Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Hóa học Đề thi thử THPT QG môn Hóa lần 1 năm 2019- Trường THPT Quỳnh Thọ, Thái Bình

Đề thi thử THPT QG môn Hóa lần 1 năm 2019- Trường THPT Quỳnh Thọ, Thái Bình

Câu hỏi 3 :

Etyl axetat có công thức là:

A. C2H3COOCH3

B. C2H5COOCH3 

C. CH3COOCH3 

D. CH3COOC2H5

Câu hỏi 5 :

Ancol etylic và axit axetic đều phản ứng được với?

A. NaHCO3 

B. NaOH 

C. CuO 

D. Cu

Câu hỏi 13 :

Tiến hành thí nghiệm điều chế isoamyl axeat theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho 1ml CH3CH(CH3)CH2CH2OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm
Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy khoảng 5-6 phút ở 65-70oC
Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm
Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm trở thành đồng nhất.

B. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản phẩm

C. Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn CH3CH(CH3)CH2CH2OH và CH3COOH

D. H2SO4 đặc chỉ có vai trò làm xúc tác cho phản ứng

Câu hỏi 16 :

Khi bị nhiệt phân, dãy muối nitrat nào sau đây đều cho sản phẩm là kim loại, khí nitơ đioxit và khí oxi?

A. Ca(NO3)2, LiNO3, KNO3

B. Cu(NO3)2, LiNO3, KNO3.

C. Hg(NO3)2, AgNO3

D. Zn(NO3)2, KNO3, Pb(NO3)2.

Câu hỏi 17 :

Kim loại Fe không tan trong dung dịch

A. FeCl3

B. H2SO4 đặc nguội.

C. HCl. 

D. HNO3 đặc, nóng.

Câu hỏi 19 :

Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?

A. Xenlulozơ

B. Saccarozơ 

C. Tinh bột 

D. Glucozơ

Câu hỏi 20 :

Nguyên tắc luyện thép từ gang là:

A. Dùng CaO hoặc CaCO3 để khử tạp chất Si, P, S, Mn,... trong gang để thu được thép.

B. Dùng chất khử CO khử oxit sắt thành sắt ở nhiệt độ cao.

C. Tăng thêm hàm lượng cacbon trong gang để thu được thép.

D. Dùng O2 oxi hoá các tạp chất Si, P, S, Mn,... trong gang để thu được thép.

Câu hỏi 24 :

Nước có chứa các ion: Ca2+, Mg2+, HCO3-, SO42- và Cl- gọi là

A. Nước có tính cứng vĩnh cữu. 

B. Nước có tính cứng toàn phần.

C. Nước có tính cứng tạm thời. 

D. Nước mềm.

Câu hỏi 26 :

Amin nào sau đây là amin bậc 1?

A. CH3CH2NH 

B. NH2-CH2-COOH

C. CH3-NH-CH3 

D. CH3CH2NH2

Câu hỏi 27 :

Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hoá là (biết trong dãy điện hóa, cặp Fe3+/Fe2+ đứng trước cặp Ag+/Ag):

A. Fe3+, Cu2+, Ag+, Fe2+

B. Fe3+, Ag+, Cu2+, Fe2+.

C. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+.

D. Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+.

Câu hỏi 28 :

Dung dịch A có a mol NH4+, b mol Mg2+, c mol SO42-, d mol HCO3-. Biểu thức nào biểu thị sự liên quan giữa a, b, c, d ?

A. a + 2b = c + 2d 

B. 2a + b = 2c + d 

C. 2a + 2b = 2c + 2d 

D. a + 2b = 2c + d

Câu hỏi 30 :

Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Glyxin, etylamin đều tác dụng với dung dịch HCl

B. Muối mononatri của axit glutamic được dùng làm bột ngọt (mì chính)

C. Gly-Ala-Val có 5 nguyên tử oxi trong phân tử

D. Poli(vinyl clorua) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp

Câu hỏi 31 :

Cho sơ đồ phản ứng (X, Y, Z đều là các chất hữu cơ):
X (C4H8O3) + NaOH → Y + Z
Y + 2CuO → T (tạp chức) + 2Cu + 2H2O
Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Đốt cháy hoàn toàn một 1 mol Z thu được 1 mol CO2

B. Y hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường

C. T có 1 nhóm –CH3 

D. X tác dụng với Na theo tỷ lệ mol 1 :1

Câu hỏi 34 :

Hiđrocacbon nào sau đây có thể làm mất màu dung dịch brom

A. Etan 

B. Etilen 

C. Toluen 

D. Benzen

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK