉ lệ

A. kiểu gen F1 và F2.

B. kiểu hình F2.

C. kiểu gen và kiểu hình F2.

D. kiểu hình F1 và F2.

Câu hỏi 8 :

Kết quả của giao phối không ngẫu nhiên là:

A. làm cho đột biến được phát tán trong quần thể.

B. làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền.

C. tạo nên sự đa hình về kiểu gen và kiểu hình.

D. tạo nên nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.

Câu hỏi 9 :

Điều không đúng về nhiễm sắc thể giới tính ở người là:

A. gồm một cặp nhiễm sắc thể. 

B. ngoài gen qui định giới tính còn có gen qui định tính trạng thường.

C. nhiễm sắc thể giới tính chỉ có trong tế bào sinh dục.

D. ở nữ là XX, ở nam là XY.

Câu hỏi 10 :

Ở loài sinh sản vô tính, bộ NST được ổn định qua các thế hệ nhờ quá trình nào sau đây:

A. Nguyên phân.

B. Giảm phân và thụ tinh.

C. Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh.

D. Thụ tinh, nguyên phân.

Câu hỏi 11 :

Để phát hiện ra quy luật liên kết gen, Moocgan đã thực hiện, lai 2 dòng ruồi giấm thuần chủng khác nhau 2 cặp tính trạng tương phản:

A. mình xám, cánh dài và mình đen, cánh cụt, thu được F1 toàn mình xám, cánh dài, cho các ruồi F1 thu được tiếp tục giao phối với nhau.

B. mình xám, cánh dài và mình đen, cánh cụt, thu được F1 toàn mình xám, cánh dài. Lai phân tích ruồi đực F1 với ruồi cái mình đen, cánh cụt.

C. mình xám, cánh dài và mình đen, cánh cụt, thu được F1 toàn mình xám, cánh dài. Lai phân tích ruồi cái F1 với ruồi đực mình đen, cánh cụt.

D. mình xám, cánh dài và mình đen, cánh cụt, thu được F1 toàn mình xám, cánh cụt, cho các ruồi F1 lần lượt giao phối với nhau.

Câu hỏi 13 :

Nhận định nào sau đây là đúng về năng lượng trong hệ sinh thái:

A. Năng lượng trong hệ sinh thái bị thất thoát chủ yếu qua chất thải và các bộ phận bị rơi rụng (lá cây, rụng lông, lột xác, …). 

B. Dòng năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường.

C. Sinh vật ở bậc dinh dưỡng cao hơn tích lũy năng lượng nhiều hơn so với sinh vật ở bậc dinh dưỡng thấp hơn.

D. Nếu một chuỗi thức ăn bắt đầu bằng thực vật thì động vật ăn thực vật có mức năng lượng cao nhất trong chuỗi thức ăn.

Câu hỏi 15 :

Giả sử một tế bào sinh tinh có kiểu gen \(\frac{{Ab}}{{aB}}{\rm{Dd}}\) giảm phân bình thường và có hoán vị gen giữa alen B và b. Theo lí thuyết, các loại giao tử được tạo ra từ tế bào này là:

A.  \(\underline {AB} D;\underline {ab} d\) hoặc \(\underline {AB} d;\underline {ab} D\) hoặc ; \(\underline {Ab} D;\underline {aB} d\).

B.  \(\underline {ab} D;\underline {ab} d\) hoặc \(\underline {AB} d;\underline {AB} D\) hoặc ; \(\underline {Ab} D;\underline {aB} d\).

C.

 \(\underline {AB} D;\underline {Ab} D;\underline {aB} d;\underline {ab} d\) hoặc \(\underline {AB} d;\underline {Ab} d;\underline {aB} D;\underline {ab} D\).

D.  \(\underline {AB} D;\underline {AB} d;\underline {ab} D;\underline {ab} d\) hoặc \(\underline {Ab} D;\underline {Ab} d;\underline {aB} d;\underline {aB} D\).

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK