Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Hóa học Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa 12 năm 2019 - Trường THPT An Minh

Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa 12 năm 2019 - Trường THPT An Minh

Câu hỏi 1 :

Nguyên tử Cr có Z = 24, cấu hình e của Cr là

A. [Ar]3d64s2.  

B. [Ar] 3d54s1.  

C. [Ar] 3d74s1.    

D. [Ar]3d44s2.

Câu hỏi 2 :

Thành phần chính của quặng manhetit chứa hợp chất của sắt là

A. Fe2O3.    

B. FeCO3.   

C. Fe3O4.    

D. FeS2.

Câu hỏi 3 :

Sắt (III) oxit có công thức phân tử là

A. Fe(OH)2.       

B. Fe(OH)3.     

C. Fe3O4.       

D. Fe2O3.

Câu hỏi 4 :

Hợp chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?

A. Fe(OH)3  

B. Al(OH)3   

C. Al2O3.       

D. Cr(OH)3.

Câu hỏi 5 :

Phương trình chứng minh tính khử của hợp chất sắt II (Fe2+)

A. FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl. 

B. Fe(OH)2 +  2HCl →  FeCl2 + 2H2O.

C. 2Fe  +   3Cl2  →  2FeCl3   

D. 2FeCl2  +   Cl2  →   2FeCl3.

Câu hỏi 9 :

Khử hoàn toàn 34,8g một oxit sắt bằng khí CO thì thu được 25,2g sắt. Công thức của oxit sắt là  

A. FeO (M=72)    

B. Fe2O3 (M=160)  

C. Fe4O3 (M=272).  

D. Fe3O4 (M=232)

Câu hỏi 11 :

Có sơ đồ phản ứng: Fe + H2SO4 → X ;  X + KOH → Y ; Y + O2 + H2O → T ; T → M. Chất Y và M có công thức là

A. Fe(OH)2, Fe3O4.  

B. Fe(OH)3, Fe2O3.     

C. Fe(OH)2, Fe2O3.  

D. Fe2O3, Fe(OH)3

Câu hỏi 12 :

Khi cho dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch muối Na2CrO4 đến khi phản ứng kết thúc. Hiện tượng hóa học quan sát được

A. dung dịch không đổi màu.    

B. Dung dịch chuyển từ vàng sang màu cam.

C. Có kết tủa xanh lục xám.    

D. Dung dịch chuyển từ cam sang màu vàng.

Câu hỏi 13 :

X là chất kết tủa màu xanh lục xám, bị hòa tan được trong dung dịch NaOH dư. X là

A. Cr(OH)3.     

B. CrCl3.    

C. Cr2O3.        

D. Cu(OH)2.

Câu hỏi 16 :

Tính chất vật lý và ứng dụng nào dưới đây không phải của sắt?

A. Dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.    

B. Kim loại nặng, nhiệt độ nóng chảy cao.

C. Có tính nhiễm từ.     

D. dùng làm dây dẫn điện cao thế bắc nam.

Câu hỏi 18 :

Thí nghiệm nào sau đây tạo ra muối sắt (II)?

A. Đốt dây sắt trong bình khí clo.

B. Cho sắt vào dung dịch HNO3 loãng, dư.  

C. Cho kim loại Fe vào dung dịch H2SO4 loãng.     

D. Cho FeO tác dụng với dung dịch HNO3, đặc nóng.

Câu hỏi 21 :

Cho muối BaCO3 vào dung dịch X ta thấy xuất hiện sủi bọt khí và thu được dung dịch Y trong suốt. Dung dịch X là

A. dd H2SO4.       

B. dd NaOH.    

C. dd HCl.         

D. dd Na2SO4.

Câu hỏi 22 :

Thành phần % theo khối lượng của sắt trong hợp chất nào sau đây lớn nhất?

A. Fe2(SO4)3.   

B. Fe(OH)3.    

C. FeS2.     

D. Fe2O3

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK