Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Sinh - Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ lần 1

Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Sinh - Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ lần 1

Câu hỏi 3 :

Đối tượng nào sau đây được Menđen sử dụng trong nghiên cứu di truyền 

A. Ruồi giấm

B. Lúa nước     

C. Chuột  

D. Đậu Hà Lan

Câu hỏi 4 :

Hãy chọn phát biểu đúng 

A. Một mã di truyền luôn mã hóa cho một axit amin.

B. Phân tử mARN và rARN đều có cấu trúc mạch đơn.

C.

Đơn phân cấu trúc của ARN gồm 4 loại nuclêôtit là A,T,G, X. 

D. Ở sinh vật nhân thực, axit amin mở đầu cho chuỗi polipeptit là foocmin metionin

Câu hỏi 5 :

Cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng O2 của nước đi qua mang. Nguyên nhân là vì? 

A. Dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song với dòng nước.

B. Dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiều với dòng nước.

C.

Dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song và cùng chiều với dòng nước.  

D. Dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch xuyên ngang với dòng nước.

Câu hỏi 6 :

Quá trình nào sau đây sẽ tạo ra các alen mới? 

A. Hoán vị gen.                       

B. Đột biến số lượng NST

C. Đột biến cấu trúc NST.  

D. Đột biến gen.

Câu hỏi 9 :

Kiểu phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa sinh thái là: 

A. tận dụng nguồn sống thuận lợi.              

B. giảm cạnh tranh cùng loài.

C.

hỗ trợ cùng loại và giảm cạnh tranh cùng loài.              

D. phát huy hiệu quả hỗ trợ cùng loài

Câu hỏi 10 :

Loại vi khuẩn nào sau đây làm nhiệm vụ chuyển đạm nitrat thành N2

A. Vi khuẩn phản nitrat hóa.

B. Vi khuẩn amôn hóa.

C. Vi khuẩn cố định nitơ.

D. Vi khuẩn nitrat hóa.

Câu hỏi 11 :

Nhân tố tiến hóa nào sau đây diễn ra thường xuyên sẽ ngăn cản sự phân hóa vốn gen giữa các quần thể? 

A. Giao phối không ngẫu nhiên.  

B. Đột biến.

C. Di - nhập gen.  

D. Chọn lọc tự nhiên.

Câu hỏi 13 :

Phần lớn quần thể sinh vật trong tự nhiên tăng trưởng theo dạng 

A. tăng dần đều.  

B. đường cong chữ J.

C. giảm dần đều.

D. đường cong chữ S.

Câu hỏi 14 :

Sắp xếp theo thứ tự tăng dần về năng suất sinh học của các loài thực vật sau: Ngô, lúa, dứa  

A. Lúa → ngô → dứa 

B. Lúa → dứa →ngô

C. Dứa→ lúa → ngô    

D. Dứa →ngô→ lúa

Câu hỏi 15 :

Khi nói về lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây sai? 

A. Trong một lưới thức ăn, mỗi loài sinh vật có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn.

B. Trong diễn thế nguyên sinh, lưới thức ăn trở nên đơn giản dần.

C.

Lưới thức ăn thể hiện quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật trong quần xã. 

D. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng phức tạp.

Câu hỏi 16 :

Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ cộng sinh giữa các loại: 

A. tầm gửi sống trên thân cây gỗ.          

B. vi khuẩn lam sống trong nốt sần cây họ Đậu.

C.

cây phong lan bán trên thân cây gỗ.                     

D. chim sáo đậu trên lưng trâu rừng.

Câu hỏi 17 :

Thành tựu nào sau đây là của tao giống bằng phương pháp gây đột biến? 

A. Tạo giống dâu tằm tam bội.

B. Tạo giống bò có ưu thế lai cao.

C. Tạo giống vi khuẩn sản xuất insulin.    

D. Tạo cừu Đôly.

Câu hỏi 20 :

Trường hợp nào sau đây tính trạng được di truyền thẳng? 

A. Gen nằm ở ti thể.

B. Gen nằm trên NST giới tính X.

C. Gen nằm trên NST thường.   

D. Gen nằm trên NST giới tính Y.

Câu hỏi 26 :

Một quần thể thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, kiểu gen Aa quy định hoa hồng. Nghiên cứu thành phần kiểu gen của quần thể này qua các thế hệ, người ta thu được kết quả ở bảng sau: Cho rằng quần thể này không chịu tác động của nhân tố đột biến, di – nhập gen và các yếu tố ngẫu nhiên. Phân tích bảng số liệu trên, phát biểu nào sau đây đúng?  

A. Cây hoa trắng không có khả năng sinh sản và quần thể này giao phấn ngẫu nhiên.

B. Cây hoahồng không có khả năng sinh sản và quần thể này tự thụ phấn nghiêm ngặt,

C. Cây hoa hồng không có khả năng sinh sản và quần thể này tự thụ phấn nghiêm ngặt. 

D. Cây hoa đỏ không có khả năng sinh sản và quần thể này giao phấn ngẫu nhiên.

Câu hỏi 31 :

Ở một loài thực vật, xét 2 cặp gen quy định hai cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Cho P dị hợp 2 cặp gen giao phấn với nhau, thu được F1 có 4% số cá thể đồng hợp lặn về 2 cặp gen. Biết rằng không xảy ra đột biến và nếu ở cả hai giới đều có hoán vị gen thì tần số hoán vị là như nhau. Cho 1 cây P lai phân tích, thu được Fa. Theo thuyết, phát biểu nào sau đây sai? 

A. Ở Fa tổng cá thể mang kiểu hình có 1 tính trạng trội có thể chiếm tỉ lệ 84%

B. Ở Fa, loại kiểu hình lặn về 2 tính trạng có thể chiếm tỉ lệ 50%

C. Ở Fa, loại kiểu hình có 2 tính trạng trội có thể chiếm tỉ lệ 20% 

D. Nếu 2 cây P có kiểu gen khác nhau thì chứng tỏ tần số hoán vị gen 20%

Câu hỏi 34 :

Một quần thể thực vật giao phấn ngẫu nhiên, xét 4 cặp gen A, a; B, b, D, d, E, e phân li độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng và các alen trội là trội hoàn toàn. Cho biết không xảy ra đột biến NST, các alen đột biến đều không ảnh hưởng tới sức sống và khả năng sinh sản của thể đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?  

A. Nếu a, b, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến có tối đa 80 loại kiểu gen.

B. Nếu A, B, D, E là các alen đột biến thì các thể đột biến có tối đa 77 loại kiểu gen.

C. Nếu A, B, D, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 tính trạng có tối đa 8 loại kiểu gen. 

D. Nếu A, B, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 tính trạng có tối đa 10 loại kiểu gen.

Câu hỏi 39 :

Nghiên cứu sơ đồ phả hệ sau: 

A. 4

B. 2

C. 3

D. 1

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK