Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Địa lý Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Địa lý - Trường THPT bán chuyên Lê Hồng Phong lần 2

Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Địa lý - Trường THPT bán chuyên Lê Hồng Phong lần 2

Câu hỏi 1 :

Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất ở vùng biển nước ta là 

A. cát trắng. 

B. muối. 

C. titan. 

D. dầu khí.

Câu hỏi 2 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết Địa đạo Vĩnh Mốc thuộc loại tài nguyên du lịch nào sau đây? 

A. Di sản văn hóa thế giới.     

B. Di tích lịch sử cách mạng.

C. Lễ hội truyền thống. 

D. Làng nghề cổ truyền.

Câu hỏi 3 :

Phần lớn đường biên giới trên đất liền của Việt Nam nằm ở khu vực 

A. trung du.       

B. miền núi.    

C. đồng bằng. 

D. cao nguyên.

Câu hỏi 4 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết các khu kinh tế cửa khẩu nào sau đây không thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? 

A. Móng Cái, Tây Trang. 

B. Tà Lùng, Trà Lĩnh.  

C. Thanh Thủy, Lào Cai.   

D. cầu Treo, Cha Lo.

Câu hỏi 6 :

Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ đâu di chuyển vào nước ta? 

A. Bắc Ấn Độ Dương.  

B. Nam Ấn Độ Dương. 

C. Phía bắc Trung Quốc.   

D. Phía bắc Biển Đông.

Câu hỏi 7 :

Ý nào sau đây không phải là mối đe dọa trực tiếp tới ổn định, hòa bình của thế giới? 

A. Xung đột sắc tộc.   

B. Xung đột tôn giáo.    

C. Bất đồng về ngôn ngữ. 

D. Nạn khủng bố.

Câu hỏi 8 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6- 7, cho biết dãy núi nào sau đây không thuộc vùng núi Tây Bắc? 

A. Hoàng Liên Sơn.  

B. Pu Đen Đinh.  

C. Pu Sam Sao.     

D. Trường Sơn.

Câu hỏi 10 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết khu kinh tế ven biển nào sau đây không thuộc Bắc Trung Bộ? 

A. Chu Lai.  

B. Nghi Sơn.  

C. Vũng Áng. 

D. Chân Mây - Lăng Cô.

Câu hỏi 11 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết mỏ nào sau đây không phải là mỏ dầu?  

A. Hồng Ngọc. 

B. Rạng Đông. 

C. Bạch Hổ.  

D. Tiền Hải.

Câu hỏi 13 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây không thuộc hệ thống Mê Công?

A. Sông Tiền.

B. Sông Hậu.

C. Sông Cái Bè. 

D. Sông Vàm Cỏ Đông. 

Câu hỏi 14 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết trâu phân bố nhiều ở vùng nào sau đây? 

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng. 

C. Bắc Trung Bộ.

D. Tây Nguyên.

Câu hỏi 15 :

Chăn nuôi trâu, bò chủ yếu dựa vào nguồn thức ăn nào sau đây?  

A. Từ đồng cỏ tự nhiên.

B. Từ nguồn thức ăn công nghiệp.

C. Từ phụ phẩm của ngành thủy sản.  

D. Từ cây hoa màu lương thực.

Câu hỏi 16 :

Cho biểu đồ:

A. Dịch vụ có xu hướng tăng.

B. Công nghiệp - xây dựng tăng

C. Nông - lâm - ngư nghiệp ổn định. 

D. Công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng. 

Câu hỏi 17 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10 và trang 21, cho biết các trung tâm công nghiệp nào sau đây phân bố ở ven sông Hậu? 

A. Cà Mau và Hà Tiên.

B. Sóc Trăng và Rạch Giá.

C. Long Xuyên và Cần Thơ.  

D. Mỹ Tho và Trà Vinh.

Câu hỏi 18 :

Rừng cây họ dầu và các loại thú lớn có điều kiện thuận lợi phát triển ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là nhờ có khí hậu:

A. cận nhiệt đới gió mùa. 

B. nhiệt đới lục địa. 

C. cận xích đạo gió mùa.  

D. cận nhiệt đới lục địa. 

Câu hỏi 19 :

Hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với phần lớn các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, nhất là từ thời gian nào sau đây?  

A. Sau giải phóng miền Nam (1975). 

B. Trước đổi mới đất nước (1986). 

C. Sau khi gia nhập ASEAN (1995).  

D. Sau khi gia nhập WTO (2007).

Câu hỏi 20 :

Các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt hiện nay ở nước ta vẫn do đối tượng nào quản lí? 

A.  Tập thể. 

B. Nhà nước.

C. Tư nhân.  

D. Nước ngoài.

Câu hỏi 21 :

Nền nông nghiệp hàng hóa có điều kiện thuận lợi phát triển ở khu vực nào sau đây? 

A. Gần các thành phố lớn.  

B.

Vùng ven biển và hải đảo.

C. Các khu vực nhiều đồi núi. 

D. Các khu vực giáp với biên giới.

Câu hỏi 22 :

Để phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường và tăng hiệu quả đầu tư, ngành công nghiệp có xu hướng 

A. đa dạng hóa các sản phẩm.  

B. tăng tỉ trọng ngành khai thác.

C. tăng tỉ trọng tiểu thủ công nghiệp.   

D. giảm sản phẩm ngành chế biến.

Câu hỏi 23 :

Yếu tố tự nhiên nào sau đây là điều kiện thuận lợi nhất để các nước Mĩ Latinh phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới? 

A. Địa hình và nguồn nước.

B. Tài nguyên đất và khí hậu.

C. Sinh vật và khoáng sản.  

D. Địa hình và sinh vật.

Câu hỏi 24 :

Vùng nào sau đây có sản lượng lúa cao nhất nước ta? 

A. Đồng bằng sông Hồng. 

B. Bắc Trung Bộ.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.    

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu hỏi 25 :

Ngành công nghiệp nào sau đây là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta? 

A. Công nghiệp năng lượng

B. Công nghiệp sản xuất thuốc lá

C. Công nghiệp chế biến gỗ  

D. Công nghiệp in, sao chép

Câu hỏi 26 :

Cho biểu đồ:

A. Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu khá ổn định.

B. Giá trị xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu

C. Tổng giá trị xuất, nhập khẩu liên tục giảm.    

D. Tổng giá trị xuất, nhập khẩu liên tục tăng.

Câu hỏi 27 :

Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp được khai thác tốt hơn ít nhờ vào 

A. đẩy mạnh hoạt động vận tải.    

B. bảo quản sản phẩm nông nghiệp.

C. nhập khẩu các giống cây, con mới.  

D. áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến.

Câu hỏi 28 :

Trung du miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về cây cận nhiệt và ôn đới chủ yếu là 

A. có khí hậu lạnh.  

B. có nhiều đất feralit.

C. nguồn nước dồi dào. 

D. kinh nghiệm của người dân.

Câu hỏi 29 :

Sản lượng một số loại năng lượng của Mi-an-ma năm 2010 và năm 2017(Nguồn Niên giám thống kê Việt Nam 2018)

A. Sản lượng dầu thô giảm.  

B. Sản lượng than tăng.

C. Than tăng chậm hơn điện.  

D. Sản lượng điện tăng nhiều nhất.

Câu hỏi 30 :

Dân số tăng nhanh không gây sức ép tới 

A. phát triển kinh tế - xã hội.       

B. bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

C. nâng cao chất lượng cuộc sống.  

D. thị trường tiêu thụ hàng hóa.

Câu hỏi 31 :

Để hạn chế mất nước ở các hồ chứa, giữ được mực nước ngầm, vùng Đông Nam Bộ cần?

A. bảo vệ rừng ngập mặn. 

B. bảo vệ rừng đầu nguồn.

C. sử dụng nước tiết kiệm.  

D. tăng diện tích cây công nghiệp.

Câu hỏi 32 :

. Một trong những trở ngại đối với phát triển công nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long là  

A. thiếu nguồn nguyên liệu.

B. thiếu lao động lành nghề

C. hạn chế về khoáng sản.  

D. giao thông còn khó khăn.

Câu hỏi 33 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, ở trung tâm công nghiệp Vinh không có ngành nào sau đây? 

A. Chế biến nông sản. 

B. Cơ khí.

C. Dệt, may. 

D. Sản xuất vật liệu xây dựng.

Câu hỏi 34 :

Khó khăn lớn nhất về mặt xã hội đối với sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên là 

A. thiếu lực lượng lao động

B. thị trường không ổn định

C. cơ sở chế biến còn hạn chế 

D. giao thông vận tải khó khăn

Câu hỏi 35 :

Địa hình vùng núi Tây Bắc có đặc điểm nào sau đây?  

A. Bao gồm các khối núi và cao nguyên ba dan đồ sộ.

B. Chủ yếu là núi thấp với các dãy núi hình cánh cung.

C. Cao nhất cả nước, hướng núi chủ yếu là tây bắc - đông nam. 

D. Các dãy núi chạy song song theo hướng tây bắc — đông nam.

Câu hỏi 36 :

Đồng bằng sông Hồng có nguồn lao động dồi dào vì:

A. dân số đông nhất cả nước. 

B. thu hút lao động nước ngoài.

C. kinh tế phát triển nhất cả nước.  

D. tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao. 

Câu hỏi 37 :

Khu vực Đông Bắc có mùa đông lạnh nhất nước ta chủ yếu là do:

A. phần lớn địa hình là đồi núi thấp.

B. ảnh hưởng của không khí biển.

C.  ảnh hưỏng mạnh của gió mùa Đông Bắc.  

D. địa hình có các dãy núi hình cánh cung.

Câu hỏi 38 :

Nhận định nào sau đây đúng với xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế ở nước ta?  

A. Lao động trong khu vực dịch vụ có xu hướng giảm dần. 

B. Cơ cấu lao động nước ta có sự chuyển biến nhanh chóng. 

C. Cơ cấu lao động có sự chuyển biến tích cực nhưng còn chậm.  

D. Lao động tập trung chủ yếu ở khu vực công nghiệp - xây dựng.

Câu hỏi 39 :

Nhận định nào sau đây không hoàn toàn đúng về ý nghĩa của việc hình thành cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ?  

A. Khai thác các thế mạnh sẵn có của vùng. 

B. Thúc đẩy phát triển kinh tế vùng phía tây. 

C. Hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng.  

D. Phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian.

Câu hỏi 40 :

Vấn đề có ý nghĩa cấp bách đối với nghề cá ở Duyên hải Nam Trung Bộ là  

A. đẩy mạnh đánh bắt các loài cá có giá trị.

B. phát triển mạnh chế biến theo hướng hàng hóa.

C. tăng cường nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh. 

D. khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. 

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK